Vấn đề công bằng

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi dfuz6, 20/8/15.

  1. ccl

    ccl Guest

    Mình cũng chỉ nói lên ý kiến của mình thôi, cả kể mình không được cộng mình vẫn nghĩ thế. Cuộc sống ở nông thôn khó khăn lắm đâu giống thành phố đâu.
     
    Winter Hexagon thích bài này.
  2. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Vấn đề ở đây chúng ta ko bàn về cảm xúc ghen tị giữa người được cộng hay ko cộng điểm.Ví dụ cộng điểm ở trên là để minh họa cho chủ đề đang bàn là sự công bằng.Do đó chúng ta nên dùng lập luận để chứng mình cho quan điểm của mình về sự công bằng.Lưu ý chủ đề này là sự công bằng tức là nó bao gồm cả cái ví dụ cộng điểm trên đó do đó hãy bàn về sự công bằng
     
    Thuytien, EvernaloneKZdfuz6 thích bài này.
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Theo lời Tân nhé, xóa mấy bài của nick cứu rỗi vì bàn lệch chủ đề. Mọi người cũng nhớ bám chủ đề khi tranh luận.

    Cái này bản chất là xóa bỏ độ chênh A-B bằng cách tạo ra một độ chênh mới B-A để bù lại. Đây là một cái trap tâm lý, thỏa mãn cảm xúc nên phần lớn nghĩ đó là "công bằng". Nhưng thực ra cách làm này lại tạo ra một độ chênh mới, một cái bất công mới gây lãng phí khủng khiếp hơn chứ không hề tạo ra công bằng. Hai cái sai theo chiều ngược nhau gây ra ảo giác với đa số rằng như thế là đúng, là hợp lý, nhưng thực ra tác hại còn lớn hơn.

    Đồng ý. Sự "công bằng" (trong ngoặc kép) vẫn được tuyên truyền là một kiểu mị dân, đánh vào cảm tính, theo kiểu hãy cho các đối tượng chịu bất công một cái lợi để các đối tượng này thấy thỏa mãn mà tiếp tục chịu đựng bất công kéo dài, thay vì tiến hành những cải cách mang tính hệ thống để tạo ra công bằng thực sự (phát triển hệ thống giáo dục ở vùng nông thôn, xây dựng các hệ thống đào tạo phù hợp với nhiều lớp đối tượng).
     
    EvernaloneKZ thích bài này.
  4. Tigris

    Tigris Guest

    Cộng điểm thì năm nào cũng có. Năm nay nổi lên là do gộp 2 kì thi lại với nhau, do việc cộng dồn và công khai số điểm hơn. Mình thấy kì thi này không phân loại được học sinh vì làm trên mặt bằng chung, cốt yếu để học sinh đậu được tốt nghiệp nên chỉ có những học sinh thật giỏi thì điểm mới khác, còn mấy học sinh yếu và khá điểm xêm xêm nhau. Việc đó cũng gây thiệt thòi cho những học sinh khá (chưa kể không có điểm cộng). Nếu có cộng thì chỉ nên lựa 1 điểm cao nhất thôi.

    Nhưng việc cộng điểm này nói chung không tạo được sự công bằng cho thí sinh. Các nước khác cũng không có vụ điểm cộng. Những thí sinh vào được đại học vì điểm cộng chứ không vì khả năng sẽ trở nên chán nản khi phải học chương trình không phù hợp với năng lực của mình và làm giảm chất lượng đầu ra. Tốt nhất là nên giúp đỡ và hỗ trợ các vùng sâu vùng xa về vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống, đầu tư cho trường học, giáo viên,...
     
    EvernaloneKZdfuz6 thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Ví dụ của Tiên gợi lại câu chuyện có thật của bạn anh. Có hai anh em là A và B, người anh A học rất giỏi nên được gia đình đầu tư đến tận răng, xin gì cũng được cho, học cấp 3 đã laptop smartphone rầm rầm (mà thời đó cũng phải 8,9 năm trước rồi), người em B thì kém hơn. Để cho B khỏi thấy "tủi thân", cứ mỗi lần nhà này mắng B là lôi A vào mắng cùng, thay vì đánh B thì đánh A.

    Câu hỏi là: Cách giáo dục như vậy, ngoài việc đem lại cảm giác hả hê (có thể có) của B, thì nó có tác dụng nào tích cực nào đến mục đích rèn luyện nhân cách và phát huy thế mạnh của hai người con hay không? Nó có thay đổi bản chất đối xử thiên lệch của người cha người mẹ (đem lại sự công bằng) hay không, có giúp cho người B học giỏi như người A hay không, có giúp cho người B phát huy được thế mạnh của bản thân hay không?

