Mọi người nghĩ sự kỳ thị tồn tại nhằm mục đích gì? Thực sự có cách để ngăn chặn sự kỳ thị không bởi mình thì nghĩ sự kỳ thị là cách phản ứng của con người trước sự khác biệt, loại bỏ nó sẽ giống loại bỏ tính ích kỷ.
One of the dwarfs I got to know was a guy named Clinton Brown. When he was born, he was diagnosed with diastrophic dwarfism, a very disabling condition, and his parents were told that he would never walk, he would never talk, he would have no intellectual capacity, and he would probably not even recognize them. And it was suggested to them that they leave him at the hospital so that he could die there quietly. And his mother said she wasn't going to do it. And she took her son home. And even though she didn't have a lot of educational or financial advantages, she found the best doctor in the country for dealing with diastrophic dwarfism, and she got Clinton enrolled with him. And in the course of his childhood, he had 30 major surgical procedures. And he spent all this time stuck in the hospital while he was having those procedures, as a result of which he now can walk. And while he was there, they sent tutors around to help him with his school work. And he worked very hard because there was nothing else to do. And he ended up achieving at a level that had never before been contemplated by any member of his family. He was the first one in his family, in fact, to go to college, where he lived on campus and drove a specially-fitted car that accommodated his unusual body. And his mother told me this story of coming home one day -- and he went to college nearby - and she said, "I saw that car, which you can always recognize, in the parking lot of a bar," she said. "And I thought to myself, they're six feet tall, he's three feet tall. Two beers for them is four beers for him." She said, "I knew I couldn't go in there and interrupt him, but I went home, and I left him eight messages on his cell phone." She said, "And then I thought, if someone had said to me when he was born that my future worry would be that he'd go drinking and driving with his college buddies -- " And I said to her, "What do you think you did that helped him to emerge as this charming, accomplished, wonderful person?" And she said, "What did I do? I loved him, that's all. Clinton just always had that light in him. And his father and I were lucky enough to be the first to see it there."
Kì thị mãi thì xã hội không có tiến bộ. Nếu ai cũng như ai thì có gì hay ho? Chẳng phải từ xưa tới nay mấy người đíp phơ rần (difference) đa phần là thiên tài hay sao? Như Leonard de Vinci, Albert Einstein, Steve Jobs, Cô-péc-ních,... toàn là khác biệt so với đa số mọi người. Kì thị chỉ làm chậm tiến bộ của xã hội, của khoa học kĩ thuật. Thay vì kì thị, ta nên học cách tôn trọng, chấp nhận, và tiếp thu cái mới (tiếp thu cái tiến bộ) Cũng vì kì thị mà xã hội phương Đông chậm tiến bộ hơn xã hội phương tây
Còn tùy kỳ thị cái gì. Không có dấu suy ngược lại. Trên thực tế thì khác người (hiểu là lối sống lệch khỏi chuẩn mực quá lớn) dễ thành vô dụng hoặc nguy hiểm cho xã hội hơn là thành thiên tài. Xã hội phương Tây racism đầy ra. Thể chế nào cũng phát triển theo hướng từ lỏng lẻo đến hoàn thiện cơ cấu chức năng, ngừng phát triển rồi suy tàn. Giờ phương Tây cũng không khác phương Đông thời thịnh trị là mấy. Mấy phong trào này thấy vô nghĩa bỏ xừ. Trước hết là vì kêu gọi chung chung đơn giản hóa vấn đề, toàn nhìn vào "cái xấu" mà nói, rồi lúc kết luận lại tổng quát hóa sai. Thứ hai là chẳng hạn muốn chấm dứt racism thì phải hiểu nguyên nhân racism rồi đề ra phương án, chứ nói mồm kiểu chicken soup for the soul thì thường người ủng hộ là người đã đồng ý sẵn rồi chứ chả thay đổi được gì mấy. Như gần đây nạn dân Syria dồn lên châu Âu, châu Âu không nhận thì bị gán mác racism, nhận thì trị an hỗn loạn. Dân châu Âu ghét dân Trung Đông cũng không phải vô lý, vì an ninh của họ bị ảnh hưởng. Chừng nào giải quyết được các mâu thuẫn đó thì mới bàn đến racism.
