Thì phải kết hợp nhiều yếu tố với nhau mới khẳng định đc, chứ xét riêng từng yếu tố 1 cách siêu hình thì sẽ có 1 số type giống nhau yếu tố đó. Đó là còn chưa kể giả lập type nếu chỉ quan sát hiện tượng hành vì bên ngoài hoặc chăm chú quá vào 1 yếu tố nổi bật.
Nếu nói dựa vào các chi tiết nhỏ rồi suy ra là nghề của thám tử chứ không phải Se, chẳng phải việc có vốn kiến thức rộng để phục vụ cho việc phá án và kết nối chúng lại cũng thế sao? Riêng mình thấy việc đó không hẳn là biểu hiện của function nào. Làm sao biết được ISTP không cô lập như INTP và quan tâm đến giao tiếp xã hội hơn? Nó dựa trên functions nào?
Ừm, chỉ là thể hiện quan điểm thôi chứ khó mà đi đến thống nhất cuối cùng đc. Những cái mình nói là phân tích type nhân vật theo kiến thức và kinh nghiệm của mình chứ không phải "thích" kiểu nào là gán cho nhân vật type đó đâu
Thì ý mình bảo cái mà @Rose nói đó không phải đặc điểm nhận dạng riêng của INTP, nó là đặc điểm chung của nhiều type T hướng nội. Mình là INTJ cũng có các trait đó. Holmes có vài điểm giống INTP có thể vì tiến sĩ J.Bell (được Doyle dựa trên để xây dựng Holmes) là NTP. Còn Holmes giống ISTP bởi Doyle là STP, không thể bắt chước toàn bộ mindset của NTP trong toàn bộ diễn biến bộ truyện được. Kiểu tư duy của Holmes cũng là theo mindset Ni/Se (quan sát các chi tiết nhỏ để tìm ra vision of solution).
@Libera Scientia Ừm, mình cũng cho là vì là nhân vật fiction nên tác giả sẽ mix nhiều type cho nhân vật mình theo kiểu lý tưởng hoá hoặc theo kiểu mà mình mong muốn nên đúng là khó khẳng định đc thuần type nào. Chưa kể có khi tiền hậu bất nhất nữa. Chỉ là cá nhân thấy nhiều điểm rất đặc trưng của INTP nên thiên về type này thôi.
Tam Quốc chí diễn nghĩa: Lượng là INFJ. Lượng trong nhiều bộ finction là INTJ nhưng original giống INFJ hơn so với các Te user như Tháo Ý: cúc cung tận tụy đến chết (vua hèn mà không phế), yêu quân thương dân, khéo đoán ý người khác để ăn nói, hành xử hợp ý bề trên, ăn nói đi vào lòng người, cung cách điều hành hài hòa, không gây nhiều mâu thuẫn như đám kia. Bị: ESFJ hoặc ENFJ. Lý do tương tự như Lượng. Vũ: ISTJ, rõ ràng rồi. Vân: SFJ. Tháo: ENTJ. Ý: INTJ. Du: EXTP. Thấy biết ăn nói cư xử đc lòng họ Tôn. Khả năng là ESTP giống Zhukov .
Phi: ESFP Bố: ESxP Thống: xNTP Tuân Úc (phim): INFJ Chữ (phim): ESFP Dựa theo trên phim TQC mới thì 1 ENTJ (như Tháo) hầu như bị ảnh hưởng bởi tình cảm cực kỳ ít, nhưng lại thể hiện cảm xúc (fake) ra ngoài nhiều, so ra Ý (INTJ) ngược lại, có nhiều cảm xúc nội tâm hơn (1 tí xíu) ,nhưng lại hay che giấu, thể hiện một bộ mặt vô cảm ra ngoài. 2 nv này thể hiện 2 type ENTJ, INTJ khá thú vị, nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều điểm đối lập, và cả 2 lại có nhiều lúc rất childish, một điều mà Bị và Lượng chẳng hề có :v
Mình kết hợp cả 2 yếu tố: Thứ nhất là INTP có khuynh hướng tìm hiểu những thông tin xung quanh với biên độ lớn hơn rất nhiều so với một ISTP. Ví dụ nhé, nếu một INTP và một ISTP cùng đc giao đạo diễn một vở kịch thì ISTP sẽ đi tìm xem có vở kịch nào tương tự đã đc làm thành công trc đây rồi ko, nghiên cứu thật kỹ nó để học những kỹ năng cần thiết áp dụng cho vở kịch của mình; còn INTP thì khác, họ cũng đọc vở kịch trc đó như ISTP nhưng họ sẽ tìm nhiều thông tin liên quan hơn, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thậm chí cả những thông tin có thể nói là "bắn đại bác 3 ngày ko tới" . Vì INTP có cái bệnh hay tưởng tượng rất nhiều khả năng có thể xảy ra, đề ra mọi tình huống có thể để chủ động xử lý (có thể một phần cũng vì Ne ko có khả năng phản ứng nhanh như Se nên họ sợ phải