    Đây là ví dụ cho thấy rõ của "sự công bằng cảm tính", tạo ra 2 cái bất công chồng lên nhau để đánh vào cảm tính của số đông thay vì giải quyết bản chất tạo nên sự bất công bằng (do tư chất, trình độ, ý thức, cơ chế, định hướng xã hội etc), đồng thời trì hoãn việc giải quyết bản chất. Đấy là một trong những biến của các chủ trương "người nghèo bị bóc lột rất cực khổ, vì vậy chúng ta cướp của bọn người giàu chia cho người nghèo để người nghèo có cơ hội" trong các cuộc cải cách ngày trước, một chính sách sai lầm mà lịch sử đã chứng minh.
     
  6. lemming

    lemming Guest

    Mình thấy chính sách cộng điểm không (nên) hướng tới sự công bằng nào cả. Đơn giản là sự khuyến khích thôi. Quan trọng nằm ở người cân đo đong đếm và người điều hòa tất cả làm ntn. (Nhưng bản chất nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích nhóm, công bằng là sản phẩm của tư duy)

    Vấn đề ở đây k phải là cộng hay k cộng điểm = công bằng hay k công bằng, mà khuyến khích cho ai và đã xứng đáng chưa thôi.

    Theo mình thì ngoài đẩy mạnh đầu tư điều kiện phát triển giáo dục-kinh tế-văn hóa cho vùng sâu xa khó khăn thì công tác điều tra xã hội cần sát sao, chính xác, chứ anh cầm quyền mà cứ lơ mơ thế này thì đánh đấm gì, ngồi cãi nhau nhanh lên kẻo Tung Của nó xách hết loạt.

    À còn vụ Nhật và Việt Nam, nhường hay k nhường, thật buồn cười khi tranh cãi, so sánh thì vui thôi chứ tranh cãi thì ... đơn giản là cái gì cũng có đạo lý, lý do thì tồn tại muôn nơi, của người ta, k hiểu gì mà đòi đem áp dụng y xì của mình? :))
     
    Last edited by a moderator: 23/8/15
    AnitaWinter Hexagon thích bài này.
  7. lemming

    lemming Guest

    cộng đm k phải khuyến khích thi đại học, mà khuyến khích (bằng việc giúp đỡ) theo đuổi sở thích. Còn phạm trù đại học hay trường nghề bung bét ra sao thì lại khác. Mọi người có quyền theo đuổi ngành mình muốn. Tạo đk để họ theo đuổi như nhau. Cộng điểm chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa thể tạo được cái cơ bản là Điều kiện KT-XH như nhau.

    x ở khu M (đk khó khăn), lợi thế 1. y ở khu N (đk tốt) lợi thế 2, x và y nội lực như nhao = 1, vì 1+1<1+2, và vì không ai có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra nên những gì x có < của y chắc chắn. x và y cùng muốn Z, "thế y bảo là thôi, trình mày thì Z làm gì, làm cái ABC thôi à"? Khuyến khích ở đây là= 1; 1+1+1=1+2, y=2 k còn gì để nói. Ai đồng ý "..." thì thôi, tạm biệt. Điều này tương đương bọn thổ dân k có quyền tiếp cận văn hóa cấp tiến hơn mà nên đi làm việc săn bắn của bọn nó cho vui đời, xã hội cũng từ đó mà phát đạt.

    còn chuyện ai tuyển x,y qua cửa cần con số >=3, chuyện mn hiểu đúng/sai cái cửa ấy ntn, và sau cái cửa ấy là cái gì, khuyến khích = 1 không chịu trách nhiệm. Nếu M=N thì Khuyến khích 1 không còn ý nghĩa tồn tại. À nếu nội lực x>y-->good, hay x<<<y chả sao, khuyến khích vẫn là 1 thôi.

    Cần ở đây là sự động viên khuyến khích đúng đối tượng, thời điểm, địa điểm chứ k phải là khuyến khích cho hiện tượng nào đấy. Vd: khuyến khích k đúng thì sinh ra ỷ lại, hiểu sai vấn đề..vv..
     