@lemming Dẫu biết Minh béo đã phạm tội ác không thể tha thứ. Tuy nhiên, bảo có nên dành cho ổng sự "kỳ thị" thì mình không. "Kỳ thị" chưa bao giờ mang lại nguồn năng lượng tích cực đối với mình, vì ghét người nào đó cũng mệt lắm. Não thì có hạn, đủ thứ để nghĩ mà giờ phải bận tâm những chuyện nơi đẩu đầu đâu. Xung quanh mình, có những trường hợp lấy sự kỳ thị để làm trò tiêu khiển - giải trí, thậm chí a dua theo phong trào. Kỳ thị kiểu bầy đàn thì dễ mất kiểm soát, nhiều khi dẫn tới những kết quả xấu cho chính khổ chủ lúc nào ko hay. Những người này chắc cũng rảnh, cần một chút muối cho đời đỡ nhạt, hoặc cảm giác hạ thấp người khác sẽ nâng họ lên?
Mà nghĩ xã hội vốn cân bằng, đã chia ra yêu thì cái ngược với cái đó sẽ thành không yêu, trọng thì cái ngược với cái đó sẽ thành không trọng. Xinh đẹp được ưa thích thì xấu xí bị bỏ bê, tài năng được săn lùng thì bất tài bị ruồng bỏ...Muốn công bằng với cái xấu thì cũng đừng bất công với cái tốt, kiểu muốn không kỳ thị người thất bại thì đừng tán dương người thành công nữa. Con người ta ai cũng đòi "công bằng, bình đẳng" mà chỉ đòi một chiều, chiều kia thì cứ ngày một làm quá lên, kể cũng buồn cười.
^ cmt trên đậm chất Fi @toycar t đã xóa comt vì nghĩ nó đi hơi xa và hơi lạc và khó diễn giải, không cần thiết. Ý tưởng của t k phải là ta nên kỳ thị Minh béo. Cả hai kỳ thị và ủng hộ đều không phải thái độ phù hợp của 1 xh tiến bộ <--đây là cái t muốn nói tới. Giờ người ta chưa tiến hóa đến mức phân minh, khoan dung. Tất nhiên xh utopia thì là lý tưởng, nhưng đó là lý tưởng, thực tế diễn ra có nhiều hơn hai trường hợp (tạm chia) thì người ta thường chỉ nhận ra có yêu/ghét, ủng hộ/chống đối. Giới hạn chọn lựa và chọn lựa phản ánh chủ thể chứ không phải đối tượng. Đây chỉ là một TH nhỏ trong vd về vấn đề văn hóa VN, cái t quan tâm chứ k chỉ đạo đức của cá nhân ai. Spoiler: klq Không có căn cứ cội rễ sinh ra trôi nổi để làm bình phong thoy. Nếu như ở Tây racism cao thì VN thấp hơn. Do vị trí địa lý và tài nguyên cho phép vn là nơi dung hòa, giao thoa giữa các nền văn minh, phương thức sản xuất thì lại quy định văn hóa xã hội. Xa xưa tài nguyên dồi dào chả cần cạnh tranh nhiều giữa các bộ lạc, tâm lý tiểu nông "trâu buộc ghét trâu ăn", phân biệt trong khoanh vùng nhỏ lẻ. Trong khi lại sính ngoại, yêu mến cái gì đấy thái quá. Kỳ thị là một dạng định kiến phân biệt sinh ra do 1 nhóm cảm thấy mình có lợi thế hơn và không muốn mất lợi thế bởi việc chia sẻ nó với các nhóm khác trong quá trình cạnh tranh sinh tồn. Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa. Cái này do self-esteem, tâm lý muốn mình hơn người khác, bởi có như vậy mới "ảo tưởng" rằng ta có khả năng sống sót cao hơn đám còn lại (Mà ng ta hay thích chiều theo ảo tưởng, phù phiếm, a dua...). Thực tế là k hẳn thế, "xã hội vốn cân bằng" @rae, chẳng thằng nào lên ngai quá lâu Chống lại kỳ thị: Chỉ có cách cho thấy việc chia sẻ ích lợi sẽ đạt được lợi ích chung cao hơn cho tất cả thì mới hóa giải bớt được. VD đơn giản: kỳ thị HIV chủ yếu vì muốn loại bỏ HIV, không muốn nó lây sang mình, thực tế ngược lại càng kỳ thị càng dễ lây lan :v <-- chỉ cho họ thấy cái này --> xã hội sẽ dần có thái độ phù hợp hơn. Vấn đề vẫn là nhìn nhận. Tất nhiên là luôn tồn tại một