Châm ngôn của mình khi handle Fi là đừng tin những gì Fi nói, hãy nhìn những gì Fi làm. Fi user mình quen (và cả mình, dù Fi ở tertiary) có vài đặc điểm chung thế này: - Có thể rất muốn cái gì đó, nhưng thường nói mé mé qua cái khác cho người đối thoại tự hiểu (ví dụ muốn rủ đi ăn kem thì than "Trời bữa nay nóng quá" ). - Có xu hướng "nói và mong đối phương chứng minh điều ngược lại" (hôm qua có nhất trí với @Ngọc Tiến về điểm chung này). Là kiểu "Em bảo anh đi đi sao anh không đứng lại" ý . - Thường nhạy cảm với những ai họ coi là gần gũi (dù ngoài mặt họ có thể không tỏ ra như thế). Những ai gần gũi là ba mẹ, bạn bè thân thiết, anh chị em và...bạn. Fi type có thể nhẫn nhịn nếu như ai đó đụng chạm đến họ nhưng thường sẽ không nhịn nếu ai đụng đến người thân của họ đâu (nếu bạn là người thân của một Fi type, đặc biệt là Fi dom và bạn bị ai đó xúc phạm, bạn sẽ thấy họ ở bên bạn mạnh mẽ ra sao). Nên tốt nhất đừng làm gì có lỗi với người nhà hay bạn bè họ hay làm họ cảm thấy như thế. Có thể @NADI gặp vấn đề vì INTP thường hiểu thẳng và rất thẳng, thấy hợp lý là nghe chứ không vòng vèo coi "bạn ấy thực ra đang cảm thấy gì". Nhất là với Fi, rất hay có kiểu nói một đằng muốn một nẻo nên INTP (và các T khác) dễ bị confused vì không hiểu tại sao mình đã "làm đúng những gì người ấy bảo" rồi mà vẫn bị đe nẹt. Lại thêm một đặc điểm chung của nhiều bạn thuộc các type khác nhau là "nghĩ ai cũng giống mình", nên nhiều bạn Fi coi INTP (và các T khác) không chân thành với họ (vì không nắm bắt được những gì họ muốn), và nhiều INTP coi Fi là "vô lý, khó hiểu, quá đáng" cũng ... hợp lý thôi. Cũng nên tâm niệm trong lòng là các type có Fi dom là INFP và ISFP rất kiên định trong tình cảm dù đôi khi họ nổi nóng với bạn hay vô lý ra sao đó (INFP hay ISFP vào confirm xem nhé ). Đặc điểm này ở ENFP và ESFP thì không rõ rệt lắm vì có Ne hoặc Se dom nên dù sao họ cũng thích hướng tới trải nghiệm mới hơn. Khi một Fi dom quyết định tiến vào một mối quan hệ thì bạn có thể yên tâm với cam kết của họ, vì từ bỏ mối quan hệ một cách dễ dàng cũng là họ tự phản bội lại chính mình. Hiểu được điều này thì bạn sẽ dễ kiềm chế bản thân hơn, không dễ dàng nổi nóng hoặc cuống quýt lên vì đôi khi Fi cũng ... như trên á. Nếu muốn gắn bó lâu dài với Fi thì nên học cách tôn trọng, yêu thương họ và cả môi trường xung quanh họ nữa. Học cách thể hiện điều đó ra cho họ thấy bằng hành động bên ngoài. Và nhất là kiên trì. Mình biết là với T type thì chuyện "thấu hiểu ai đó bằng cảm xúc" là rất khó hay có thể nói là không thể khi chúng ta còn trẻ như bây giờ. Nhưng đó là cái không thể thay đổi trong một sớm một chiều thì chúng ta nên chấp nhận và không nên quá băn khoăn với nó. Khi bạn INFP kia đã chấp nhận một mối quan hệ với bạn, thì có nghĩa là bạn đó chấp nhận được những sai khác đó (nếu không thì INFP không bao giờ đồng ý tiến vào quan hệ đâu, vì giá trị nội tại của họ rất mạnh). Họ khắt khe, hay đưa ra những chuẩn mực là vì mong muốn bạn tốt lên để phù hợp hơn với những giá trị bên trong họ, chứ không phải họ không chấp nhận bạn (tâm niệm điều đó nữa). Mối quan hệ với Fi ở giai đoạn đầu dễ làm các type T bị ngợp vì rất nhiều yêu cầu của họ làm bạn không hiểu họ muốn gì, nhưng chỉ cần bạn kiên trì thì mối quan hệ đó sẽ rất bền vững (ít nhất từ phía họ) và đến một ngày nào đó, khi họ tin tưởng bạn, họ sẽ tâm sự với bạn những gì họ thực sự nghĩ thôi.
