Nguyên lý toàn ảnh (holography)

Thảo luận trong 'Kiến thức Tự nhiên' bắt đầu bởi Anita, 13/5/17.

  1. liperdo

    liperdo Guest

    @Winter Hexagon nếu ở trong tầm em có thể trả lời thì em sẽ không bơ anh :)
    Ps: em cũng không dám đi vật lý lý thuyết, mấy cái sách phổ cập là diễn nghĩa rồi chứ bên lý thuyết người ta viết bằng ngôn ngữ toán học. :))
     
    AnitaWinter Hexagon thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Giờ mới biết trong này có nhiều cao nhân vật lý, mình vào hơi muộn

    Vì 13.8 tỉ là con số rút ra được từ việc đo lường khoảng cách giữa 2 thiên hà sau va chạm. Ý tưởng này dựa trên định luật Hubble, mô tả tỉ lệ thuận giữa vận tốc rời xa và khoảng cách giữa hai thiên hà/TD.
    v=H0*D
    v= vận tốc
    H0= hằng hố Hubble(mà cũng chả constant lắm vì chưa đo dc chính xác)
    D=khoảng cách giữa thiên hà và observer

    Nghĩa là tốc độ giãn nở cũa vụ trụ càng chậm thì tuổi của nó càng già, và càng nhanh thì nghĩa là vẫn còn đang trẻ. Thời điểm vụ nổ big bang có thể coi là khi 2 thiên hà va chạm nhau.
    t=D/v = 1/H0

    Đổi đơn vị từ Mega parsec sang km/mét sẽ ra t = ~ 13.8 tỉ năm

    Hình như là tranh luận xem nên hiểu về lưỡng tính sóng hạt của vật chất với tính chất sóng và hạt của as thì phải. Ánh sáng có tính chất sóng, và có tính chất hạt đã được chấp nhận rồi. Nhưng nó có nghĩa là nó biểu lộ tính chất sóng/hạt theo điều kiện quan sát khác nhau, chứ ko phải lưỡng tính có thể quan sát cùng lúc(tn khe đôi). Cho đến khi Broglie đề công thức mô tả tính sóng của hạt.

    Nguyên lý toàn ảnh theo mình biết thì đúng là có một phần trong lý thuyết dây, nhưng là một dạng diễn giải thôi. Hiểu theo nghĩa rộng tới mức coi vũ trụ là một hologram thì chưa có công thức toán nào dc biểu diễn cả. Cái này cũng ko chắc hóng cao nhân vào chỉ giáo thêm.
    Mình muốn theo vllt đây mà nhà ko cho, phải bỏ giữa chừng. Giờ lại quay về với nghề cài win dạo, à nhầm linux dạo.
    :24:
     
    Last edited by a moderator: 26/5/17
    Winter Hexagon, Anitaliperdo thích bài này.
  3. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    v = HD, D biến thiên suy ra v biến thiên theo thời gian, vậy thì làm sao dùng được công thức t = D/v?
    dùng mình hằng số hubble là ko đủ, trên thực tế người ta dùng phương trình friedmann và nhiều thứ phức tạp khác để ước đoán tuổi vũ trụ.
     
    Mặc MyAnita thích bài này.
  4. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Hawking được công chúng biết đến vì có cuốn vũ trụ trong vỏ hạt dẻ. Trong giới nghiên cứu còn nhiều cái tên khác như Hawking nhưng không được biết tới vì không chịu viết sách :D.
     
    Last edited by a moderator: 2/6/17
    liperdoAnita thích bài này.
  5. liperdo

    liperdo Guest

    Hawking nổi tiếng nhất là cuốn "Lược sử thời gian". Nếu muốn đọc sách lý thuyết phổ thông thì mình đề cử tác giả Trịnh Xuân Thuận và Nguyễn Ngọc Giao. :D
     
    AnitaYukio thích bài này.
  6. Mây Trời

    Mây Trời Guest

    :v k biết sao chớ mềnh đọc cuốn vũ trụ trong vỏ hạt dẻ thấy đau đầu muốn điên~T_T~
    Cứ phải nguậy ngọ suy nghĩ suy nghĩ suy nghĩ mà lại đọc cái nhận xét ở bìa sách là "dễ hiểu" mới thấy đáng sợ, maybe đó là cách giải thích dễ-hiểu-nhất-có-thể, nhưng mình thì thấy dạaaaaaaa-man
     
    Winter HexagonYukio thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Thì hằng số Hubble được tính từ các thông số mật độ rút ra từ pt Friedmann mà.

    Còn v trong t=D/v chính là c đấy. Coi khoảng cách từ observer ở TD đến một hành tinh/thiên hà là x năm ánh sáng, thì tuổi vũ trụ phải ít nhất lớn hơn khoảng thời gian đó(vũ trụ ko thể trẻ hơn cái nó chứa). Đây cũng là một cách khác để suy ra tuổi vũ trụ. Cum sao cầu già nhất rơi vào khoảng 12.7 tỉ năm<= vũ trụ phải già hơn số này. Còn để hiểu đầy đủ nhất về big bang thì phải tham khảo mô hình chuẩn Lambda CDM.

    Ở lĩnh vực nào cũng có vài ông dc truyền thông bơm lên như là đại diện cho toàn bộ vậy. Mà mấy ông đấy có quan điểm nào khác ngoài chuyên môn là kiểu gì cũng dc tôn như chân lý.
     
  8. liperdo

    liperdo Guest

    "Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ" rất may là có hình minh hoạ :)) cuốn "Lược sử thời gian" mới dễ chán vì khá khó hiểu và không có hình minh hoạ.

    Hồi trước cũng có cái vụ có ai đó kiếm được vật bay nhanh hơn tốc độ ánh sáng thế là báo chí truyền thông la ó "Thuyết tương đối" bị sai. Nói chung là truyền thông nhiều khi họ không hiểu về chuyên môn của bài mà họ viết.
     
    Anh ĐậuMây Trời thích bài này.
  9. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    @Haru Nakano: ý mình là khi vũ trụ dãn nở, D và v liên tục thay đổi, chưa kể ở vận tốc rất lớn đó, cơ học cổ điển ko còn đúng nữa, ko thể áp dụng công thức t = D/v

    @Mây Trời: nói là dễ hiểu nhưng phải có kiến thức nền tảng tương đối về vật lý. với cả a đọc cũng đau đầu mà^^
    đạo khả đạo phi thường đạo, nếu hiểu đc dễ dàng thì đã ko còn là đạo rồi =))
    trước thấy ở hiệu sách có quyển "cuộc phiêu lưu của mr tompkins trong vương quốc tương đối và lượng tử" khá hay và dễ hiểu đấy :))
     
    Mây Trời thích bài này.
  10. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Thì từ đầu giả sử tốc độ dãn nở của vũ trụ là ko đổi mà, H lúc đó coi như constant. Còn tính theo giá trị H hiện tại là đã tính cả mật độ trung bình của vật chất=>v bị giảm vì trọng lực rồi.

    Edit: à ừ mới xem lại ở trên quên thêm đoạn giả sử vào
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.