Thì gieo xúc xắc là trò may rủi chứ còn gì nữa, chỉ có thế tính đc xác suất thôi chứ ko thể dự đoán chính xác được. Nguyên lý bất định cũng tương tự thế. Chúa ở đây đưa vào mang tính biểu tượng thôi
Ôi, câu hỏi mà mấy ngàn năm nay con người hỏi hoài mà vẫn ko thống nhất đc đáp án Nếu hỏi theo quan điểm của mình thì mình sẽ trở lời là mình ko tin có Chúa vì mình là một atheist
nếu xúc xắc mang tính ngẫu nhiên hoàn toàn--> vậy có thứ k thể tiên đoán được r, tưởng là có thể có quy luật để đoán chứ. mà einstein cũng bảo k có cái gì tuyệt đối + luôn có quy luật mà, eistein cũng bảo "càng đi sâu vào khoa học tôi càng tin vào chúa", "tôi là người theo thuyết vô thần, đó cũng là một loại tôn giáo"
biểu tượng là một hình ảnh mang tính tượng trưng cho điều gì đó.Ở đây chúa theo ý con người là hình ảnh tượng trưng cho sự sáng tạo Ngày xưa khi con người còn nhìn vào thế giới tự nhiên với con mắt kinh sợ thì con người luôn cho rằng phải có 1 đấng tối cao nào đó sáng tạo ra thế giới này và nằm ngoài ý muốn của con người.Nhưng ngày nay khi con người phát triển khoa học và biết lợi dụng các quy luật đó để cải tạo thế giới thì càng ngày ko tin vào chúa
chúa có thật hay k thì t bỏ ngỏ, nhưng t thích cái ý tưởng k có một cá nhân nào là chúa ở đây cả vì k thích ai quy định gì cho mình thế thì thảm quá Cũng có thể giải thích chúa là biểu tượng vì con người luôn cần một biểu tượng và có xu hướng không tiếp thu những gì mình không hiểu.
À, chính xác thì gieo xúc xắc cũng tính được đó chứ: ví như lực tung lên thế nào, theo phương nào, lực hấp dẫn ra sao, v.v... chẳng hạn . Cơ mà vì cờ bạc vốn đc coi là trò may rủi do 1 người bình thường khó mà tính đc điều đó nên Einstein lấy ra để làm ví dụ minh hoạ cho quan điểm của mình thôi. Thì Einstein theo thuyết tất định hay còn gọi là quyết định luận khoa học (giống Laplace hay Marx), nghĩa là ông tin cái gì cũng có quy luật để giải thích và nhờ đó có thể dự đoán được tương lai của sự vật, hiện tượng, chỉ là con người có đủ kiến thức và hiểu biết để phát hiện ra quy luật đó hay không. Lý thuyết tương đối tổng quát của ông cho ông niềm tin đó. Còn nguyên lý bất định Heisenberg trong cơ học lượng tử thì cho rằng tính chất bất định là bản chất tự thân của thế giới vi mô , nghĩa là ko phải do con người thiếu kiến thức hay do ko có đủ thiết bị kỹ thuật mà bản chất hạt vi mô là ko thể dự đoán được. Có điều cơ học lượng tử hiện tại chỉ áp dụng cho thế giới vi mô (các hạt) chứ chưa xâm nhập vào lãnh địa của hấp dẫn và vũ trụ quy mô lớn. Nên giờ Stephen Hawking nuôi dưỡng giấc mơ xây dựng Theory of everything để kết hợp cả 2 lý thuyết hấp dẫn và cơ học lượng tử để giải thích cho toàn bộ vũ trụ là vì thế. Nói chung, chủ đề này hấp dẫn nhưng mình trình còi, chưa hiểu đc bao nhiêu
Nếu theo Einstein thì tức là tương lai là thứ đã được định sẵn và có thể tiên đoán dc? Nhưng hồi đó qua 1 cuộc tranh luận với Yukio và LS thì cả 3 đều thống nhất là: con người không bao giờ có thể thể tiên đoán được đúng 100% tương lai, dù trình độ khkt có cao đến mức nào đi nữa, vì như vậy sẽ dẫn tới việc rơi vào 1 nghịch lý. Nói theo 1 kiểu nào đó có thể dựa vào trọng lượng, hình dáng, góc độ rơi, vị trí rơi, hướng gió, vân vân ... để có thể tính được con xúc xắc sẽ rớt ra mặt nào, chỉ là con người chưa làm được:v
Ừa nếu theo Einstein thì tương lai có quy luật và có thể dự đoán được. Nhưng ông ấy ko nói rằng con người có thể tiên đoán được... Đó chủ yếu là quan điểm và niềm tin của ông ấy. Nói đến việc này thì hồi mình đọc 1 bộ truyện có nói đến tương lai và nó nói rằng số phận là cố định (trong spoiler). Còn hiện tại thì đúng hay ko vẫn chưa ai biết được... nên việc tin vào số phận hay ko vẫn là ở ta thôi... Spoiler
Tất nhiên Einstein ko bảo là tiên đoán đc 100% tương lai vì thế giới vật chất là vô hạn trong khi kiến thức của từng con người là hữu hạn. Tuy nhiên con người luôn có khả năng nhận thức được thế giới và trải qua nhiều thế hệ, mỗi 1 thế hệ chúng ta lại tiếp cận gần hơn với thế giới tự nhiên, chúng ta hiểu chúng rõ hơn nhưng ko bao giờ là nắm bắt trọn vẹn. Ví như loài người từ chỗ cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ đến bây giờ nhận thức TĐ chỉ là 1 hành tinh quá nhỏ bé trong thế giới bao la này; từ chỗ cho rằng 3 định luật Newton là chân lý vĩnh cửu đến thuyết tương đối của Einstein. Nói như Engels trong Chống Duhring: