Mình cũng có ý kiến như c lúc đọc xong nhưng vẫn còn chỗ thắc mắc. Cái mình k hiểu mình đã đề cập trên để hỏi, rất rõ ràng. Ai có thể giải thích mình cảm ơn. Còn về chuyện thử thách hay k: mình thấy không cần thiết và lạc đề, cũng có thể là sự ngụy biện khi đẩy vấn đề của người đưa ra mệnh đề cho đối phương.
Cái hình này đúng này. Ni không thâm, không hẳn nghiêm túc, không phải cứng nhắc và cũng không bảo thủ. Bản chất của Ni là nó phóng tầm mắt vào structure đằng sau các sự việc một cách tổng thể, nhìn ra các connection bên trong bản thân sự việc đó nhưng để ý chi tiết lại kém, giống như một người nhìn địa bàn một vùng đất và một người đang di chuyển trên vùng đất đó vậy. Thuyết phục Ni dễ hơn thuyết phục Ne vì Ni close nhưng judging function đi với nó lại là open. Ne thì ngược lại. Ne tiếp nhận mọi thông tin nhưng còn cân nhắc, suy nghĩ, lắp ghép chán chê mới có kết quả. NJ càng lớn càng có nhiều thay đổi trong nhận thức còn NP ngược lại, càng lớn càng ổn định.
hình vẫn thế mà. sau khi lắp ghép cân nhắc chán chê (lược bỏ vài cái k cần thiết và đảo thought pattern) t mới đem vào
Ne đúng là có kiểu kết nối những thứ không liên quan cho lắm với nhau khiến nhiều người sẽ có cảm giác "lủng củng, rời rạc", mặc dù những kết nối của nó rất logic và liên quan (theo nó thấy). Ni thì tập trung vào main point, những thứ khác mặc kệ. Tuy nhiên liệu Ne-Ni có tách biệt như chúng ta vẫn thấy ? (Từ kết quả test function của bản thân) thấy có vẻ khá "vô lý" khi Ne của mình ổn, kéo theo đó là Ni cũng tương đối ổn, trong khi Se-Si lại fail nghiêm trọng. Nói tóm lại, theo suy nghĩ của mình, mọi thứ chỉ là tương đối, sự tồn tại của thứ này có liên quan đến những thứ khác, không có cái gì tồn tại độc lập 1 mình với những điều kiện lý tưởng để ta có thể khẳng định đâu là đúng, đâu là sai. Mà chắc vì vậy nên mới tạo sự đa dạng trong tính cách cá nhân ps : xin lỗi, dạo này mình đang rất nhảm nhí, vậy nên nếu có nói tào lao và không mang tính chất "khoa học khách quan" thì bỏ qua nhé
Theo những gì mình hiểu thì: Ni là Di Lặc (Tương lai) Se là Thích Ca (Hiện tại) Si là Nhiên Năng (Quá khứ) Còn Ne tốt nhất khỏi làm Phật :v @lemming Theo mình suy đoán, ý của EvernaloneKZ có nghĩa là: "Ne user thường thông qua biểu đạt của chức năng hướng nội khác VD như Ti , Fi , Si" cũng giống như việc Ni user: Theo EvernaloneKZ: Ne và Ni là 2 funtion "đa hình", được tổng hợp từ các funtion khác. Như Ni được bổ trợ bởi các funtion hướng ngoại thì Ne được bổ trợ bởi các function hướng nội(?) Cái này cũng cần EvernaloneKZ giải thích rõ thêm chứ Ne của mình cũng chưa đạt đến cảnh giới nhìn ra được huyền cơ trong đó. (Thật ra nó nhìn ra được nhiều cái cơ, nhưng mà nó mới dừng ở mức "hỏi cơ", "ngã cơ" chứ chưa đến mức "huyền cơ" ) Tiện thể thì theo thông tin cóp nhặt được từ kha khá các nguồn bên Tây, 4 type thuộc Ni & Ne dom tạo thành 1 tứ giác hợp nhau và thân thiết. Đặc biệt, nghe nói cặp đôi thần thánh (ideal match) trong MBTI còn là INTJ x ENFP, bên cạnh đó thì ENTP x INFJ cũng nổi không kém. Xin hỏi ở đây có Ni dom nào có bạn thân là Ne dom hoặc ngược lại: có Ne dom nào có bạn thân là Ni dom không ạ? =]]]]]