đối đầu với những tình huống bất ngờ chưa đc suy nghĩ trước đó). Thứ 2 là, INTP ko chỉ kiếm thông tin đơn thuần mà hay kết nối chúng bằng các liên tưởng phức tạp, kiểu "nghĩ chuyện nọ rồi xọ chuyện kia". Trong "Chiếc nhẫn tình cờ", Holmes đã thừa nhận mình là dạng thám tử "phá án từ xa", ngồi nhà cũng có thể "xử" đc, cái này thì phải cần đến Ne chứ ko thể là Se. Vì ISTP có S nhưng INTP thì không. Cụ thể ISTP có Se, nên dù là type hướng nội có Ti chủ đạo như INTP nhưng cách thu thập thông tin cho Ti xử lý của ISTP là Se, cần phải "trực quan sinh động", phải hòa nhập với thế giới khi cần để lấy thông tin. Nên mình mới bảo INTP có thể "phá án" từ xa nhưng ISTP thì rất khó, họ phải lăn xả vào thực địa. Mình nghĩ Conan hay thám tử Poirot của Agatha Christie mới có Se rõ rệt hơn là Holmes. Holmes có vẻ chú trọng kiến thức và trí liên tưởng hệ thống rõ nét hơn rất nhiều so với hai nhân vật đó, thể hiện rõ nhất trong câu nói của Holmes: Các vụ án luôn có những nét giống nhau, chỉ cần ta rõ 1000 vụ án là có thể giải quyết đc vụ án thứ 1001. Kiểu INTP thường thế: khi họ nhìn 1 vấn đề nào đó họ sẽ ko dừng lại ở chi tiết mà đi sâu vào cơ chế cốt lõi, luôn đặt ra câu hỏi dạng "Cuối cùng thì bản chất của mọi vấn đề là gì?". Khi đọc Holmes, mình cảm nhận được điều đó rất rõ, Holmes luôn có vẻ "triết lý", "khái quát hóa" về tâm lý tội phạm, cơ chế hình thành động cơ cũng như mô thức hành động của hung thủ trong các vụ án rõ nét hơn rất nhiều so với các thám tử khác. Tuy nhiên, có thể như Libera Scientia nói, do Doyle là một STP nên dù muốn xây dựng một thám tử dạng NTP nhưng vẫn "vô tình" để lại 1 số dấu vết của STP như tính chính xác hay phản ứng nhanh của Holmes trong một số tình huống thực tế. Mặc khác, nếu muốn, vẫn có thể giải thích theo hướng thế này: những tình huống ấy thông thường đã nằm trong dự tính của Holmes và Holmes đã chuẩn bị sẵn cho tình huống ấy. Một INTP vẫn hoàn toàn có thể làm chủ tình thế nếu như tình thế đó họ đã dự liệu trước rồi. Ví dụ như Yukio có một nhận xét rất chính xác là INTP ngoài đời thường hay bối rối trước đám đông, đó là điểm yếu rất lớn của một INTP. Nhưng nếu như việc "đứng trước đám đông" là một tình huống INTP đã tính trước thì họ xử lý rất tốt, rất tự tin ko thua bất cứ 1 S nào. Hơn nữa, đó cũng có thể do xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp thám tử, cần phải rèn luyện sự nhạy bén đó. Mình thì tin rằng MBTI thể hiện khuynh hướng bẩm sinh, còn chúng ta vẫn có thể rèn luyện 1 số kỹ năng của 1 vài type khác khi hoàn cảnh đòi hỏi, khi chúng ta thực hành nó hằng ngày sẽ "quen tay" thôi. Và cuối cùng, ko ai hoàn toàn 100% type này hoặc type kia, chúng ta sẽ được coi là thuộc về 1 type nào đó nếu tỷ lệ % nghiêng về type đó là cao nhất. Tóm lại, rõ ràng ý định của Doyle là xây dựng 1 Holmes có type INTP, 1 kiểu thám tử đặc biệt như Holmes nói: "thám tử cố vấn" chuyên tư vấn cho các thanh tra như Lestrade (các thám tử thông thường có kiểu STP nhưng dạng "cố vấn" thì thiên về NTP nhiều hơn), và bản thân Holmes xem suy đoán là 1 môn khoa học có hệ thống, nghiên cứu bài bản, có thể áp dụng cho nhiều phương diện cuộc sống chứ ko đơn thuần là 1 cách thức chỉ để vận dụng phá các vụ án. Chắc vì tính chất khoa học đó mà MI6 - cơ quan tình báo Anh - cho mãi đến gần đây vẫn dùng phương pháp của Sherlock Holmes để dạy cho các điệp viên của họ. Cuối cùng, thường cùng type rất dễ "gặp" nhau, chắc có lẽ vì thế nên khi đọc Holmes mình cảm thấy có sự "đồng cảm", "tâm đắc" rất cao. Có cảm giác tương tự như khi đọc một số quan điểm về giáo dục của Einstein - vốn cũng là 1 INTP.