Lòng tham

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Akechi, 18/12/16.

  1. Akechi

    Akechi Guest

    Thường ít có cái dục nào mâu thuẫn với hệ giá trị vì xã hội hiện đại bây giờ nó có rất nhiều giải pháp. Chỉ có hệ thống càng yếu thì càng đàn áp cái dục đi thôi, như kiểu VN ngày xưa cắt tóc khác, nhuộm tóc, để tóc dài là bị chửi.

    Với khi t viết topic này là hướng đến tác dụng của lòng tham chứ không phải là kiềm chế, phê phán hay tiêu diệt gì cả. Kiểu nó có sự linh hoạt, dung hòa được nhiều cái.
     
    rogp10 thích bài này.
  2. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Nhu cầu còn phát sinh từ sinh lý nữa chứ đâu chỉ do tâm. Mà thực ra không hẳn là diệt dục mà là dung hòa lại các dục không thích hợp để khỏi sinh ra ham muốn chiếm hữu, chứ kiểu luyện sao cho thấy đồ ăn ngon không chảy nước miếng hơi bất khả thi.

    Lòng tham bản chất là need thôi, kiểu chênh giữa hiện thực và tưởng tượng, hễ thiếu thì bù vào cho đủ. Còn không có lòng tham thì đủ từ đầu. Nên tham hay không tham cũng huề vốn. Mà mỗi con người trong một hệ thống đều có một mức có thể đạt được thôi, tưởng tượng vượt quá mức đó thì dễ thành bất đắc chí không thỏa mãn. Muốn giới hạn thì tưởng tượng ít đi.
     
  3. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Ý đang nói tới nguyên nhân có thể kiếm soát dc để suy ra giải pháp tương ứng, chứ ko loại trừ nguyên nhân bất khả kháng như sinh lý. Và như rae nói, người ta dung hòa các nhu cầu có tính xung đột với giá trị nội tại chứ ko ai tiêu diệt. Dục ko xấu mà bất cứ cái gì quá giới hạn mới xấu, mà cái này thì tùy vào cơ địa với các yếu tố riêng của mỗi người. Còn giới tu hành có thất bại trong tiết dục là vì họ ko biết cách gắn liền nó với lợi ích thiết thực.
     
    Last edited by a moderator: 19/12/16
  4. dolphin

    dolphin Guest

    Con người là giống loài tham lam nhất thế giới. Biểu hiện cơ bản là luôn muốn đoạt quyền tạo hóa. Lòng tham không xấu, nếu biết dùng đúng cách(giúp loài người phát triển, vươn ra ngoài sự kiểm soát của tự nhiên....) Ngược lại, càng tham, mà không có phương pháp giúp đạt đến ngưỡng tham đó, hoặc không có điểm dừng, hoặc sai một ly đi một dặm, sẽ gây ra nhiều hậu quả không như ý muốn.
     
  5. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nói chung những bản tánh tự nhiên của con người ko có tội hay xấu xa gì. Vấn đề là có hợp đạo hay ko. Dân kinh doanh thì phải có tính tham lam mới thành sự được. Nhưng cũng đồng thời phải đem lại giá trị cho xã hội nếu ko muốn bị đào thải. Đó là quy luật tất yếu. Quả dục/tiết dục mà cái gì ham muốn vô độ thì cũng vô nghĩa. Hữu dục mà tự biết đủ, ko muốn cái ngoài tầm với thì vẫn thuận tự nhiên.

    Mà nhân nói về sợ hãi, cái tính này mới hay. Thường người ta sợ những gì họ ko/chưa biết. Nên sợ hãi ko phải là thứ gì đó phải loại trừ(kiểu truyền cảm hứng "tôi tài giỏi bạn cũng thế"...), mà nó chỉ cảnh báo nhắc nhở về hạn chế hiểu biết của bản thân. Suy ra là khi sợ hãi trước thứ gì đó thay vì trốn chạy thì nên bình tĩnh tìm hiểu, hiểu rồi ko sợ nữa. Có thể nói càng trau dồi hiểu biết thì càng góp phần tăng lòng dũng cảm thực sự(chứ ko phải hiệu ứng giả kiểu điếc ko sợ súng). Duy chỉ có thứ nên thực sự sợ hãi là chính bản thân, ko phải những thứ bên ngoài. Vì "thân" mỗi người là thứ ko đáng tin, như có câu nói rất hay(ko biết gốc từ đâu) là "kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình".
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.