Ne giống như bạn tiếp nhận 1 đống thông tin, nhìn ra điểm chung, điểm dính dáng giữa bọn chúng, tất nhiên có dùng Si để lôi 1 số thông tin trong quá khứ ra để tiếp tục liên kết. 1 số ít thông tin ban đầu => ra 1 đống liên kết, thông tin mới. Và bạn sẽ dùng những quan điểm hướng nội của bạn (Ti/Fi) như 1 bộ khung, đắp cái đống thông tin kia lên, để xây nên thế giới quan của bạn. Ni giống như bạn tiếp nhận 1 số thông tin - Se bạn càng mạnh, bạn sẽ tiếp thu càng tốt những thông tin hiện có - sau đó bạn sẽ lọc thông tin, tìm ra cái nào chung, cái nào là bản chất, cái nào là quy luật, bỏ qua những thông tin là biến cố ngẫu nhiên (Ne thì lại rất giỏi tìm ra bọn này). Bạn xây nên 1 kho bản chất, quy luật như vậy, nói chung rất tinh chất. Nhưng để móc ra mà xài, thì cần Te/Fe xác định tình huống cụ thể đang diễn ra nên xài loại thông tin nào, vào lôi ra xài, theo dẫn dắt của Fe/Te mà bung tinh chất ấy ra thành những lập luận, hành động cụ thể. Còn nếu Ne mà đi với Te/Fe sẽ xảy ra tình trạng kiểu: chưa có quan điểm rõ ràng, trong tình huống này móc ra 1 đống thông tin này, tình huống khác móc ra 1 đống thông tin khác, Vì Ne có rất nhiều thông tin, liên kết đủ loại đủ kiểu => Bạn sẽ rất tào lao, tăng động, ko thống nhất. Nếu Ni mà đi với Ti/Fi thì với số lượng thông tin ít ỏi của Ni, khó có thể xây dựng được thế giới quan hoàn chỉnh, thế giới quan của bạn sẽ rất hẹp, và cô đặc (kiểu lỗ đen ấy), không thể bung ra mà xài đc.
Ni quán chiếu cả quá khứ và tương lai để nhìn sâu vào bản chất mà nên nó làm hai vị phật đc. Ne phật Di lặc vì chỉ nhìn ra các khả năng tiếp đó.
Klq cơ mà tổ lái là sở trường của Ne :v Liệu đó có phải là lí do chia nhóm có N thành NT và NF (không rõ loại N nào), trong khi chia nhóm có S ra là SP (Se) và SJ (Si)?
Mình có bạn thân là ENFP và INFJ, anh trai là ENTP Chém gió không hết chuyện luôn Mình nghĩ việc dựng nên những cặp đôi thần thánh như ENFP x INTJ là hơi quá và cũng gây hại vì nó không xét đến những yếu tố như điều kiện đời sống, khả năng, nhận thức, mục tiêu...và các yếu tố cá nhân khác khiến cho hai người thu hút được nhau, tóm lại là độ thần thánh của cặp này phụ thuộc tùy cá nhân. Tuy nhiên cộng đồng MBTI nói như vậy cũng có cơ sở. Dưới cái nhìn của INTJ thì : Về lý thuyết : - Cùng là N dom, sẽ có những mối quan tâm khá giống nhau. Ne có tính chất mở, gọi ra và tiếp nhận được những thứ lòng vòng khó diễn đạt của Ni và Ni có tính chất đóng vấn đề, tránh được sự lan man của Ne. - Có sự trao đổi cùng phát triển giữa hai cặp Fi-Te/Te-Fi (tương tự Fe-Ti/Ti-Fe ở ENTP và INFJ) Về thực tế theo quan sát của mình : - Mình thấy bản thân mình và rất nhiều INTJ mình biết bị hấp dẫn rất mạnh bởi ENFP , bất kế trình độ, tính cách, sở thích... (Lúc ban đầu thôi, in a relationship thì sẽ phát sinh vấn đề trong chính những thứ đó) ENFP đối với INTJ thì ít thấy sự hấp dẫn này hơn. - ENFP cho INTJ những ý tưởng hay, sự cởi mở, năng động