Chuyện ưa ngọt thì chắc xem lại : ))), có thể tùy người, có thể nó là 1 sự hiểu lầm của biểu hiện thông qua lời nói. Nhưng nói họ cần sự tôn trọng thì có lẽ chính xác hơn. Và.. một cách sâu sắc và trung thực, chứ không chỉ bề ngoài.. cũng tùy INFP, với mình thì mình cực ghét cái bề ngoài - tức thể hiện ra để làm vừa lòng nhau nhưng trong lòng thì trống rỗng. À, với.. tuy cùng 1 type, nhưng giới tính, văn hóa vùng miền cũng ảnh hưởng ít nhiều.. Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa như trải nghiệm, tuổi tác,.. Nên theo mình, để hiểu 1 Fi hay bất kỳ ai khác thì chẳng cần tìm hiểu đâu xa xôi.. chỉ cần thật sự quan tâm đến người đó Còn việc tranh luận thẳng thừng.., mình có bạn khá thân là INTP và bạn ấy cũng rất thẳng thừng với mình, nhưng chẳng việc gì cả, vì mình biết bạn ấy quan tâm đến đề tài tranh luận và cả 2 đều muốn ra vấn đề, trên cương vị của 2 kẻ ngang bằng (chứ không một "khôn lõi" dạy đời người kia, còn một khư khư coi giá trị của bản thân là tốt nhất), niềm tin đó giúp mình không cảm thấy bị tổn thưởng : ))) Với mình thì có thể, nhưng (cũng như ý của bạn) để được kiên định thì cũng cần có cái gì đó để bám vào.. và nếu điều bám vào đó bị phá vỡ.. hoặc cảm thấy không còn phù hợp, thì lòng cũng có thể sẽ "nguội lạnh" một cách kiên định...
@cercavie01 Điểm này sẽ xem lại. Ừm Vấn đề mấu chốt là niềm tin. Mình cũng nghĩ mình nên kiên trì hơn để tìm ra giải pháp. @HN. "Ưa ngọt" ở đây chỉ là một từ ám chỉ. Nên hiệu chỉnh chính xác hơn để bạn rõ thêm về định nghĩa của mình trong trường hợp này, là "ưa sự tinh tế". Sự tinh tế không chỉ đến từ bên trong hay bên trong ngầm hiểu là đủ, việc "nói ra" đôi khi cũng cần rèn luyện sao cho đúng mực. Nói ra cũng là một hành động biểu hiện về bề nổi, tuy nhiên nó phần nào xuất phát từ tư tưởng bên trong, nên sẽ thể hiện một phần của việc sâu sắc. Giao tiếp tinh tế cũng là một điểm thể hiện sự sâu sắc. Đó là lí do mình nói người ta "ưa ngọt". Nếu như chỉ cần hành động hay sự tôn trọng từ trong lòng là đủ, mình không nghĩ đã gặp nhiều vấn đề như vậy. Còn về chuyện "khôn lỏi", có lẽ do nhận định nhầm lẫn cá nhân qua cách mà người kia thấy thôi. Việc đôi khi mình phát biểu thẳng thắn lại bị người đó đánh giá là "trả treo". Chuyện này chủ yếu liên quan đến "cách biểu đạt". Nên đang rút kinh nghiệm bằng cách tìm các cách thức diễn giải khác nhau (theo như @cercavie01 từng nói là "để cho người kia dễ nghe hơn") Yep. Cái này đồng ý. Như từng biết, "con người ai cũng vốn có giới hạn của mình". Đồng thời cá nhân người kia có hai tư tưởng rất rõ ràng từ khi bắt đầu mối quan hệ: - Đôi khi để ở bên cạnh một người, sẽ cần phải chịu đau với những cái gai của người ta dựng lên xung quanh mình. (1) - Nếu muốn duy trì một điều gì đó thì cũng cần có niềm tin làm vật mốc. (2) Cám ơn vì lời khuyên.