    Last edited by a moderator: 24/8/15
    AnitaHuyên Linh thích bài này.
  8. Danryan

    Danryan Guest

    Thật sự thì mình cảm thấy rất thất vọng, rất thất vọng.
    Thứ nhất, vấn đề cộng điểm đếu phải là cái thằng VN nghĩ ra, mà là lấy từ thằng Khựa. Hiện nay thằng Khựa mình có thấy chúng nó cứ cắm mặt vào mà thi, chứ có kêu ca cái này đâu. Trước đây vấn đề cộng điểm ở VN cũng có bị kêu ca mấy đâu, chỉ riêng có năm nay là bị đánh hội đồng tơi bời. Do vậy, có thể vấn đề cộng điểm có vấn đề thật, nhưng vấn đề nhức nhối nhất năm nay không phải cộng điểm mà là công tác ra đề thi quá ngu (thanks @Thuytien) ! Vì đổ lỗi không đúng, nên ý kiến của các bạn mới bị gạt bỏ vì gây tranh cãi. Các bạn biết tại sao các bạn sẽ thua không? Bởi vì chính sách cộng điểm đang có hiệu quả!! Khôi hài đúng không, nhưng đúng đấy, bởi vì số lượng thí sinh KV3 thuộc các đô thị so với KV1 KV2 cộng lại chỉ là thiểu số mà thôi. Và cái nào có lợi cho đa số thì cái đó có hiệu quả! Nên nhớ, thiểu số dù có to mồm đến mấy thì vẫn là thiểu số mà thôi.
    Thứ hai, phải nhìn rõ vấn đề là tại sao đại học lại chơi cộng điểm. Bởi vì giáo dục không phải là một vấn đề giáo dục mà là 1 vấn đề xã hội, vậy nên chính sách giáo dục không thể nào xuôi được mà thường xuyên bị làm méo mó để bù trừ cho những vấn đề xã hội khác. Đó là chênh lệch về mức sống và chênh lệnh về cơ hội thứ hai, nhưng nổi cộm nhất là do tham nhũng ăn chặn nên đếu có nhiều tiền mà dư cho giáo dục. Cứ nói đơn giản dễ hiểu là chỉ cần 1400 tỉ (số tiền để xây 1 bức tượng) là đủ để 1 trường cỡ NEU đầu xư xây gấp 10 lần quy mô bây giờ, thừa khả năng đào tạo thêm cả đống sinh viên nữa. Nhưng việc nào ra việc đấy, xây tượng thì có hoa hồng, xây đại học thì có hoa cứt lợn.
    Vì vậy, chính sách cộng điểm là 1 cách để bù trừ cho 1 cái thiệt thòi A, bằng cách tạo ra 1 thiệt thòi B. Bình thường B nhỏ thì không ai nói gì. Giờ thì B to rồi thì đúng là có cái để bàn thật. Nhưng mình đặc biệt thật sự thất vọng về cái tư duy của các bạn trẻ là tìm cách xóa bỏ 1 bất công để trở về 1 bất công khác mà người ta đang muốn thoát khỏi nó từ lâu nay.

    Nếu A dở, mà B cũng dở không kém thì vấn đề là tìm ra C chứ không phải là quay về A! Và mình thất vọng là tuyệt đại đa số các bạn đều chỉ tìm cách hướng đến A hoặc B.

    Vấn đề là tìm ra C khó lắm sao? Không hề. Một thằng đầu óc tầm thường như mình chỉ cần 10p là có thể nghĩ ra 1 cái C tạm được nào đó.

    Bọn KV1, KV2 có hoàn cảnh, bọn KV3 có tiền (cứ cho là thế đi), giáo dục thì đang nát bét vì thiếu ngân sách. Vậy sao không tính thế này? Sao thay vì tuyển chỉ có 100 người/khoa/khóa đi thì tuyển hẳn 200 đi. Nhóm 100 đầu là nhóm đủ điểm theo đúng kiểu thi đại học bây giờ, nhóm 100 còn lại gọi là nhóm ngoài ngân sách đi, ví dụ trường ĐH quyết định tuyển thêm 100 sinh viên có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn 1 điểm hoặc 1,5 điểm đi, với điều kiện là họ phải đóng trội học phí hơn (giả sử ở ngưỡng thiếu 0,25 thì đóng 150% học phí, thiếu 0,5 thì đóng 175% học phí, thiếu 1 điểm trở lên thì đóng 200% trở lên học phí mức thường)

    Giả sử các bạn KV3 bị thiếu 1 điểm khoa mình yêu thích, mà trường ĐH vẫn sẽ nhận các bạn nếu các bạn chịu 200% học phí, các bạn đồng ý chứ?

    Và nếu điều này được áp dụng, các trường đại học có chất lượng sẽ có ngân sách được bổ sung nhanh khủng khiếp, sẽ có tiền để đầu tư cho cơ sở và chất lượng dạy học, như vậy sẽ tăng chất lượng học tập cho sinh viên, do vậy cho dù 1 SV có phải bỏ tiền gấp đôi thì cũng sẽ nhận 1 chất lượng giáo dục tốt hơn bây giờ, giúp họ có thể dễ dàng bù trừ bằng chuyên môn của họ sau khi ra trường.