lạc quan, còn INTJ cho ENFP kế hoạch, logic và sự hiệu quả để hiện thực hóa ý tưởng và đạt một mục đích chung. - Thường là mối quan hệ mang tính chất confidant. Họ hiểu nhau. Việc này rất thoải mái, không bị sự kiêu ngạo, khép kín (ở INTJ - vì ENFP cũng có cái tôi cao và những giấc mơ lớn) và cảm xúc giằng co (ở ENFP - vì INTJ không có nhu cầu cao về cảm xúc gần gũi ) cản trở như với những type khác. - Những cặp đôi INTJ và ENFP mình biết bất kể là bạn bè, đồng nghiệp hay vợ chồng, cha mẹ con cái đều thành công, có thể nói là quyền lực. Về cá nhân mình : - Mình có nhiều bạn là ENFP. Cả role model và nhân vật hư cấu mình thích cũng trùng hợp toàn ENFP. - Mình thật sự thấy họ dễ thương về suy nghĩ, quan điểm, đôi khi đáng khâm phục mặc dù tính cách thì thương không dễ. - Những người bạn tâm tình (confidant) tốt nhất. - Hai đứa này nếu cùng nhau thì nhất thiết phải có sự tham gia của một S vì quá thiếu thực tế :v Bonus: Theo mình sở dĩ cặp này được tâng bốc hơn hẳn những cặp khác cũng theo quy luật lý thuyết trên (như ISTJ x ESFP...) trong cộng đồng MBTI là vì những lý do khá ngớ ngẩn : 1. Tụi nó đều là N, do intuitive bias "Ne và Ni đều là function thông minh" trong MBTI. 2. Fi-Te và những thứ mang tính chất tương tự như Fi-Te (cái tôi, tự do, sáng tạo, tham vọng, facts, plans, hành động, sản xuất..) đang được tâng bốc. Cặp ENTP x INFJ cũng thần thánh mà không thấy nói nhiều bằng.
Một điều nữa về Ne và Ni. Đa số các trang nguồn nước ngoài hay có kiểu diễn giải như sau: High Ni : tập trung cao độ, nhắm vào một mục tiêu tổng thể cho tương lai, lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó High Ne : cởi mở, bao quát các khả năng, thích nghi tùy hứng, không kế hoạch, không mục tiêu cho tương lai, chỉ muốn hiểu các vấn đề. Điều này chung chung và rất dễ gây type sai do hiểu lầm, Ne user mình biết là những người tham vọng, có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng để đạt được nó, cùng cái nhìn về tương lai. Còn Ni users, nhiều người rất cởi mở , đa dạng, muốn tìm các khả năng ý tưởng mới, không biết hoặc không quá để tâm bám kế hoạch thực hiện một mục tiêu lớn nào cho tương lai cả. Vậy thì họ khác nhau ở chỗ : NI hoạt động theo kiểu đường thẳng, từng bước, từng bước, cái trước sẽ ảnh hưởng đến cái sau và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến tới mục tiêu. Họ có thể nghĩ : "Xét điều kiện X ở hiện tại thì 5 năm sau Y, rồi Z sẽ xảy ra. Nếu X thay đổi thì chỉ còn 3 năm sau. Nếu không có X, thì A, sau đó là B, và C sẽ xảy ra." Ne hoạt động theo kiểu cắt bánh mì để ăn dần, nhỏ lớn tùy ý. Họ sẽ đặt nhiều milestones thành tích trong việc quyết định mục tiêu tương lai, các milestones này thường thay đổi và không liên quan tới nhau. Họ có thể nghĩ : "Trong vòng 5 năm chúng ta sẽ thực hiện A, B, C, hoặc là tất cả càng tốt để đạt được X. Sau đó, nếu thích, 5 năm tiếp theo nữa chúng ta có thể chuyển sang làm D, E, F để đạt được Y." Đây là quan sát của mình từ những case người thật việc thật. NJ và NP có thể góp ý hay xác nhận nhé