@HN: "Tưởng ai cũng giống mình" là cái bịnh loài người đó. INFP có cách quan tâm của INFP, INTP có cách quan tâm của INTP. Hoặc INTJ như mình thể hiện sự quan tâm bằng cách giúp người ta xử lý các vấn đề cuộc sống. Không thể vì người kia khác mình mà đánh giá họ thế này thế nọ, thật lòng hay không thật lòng, quan tâm hay không quan tâm. Có một câu mình thích là "Be the best version of yourself". Giúp người đó tốt lên, nhưng là tốt lên so với người đó, phát huy tốt hơn ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của người đó, chứ không phải bắt người đó suy nghĩ nhìn nhận giống mình, điều này gần như là không thể. NADI phải kiên trì để người kia nhận ra con người của bạn là như vậy và bạn vẫn thật lòng với họ. Tiếp cận với Fi mất thời gian lắm, không dễ chút nào đâu .
Nói thật là tớ cũng không biết . Thấy vậy à. Tớ nghĩ là anh chị em thường tính cách hơi trái ngược nhau (vd anh chăm chỉ thì em ham chơi, anh ít nói thì em nói nhiều) nhưng mà lại có điểm rất chung (vì là anh chị em ). INTP với INFP có 2 functions chung là Ne và Si, nhưng 2 functions đầu ra lại ngược nhau: Ti/Fi, Fe/Te. Nên tớ thấy na ná giống vậy. Cái này là tớ bịa ra thôi nha . Còn như thế nào, đúng sai thì chỉ bạn mới biết (vì tớ cũng chưa gặp đôi này ngoài đời bao giờ). Mà tớ thấy INFP thích chơi kiểu gián tiếp, tức là không thích nói thẳng mà nói gợi mở cho người đối diện tự hiểu
@NADI uhm, mình thích cái từ "tinh tế" , Mình bị cái tật giản lược vấn đề, phần vì mình cảm thấy vốn từ mình có hem diễn đạt hết được những gì mình muốn nói ra T_T... ,uhm, ý mình khi nói câu "chỉ cần thật sự quan tâm đến người đó".. khi thật sự quan tâm đến ai đó, mình nghĩ.. bản thân sẽ biết cách dung hòa với người đó.. dĩ nhiên là sẽ có mâu thuẫn xảy ra (vì mỗi người có cá tính riêng biệt), nhưng nếu dừng lại và "cảm" (mình không biết nên dùng từ nào thì rõ ý.. như bạn nói á, không phải chỉ "biết" và "nghĩ".. nó còn "tinh tế" hơn thế nữa)..thì có lẽ sẽ tìm ra cách dung hòa. Hihi, mình chỉ nói ra cảm nghĩ của mình để cùng tham khảo, và vừa để giúp mình nhìn nhận lại góc nhìn của bản thân nữa, nên mình hem có ý đưa ra lời khuyên, chỉ là chia sẻ hà ^^ @cercavie01 "Be the best version of yourself", mình cũng thích câu này và hoàn toàn đồng ý với bạn! Mình nghĩ thế này, ví dụ như mình là 1 INFP (chỉ là cái định danh theo mbti), mình sẽ đưa quan điểm của 1 INFP (hay chính xác hơn là quan điểm của bản thân mình) như 1 cách để chia sẻ góc nhìn, và bạn là INTJ hay INTP, bạn sẽ tiếp nhận theo cách của INTJ hay INTP và ngược lại. Tôi không thể biến thành bạn, nhưng sự tương tác giữa tôi với bạn, ý kiến chủ quan của bạn - nhưng là khách quan với tôi, giúp tôi nhìn nhận lại chính bản thân tôi, còn việc phát triển và thu nạp thế nào là do tôi quyết định - theo cách của tôi. Thêm nữa, : ))), mình đã đọc đi đọc lại đoạn đã viết trên kia để tìm xem vì sao bạn lại reply như thế.. cái vụ thật lòng ấy, mình thú nhận là mình đã có hơi "nhạy cảm" khi viết ra ý đó, chỉ là do mình bị nhạy cảm khi nghĩ đến - chắc do sự liên tưởng cá nhân đây... và viết ra cho thỏa cái sự nhạy cảm đó thui, chứ hem có ý đánh giá (chưa đủ dữ liệu mà )
