Có lẽ điều quan trọng nhận thức rõ trong quá trình mỗi cá nhân phát triển là không có công thức chung nào vạch rõ con đường thành công. Chúng ta có mục tiêu và ưu tiên khác nhau, điều đó nghĩa là có những việc và thái độ khác nhau sẽ làm ta thoải mái về bản thân. Chúng ta cũng có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau là một phần của tính cách ta sở hữu. Hiểu rõ điều gì quan trọng với bạn Mỗi tính cách có quan niệm khác nhau về thành công. Tự nhận thức là mục tiêu phổ biến sẽ giúp mọi người đạt thành công cá nhân. Vì vậy nhiều người bị ám ảnh bởi những quan niệm của người khác về thành công, và họ không nhận ra điều gì thật sự quan trọng với họ. Đây hoàn toàn là điều bình thường. Chúng ta có những người ảnh hưởng quan trọng trong cuộc sống. Họ có thể có các giá trị cơ bản hơi khác chúng ta. Nếu trong trường hợp đó, quan trọng là bạn nhận ra sự khác nhau giữa cái chúng ta được dạy thực sự quan trọng và cái bản thân chúng ta tin rằng thực sự quan trọng vì sự khác biệt trong cách suy nghĩ. Nếu chúng ta dành thời gian và nỗ lực cố gắng làm vừa lòng quan niệm thành công của người khác, và bỏ qua hay coi nhẹ bất kỳ tin nhắn mâu thuẫn từ bản thân, chúng ta sẽ kiệt sức và khổ sở. Nhận ra cái gì thực sự quan trọng với bản thân là bước quan trọng nhất để đạt thành công cá nhân. Nhận ra điểm yếu và không lẩn tránh nó Trong khi cải thiện sự tự nhận thức và nhận ra mục tiêu thật sự có thể thấy rất tự do, chúng ta không nên loại bỏ những luật lệ của xã hội nơi ta ở. Ta phải nhận ra rằng hệ thống giá trị của người khác không kém quan trọng hơn của ta.Và ta phải chấp nhận rằng chúng ta sống trong xã hội mà một số tính cách nhất và hành vi nhất định phù hợp với công việc đặc trưng hơn. Đây là chìa khóa thứ hai sẽ mở cánh cửa về phát triển bản thân. Ví dụ, có những tình huống thích hợp thể hiện lòng thương và chu đáo (Feeling), hơn là logic khách quan (Thinking). Tương tự, có những tình huống ta sử dụng logic khách quan để ra quyết định thì những quan điểm chủ quan của chức năng Feeling là không phù hợp và không hiệu quả. Người có xu hướng Feeling (Tình cảm) sẽ có lợi thế tự nhiên hơn những người lý trí trong tình huống đòi hỏi lòng thương người và nhận thức cảm xúc người khác. Ngược lại, người có xu hướng Thinking (Lý trí) sẽ có lợi thế tự nhiên hơn người tình cảm trong tình huống đòi khả năng ra quyết định dựa trên dữ kiện khách quan. Khi ta học về tính cách bản thân và những loại khác, chúng ta được trao quyền hiểu biết tại sao mọi người khác hành động khác trong tình huống khác nhau. Khi đặt trong tình huống của Loại tính cách tâm lý, chúng ta có thể chấp nhận và hiểu hành vi người khác tốt hơn vì ta biết họ khác ta. Những hiểu biết này vô cùng hữu ích với chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không sử dụng điều này như lời bào chữa cho hành vi không phù hợp của mình. Trong khi nó hữu hiệu để nhận ra hành vi không phù hợp của người khác là do tính cách của họ, chúng ta không thể sử dụng cùng lập luận đó với mình. Chúng ta nhận điểm yếu bản thân, nhưng phải sử dụng kiến thức đó để chế ngự điểm yếu hơn là bào chữa cho hành vi mình. Chúng ta không thể chịu trách nhiệm cho hành vi người khác, nhưng có thể kiểm soát mình. Cho nên, nếu ta nhận ra ai đó dường như không thể ra quyết định khách quan độc lập với góc nhìn tình cảm, chúng ta nên nói với bản thân rằng:” Ah ha, đây là người tình cảm. Người này không sử dụng Thinking tốt, và đó là tại sao anh ta cư xử như vậy“. Còn khi chúng ta là người tình cảm trong tình huống trên, chúng ta KHÔNG nên nói với bản thân rằng “Tôi là người tình cảm, và không thể đòi hỏi ra quyết định dựa hoàn toàn trên thực tế và logic.” Cách giải thích cho hành vi này là cách dễ dàng thoát khỏi tình huống, nhưng nó củng cố điểm yếu ngày một yếu thêm. Đấu tranh để cân bằng Hầu hết điểm yếu gắn liền với tính cách là kết quả của chức năng chủ đạo vượt trội tới chừng mực mà các chức năng khác trở thành nô lệ của chức năng chủ đạo. Mặc dù đó là tự nhiên vì mỗi tính cách bị chi phối bởi chức năng chủ đạo, nó