    Và cách này cũng đỡ hơn là nhiều ông trên trời bảo là quay trở lại A, sau đó đổ cả đống núi tiền cho cái gọi là đầu tư giáo dục theo chiều rộng để thu hẹp khoảng cách. Mẹ kiếp, nhiều cái nghĩ trên giời quá.

    Nhưng việc cần làm, cần các bạn ủng hộ ngay lúc này đếu phải là C, hay quay về A. Việc cần các bạn ủng hộ lúc này là đuổi cổ thằng bộ trưởng giáo gục. Cái vụ thi đã be bét rồi. Nhưng cái vụ hồ sơ thì be bét hơn. Mình éo hiểu tại sao phải bắt các bạn sinh viên nộp hồ sơ kiểu khổ sở thế này, sao các trường không tự lập cổng hệ thống thông tin đăng ký rồi đăng ký qua mạng?

    Mình từng nghe việc một bạn gái phải đi lên trường ĐH mình nộp từ sáng để rút hồ sơ, xin rút trong 1 biển người, sau đó cũng trong 1 biển người như thế nộp lại hồ sơ với nguyện vọng khác. Bạn ấy và bạn cùng đi với mình cứ thế ôm nhau chờ đến lượt mình. Nghĩ cảnh trời nóng nực mà hành nhau từ sáng đến 5 giờ chiều mình thấy thật sự rất thương, nhưng không biết bù đắp bằng cách nào.

    Vậy nên không hiểu thằng bộ trưởng nghĩ gì. Nếu các bạn không muốn lứa năm sau lặp lại khổ sở này, thì tốt nhất nên tập trung vào việc thiết thực hơn là yêu cầu thằng bộ trưởng từ chức đi.
     
    Last edited by a moderator: 24/8/15
    Anita, 1967, maybells2 others thích bài này.
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Cộng điểm là giải pháp tạm bợ, misleading để che đây bất công vùng miền, trì hoãn cài cách chứ có thay đổi/cải thiện bản chất bất công ếu đâu. Vấn đề trung tâm là tiền đổ vào giáo dục lãng phí, thiếu hiệu quả, học một đằng thi một nẻo, cái cần giải quyết thì giải quyết tạm bợ vá víu, cái chưa cần làm thì lại làm. Nhiều chục năm rồi vẫn đâu đóng đấy thì còn tạm thời với tình thế gì nữa.

    Mình phản biện ý kiến của Minh nhé, nếu muốn tạo điều kiện cho các sinh viên vùng khó thì phải điều chỉnh lại test đầu vào để phù hợp với chương trình học. Tự tạo ra một cái chuẩn cao vống lên xong chọn một đứa không đủ điều kiện với cái chuẩn cao đó vào vì lý do "bạn ý nghèo nên cần được tạo cơ hội", nghe có logic không?

    Cơ chế tuyển sinh bây giờ không đem lại quyền lợi cho mấy bạn, chẳng có công bằng hay nhân ái, khuyến khích tạo cơ hội gì cả. Cứ lối suy nghĩ coi đại học là achievement để an ủi mấy bạn nghèo, là cơ hội đổi đời, cánh cửa đến tương lai thì nền GD này vứt đi. GD đào tạo nhân lực cho xã hội, đấy là mục đích xã hội của nó, không phải thành quả để mang ra an ủi bù đắp cho nhau.

    Giải pháp Dan đưa ra là chiến lược của các trường quốc tế: hạ mặt bằng đầu vào xuống, tăng học phí, xây dựng cơ sở vật chất để quảng bá thương hiệu trường và nâng cao chất lượng đào tạo. Đấy cũng là giải pháp đã được nhiều nước phát triển áp dụng. Và đồng ý thằng bộ trưởng cần phải từ chức.

    Cuối cùng là vấn đề nhân chủng học của người Việt nữa. Đây cũng là yếu tố đáng lưu tâm đấy, nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào giá trị.
     
    ThuytienGinny thích bài này.
  10. surphi10

    surphi10 Guest

    Mình nghĩ cái điểm dân tộc còn có lý do chính trị của nó nữa. Lo sợ dân tộc thiểu số sống cách xa trung tâm đất nước, dễ bị ảnh hưởng bởi các trường phái chính trị khác, cũng có nhiều dân tộc muốn tách ra khỏi Việt Nam v.v... nên việc khuyến khích các dân tộc thiểu số được đi học đại học tiếp cận với nền văn hóa dân tộc kinh, rồi có thể làm trong nhà nước hay về làng truyền bá tư tưởng v.v..
    Còn điểm ưu tiên những người được giải quốc gia mình hoàn toàn ủng hộ, cái này tuyệt đối công bằng.
     
    Thiên Di, 1967Thế Giới thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.