Mình có một con bạn hồi lớp 10 tạm cho đến giờ tạm nghĩ là INFP (dựa theo xu hướng nhận thức qua xử lí việc, các mối quan hệ và một phần thế giới nội tâm của nó). Việc để bắt đầu chơi được với nhau và khá thân thiết thời gian sau đó phần nhiều là do mình chủ động (thường không hay chủ động, nhưng trong mối quan hệ với nó lại ở vị thế đó). Có thể hoặc do môi trường (hồi đó trong lớp cùng không chơi với ai cả), hoặc do nó còn thụ động hơn trong mối quan hệ. Nên so sánh tương quan với nhận xét trên của bạn, thấy khá giống trường hợp của INFP đấy: tức trong lòng thì luôn muốn thấu hiểu và kết nối với người khác nhưng việc tiếp cận lại là "chờ người ta đến để bày tỏ thành ý", hoặc là người kia phải tự hiểu (kể cả khi những emotional clue có được đưa ra hay không). @HN. Giả sử đặc tính nhận định ở trên đúng với hầu hết đa số INFP, thì vừa có những điểm sáng lẫn bất cập cho bản thân "chủng tộc" này. Thứ nhất là tình cảm và nhân sinh quan của INFP rất sâu sắc. Tuy nhiên, thứ hai, bên cạnh đó, việc không bày tỏ hoặc bày tỏ dè chừng/ dè dặt (dù chủ ý hay vô tình) thường sẽ khiến họ: (a) bị những người chưa hiểu đánh giá là xa cách/ che đậy, (b) chính bản thân INFP khi ko làm người khác hiểu dc mình sẽ cảm thấy bản thân cô độc, lại càng thu mình vào trong. Cá nhân là một người đứng trong mqh tình cảm với INFP nên gặp nhiều trở ngại, nhưng nếu trên góc đứng của một người ngoài nhìn vào, có lẽ đủ sáng suốt để biết họ cần gì, vì sao làm vậy và khi làm thế sẽ gặp những khó khăn ra sao. Không kết luận vấn đề nằm hoàn ở bên nào, nhưng cũng có lẽ như @cercavie01 nói: "nghĩ ai cũng như mình" là tật mà loài người khó tránh khỏi. Nên việc cũng chỉ muốn chúng ta có thêm cách nghĩ đa chiều: vẫn có những người nhận thức dc cách các bạn quan tâm, chỉ là cách họ phản ứng lại nói riêng và cách mỗi người chúng ta phản ứng lại nói chung dựa trên cơ số khác nhau mà thôi. Tất nhiên, là người trong cuộc, vẫn sẽ dính vào một vài trục trặc không mong muốn trong việc tương tác với nhau. Vì thế nên nghĩ việc chúng ta có những cuộc trao đổi thế này cần thiết trong chừng mực nào đó. Dù sao khi với một cái đầu không còn lửa, xu hướng chung của con người là vẫn luôn tiếp thu không ngừng để cải thiện mình với thế giới xung quanh.
@NADI haha, mình cũng có 1 người bạn INTP, bạn ấy cũng bảo với mình rằng bạn ấy rất hiếm chủ động quen ai.. nhưng khi quen với mình thì bạn ấy lại là ng chủ động ). Cái này khá đúng với mình - ở 1 chừng mực nào đó. Mình đang tự hỏi, liệu những "chủng tộc" khác ngoài INFP ra có những điểm này không? Những là những bạn hướng nội ấy?
Nghĩ còn cần tuỳ thuộc: - Yếu tố nào hướng nội? - Yếu tố hướng ngoại đầu tiên là gì? - Cá nhân ấy quan trọng/ ưu tiên điều gì trong cuộc sống? - Khi thấy mọi người không hiểu có xu hướng thu vào hay giải thích?
Có hai thằng bạn nối khố gần nhà, mình và nó chơi thân từ nhỏ tới giờ. Lúc trước nói hai tụi nó làm trắc nghiệm. Một người là INTP còn người kia là INFP. Mình có chơi thân với thằng em họ trong nhà, kết quả trắc nghiệm của nó cũng là INFP nhưng mình thấy nó giống ENFP hơn.