trở thành vấn đề khi chức năng hỗ trợ không được phép phát triển đầy đủ bởi vì chúng quá bận “phục vụ chủ nhân”. Trong trường hợp như vậy, tính cách có thể trở nên mất cân bằng. Tình trạng chức năng chủ đạo hoàn toàn che mờ những chức năng khác tương tự như một vương quốc bị cai trị bởi vị vua đàn áp bắt buộc nô lệ. Tưởng tượng vị vua ngồi xuống bữa tối trong lâu dài. Ông ta bắt tất cả người hầu chạy đến phục vụ bữa ăn (không quan tâm đến nhu cầu của họ) cho đến khi ông hoàn toàn no nê. Bộ trưởng ngoại giao, người đang mong có một công việc quan trọng ở nước láng giềng, nhận thấy bản thân làm đổ bia. Bộ trưởng nội vụ thì cắt gà quay thay vì giải quyết vấn đề kinh tế suy thoái. Mấy người khác thì tự gắp thức ăn cho bản thân, nhưng không bao giờ lấy được cái họ thật sự cần, và vì vậy trở nên suy dinh dưỡng, kém phát triển. Nhu cầu của nhà vua ngay lập tức được đáp ứng và vì vậy ông ấy khá hài lòng, nhưng ông là một vị vua vô tích sự. Chỉ biết là mọi người và mọi thứ tồn tại đơn giản để phục vụ cho ông. Ông ấy không có khái niệm Thành công xa hơn những nhu cầu thường ngày. Khi ông ấy không thấy điều đó, toàn bộ vương quốc phải chịu đựng. Cũng như vậy, tính cách phát triển với mục tiêu phục vụ chức năng chính hơn hết thường dẫn đến cá nhân bị mất cân bằng. Trong trường hợp xấu nhất, điểm yếu được thể hiện rõ đến người khác, và che lấp những điểm mạnh tự nhiên. Mất cân bằng mạnh là không phổ biến, và có thể dẫn đến kết quả stress vô cùng và liên tục. Hầu hết mọi người sẽ trải qua vài lần trong đời khi mà stress bởi những điểm mất cân bằng nghiêm trọng. Người trải qua điều này liên tục có những vấn đề cần phải giải quyết, và nên tìm kiếm giúp đỡ. Phổ biến hơn, chúng ta có thể thấy những người thể hiện cả điểm mạnh lẫn yếu của tính cách họ. Đó là điều tự nhiên và lành mạnh do mỗi tính cách được điều khiển bởi một chức năng chủ đạo, và những chức năng khác hỗ trợ nó. Chúng ta không tìm cách thay đổi bản tính tự nhiên của bất kỳ ai, hay đạt được cân bằng hoàn hảo giữa những chức năng. Theo như định nghĩa, một vương quốc cần vị vua để tồn tại. Tuy nhiên, một vương quốc với vị vua phát triển tốt và hiệt quả (chức năng chủ đạo) có những cố vấn am hiểu và tinh thông (chức năng hỗ trợ) sẽ phát triển mạnh hơn quốc gia cai trị bởi vị vua vô trách nhiệm được hỗ trợ cố vấn thiếu kinh nghiệm. Như ta có thể thấy, Cân bằng và Thành cong là hai vấn đề liên quan nhau. Chúng có ý nghĩa khác nhau cho mỗi loại tính cách. Một câu đúng cho tất cả tính cách là: Cân bằng là chìa khóa để thành công. Mở cánh cửa ma thuật Vậy làm thế nào chúng ta nhận ra cái gì thật sự quan trọng với bản thân? Làm thế nào nhận ra điểm yếu, và không trốn tránh nó? Làm thế nào chúng ta trở nên cân bằng? Làm sao mở cánh cửa ma thuật cho ta thấy con đường phát triển bản thân và thành công? Không có cách nhanh chóng nào làm bạn thành người thành công. Loại tính cách tâm lý là phương tiện mạnh mẽ trong hành trình trở nên xuất hiện, nhưng nó không thật sự là giải pháp. Nó là một mô hình sẽ giúp ta mở rộng hiểu biết về bản chất con người. Cải thiện hiểu biết về bạn và người khác sẽ giúp bạn tìm ra, đi theo hay mở rộng con đường của mình. Nhận thức và chấp nhận sự thật rằng một chức năng tính cách có thể có ích hơn những loại khác trong tình huống đã cho sẽ giúp bạn hiểu mối liên hệ của Phát triển bản thân đến cuộc sống bạn. Carl Jung nhận ra một quá trình phát triển bản thân gọi là Cá tính hóa, đó là cần thiết nhận thấy rõ con người đúng của bạn, xa hơn là nhận biết được Cái tôi. Nỗ lực của chúng tôi giúp người khác phát triển bản thân là nỗ lực cần thiết giúp họ nhận ra rằng quan điểm cá nhân và những ý tưởng của họ chỉ là một phần nhỏ, và càng cố gắng phát triển và bảo vệ “bản chất” nông cạn đó, càng đưa họ ra xa bản chất thật. Sự nhận thức này giúp đỡ tinh thần ở nhiều cách cụ thể, và cũng là một bước tích cực đẩy mạnh tinh thần mở rộng quá trình cá tính hóa. Vì mục đích làm sự nhận thức này dễ hiểm với phần đông người, bài viết của chúng tránh thảo luận hầu hết những lý thuyết phức tạp.