số nhóm có lợi thế tự nhiên sẵn có mà dựa vào đó phân biệt với các nhóm còn lại, như đặc điểm sinh học, vị trí vùng miền, của cải tích lũy,... --> cạnh tranh sinh ra để thúc đẩy việc chọn lọc. Nhưng cạnh tranh chỉ là một vận động nhỏ trong quá trình vận động chung lâu dài; kỳ thị = "loại trừ" và "từ chối" là hình thức cạnh tranh không lành mạnh, là mặt trái của cạnh tranh, --> gây bất lợi cho việc đạt được mục đích ban đầu. Muốn lợi ích cao hơn thì từ cá nhân tới tập thể phải "nhìn xa trông rộng", chứ bóc ngắn cắn dài thì lợi trước mắt, hại thì có khi còn nhiều hơn mà không thấy k biết --> cứ tiếp tục với định kiến cũ...vv.* Nhưng tự nhiên là vậy, cả sự thiển cận của con người, thế mới có nhiều chuyện bi hài để khóc cười :v. * Klq nhưng AE từng nhận xét một câu là: "It's easier to dismantle an antom than a prejudice". --- Qua trải nghiệm cá nhân thì tạm đúc kết, thử "bị kỳ thị" đi, ban đầu bạn sẽ không muốn chút nào đâu, vì nó đe dọa tới khả năng sống còn của bạn trong tập thể :v Mà có vẻ chủ thớt đang gặp rắc rối với đám đông nhỉ @Mara, bạn có bị kỳ thị và cô lập?
Qua quá trình cạnh tranh tự nhiên, đã có nhiều giống loài tuyệt chủng rồi. Loại bỏ hoặc dung hòa một cái gì đấy chỉ là các phương án lựa chọn mà thôi, tùy trường hợp mà cái nào phù hợp hơn cái nào. Giống như ở VN có nơi đập đê ngăn lũ, có nơi sống chung với lũ. Cái gì cần loại bỏ thì vẫn phải loại bỏ, bao dung không phải là điều gì cũng có thể dung nạp, đó gọi là hỗn loạn tạp nham rồi, chỉ nên dung nạp những gì phù hợp cho sự phát triễn, những gì không phù hợp, nhưng cũng không va chạm lợi ích thì giữ khoảng cách nhất định, và những thứ hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của mình thì dĩ nhiên phải bị tiêu diệt. Cái gọi là công bằng, bình đẳng là do tranh đấu đổ máu mà có được, không phải từ trên trời rơi xuống. Thứ quyền lợi được người khác ban cho (nhà nước, chính quyền) cũng chỉ là một sự ảo tưởng, cuối cùng mọi chuyện chỉ đơn giản là so nắm tay ai to hơn mà thôi.
Cá nhân mình tin rằng quan hệ xã hội trong xã hội loài người ko hề thay đổi. Qhxh ở đây gồm các cách mà các đối tượng xh tương tác với nhau và các vấn đề phát sinh từ đó, mà sự kì thị là một trong đó. Chừng nào còn sự khác biệt về ngoại hình, tầng lớp, giai cấp, nhận thức, tư duy... thì chừng đó còn kì thị. Và người ta hạn chế khi nó làm thiệt hại đến lợi ích cụ thể của một nhóm đối tượng chứ ko ai đòi xóa bỏ sự kì thị một cách khẩu hiệu suông, chung chung như thế. Những người thuộc nhóm yếu thế bị kì thị tự họ liên kết để đòi quyền lợi cho chính họ, chứ ko phải do người khác ban ơn giúp đỡ. Con người tuy có khác nhau qua các thời kỳ nhưng bản chất cốt lõi thì vẫn ko đổi, như mbti type ấy. Cho nên quan hệ xã hội ko đổi. Có khác thì cũng chỉ là bình mới rượu cũ. Hiểu được thì sẽ biết điều chỉnh những điều phải làm.
Cá nhân thấy kỳ thị tồn tại trong những cái đầu hạn hẹp, chỉ bởi không dung hòa và lý giải được nên mới có sự loại trừ và từ chối. Mà cá nhân thì hãn hữu hạn hẹp rồi, nhưng liên kết lại thì sự kỳ thị ghét bỏ sẽ ở cấp độ và hệ quả cao hơn. Riêng cá nhân thấy k cần thiết phải kỳ thị ai, an nhiên tự tại, chả tự làm khó mình, chứ ngoài đường đầy kẻ còn chưa buông bỏ, cứ ôm ấp cảm xúc tiêu cực không cần thiết :v