Giao tiếp, Ngôn ngữ và Âm sắc

Thảo luận trong 'Kiến thức Xã hội' bắt đầu bởi surphi10, 24/5/17.

  1. surphi10

    surphi10 Guest

    Nghe chủ đề có vẻ liên quan với nhau, nhưng thật ra là 3 chủ đề riêng rẽ mình đang muốn bàn luận/hỏi/chia sẻ.
    1, Văn hóa giao tiếp
    Qua kinh nghiệm đi làm/ đi chơi ở một vài nhóm/công ty, mình rút ra là để xác định xem mình có thể giao tiếp hợp với nhóm hay không, trước hết phải xác định xem mình có hợp với văn hóa giao tiếp của nhóm đó không. Cho đến giờ thì mình đúc kết được 3 kiểu văn hóa giao tiếp

    Một: Văn hóa kể chuyện:
    Đây là văn hóa giao tiếp mà người trong nhóm sẽ lấy các chủ đề thường ngày, các câu chuyện thú vị làm mồi để trò chuyện. Có thể kể đến như hôm nay có làm gì vui, có gặp được ai, quần áo dày dép v.v.. Văn hóa này thường xuất hiện ở nhóm có nhiều nữ (bất kể S hay N). Điểm mạnh của văn hóa này là giúp xây dựng mối quan hệ tốt.
    Cá nhân mình thì không phù hợp nổi với văn hóa này, nếu là bạn thân thì ổn, nhưng với một nhóm không thân thiết lắm thì những câu chuyện của họ làm mình thấy phiền phức.
    Hai: Văn hóa nói xàm (ý tưởng): Đây là văn hóa giao tiếp mà người trong nhóm đó chuyên gia nói xàm, chả có chủ đề, mục đích hay ý nghĩa gì, có cái gì xuất hiện trước mắt hay trong đầu là lôi ra chém tuốt. Điểm mạnh là người tham gia giao tiếp nếu hợp sẽ rất thoải mái, vui vẻ. Rất nhiều ý tưởng mới lạ và độc đáo được sinh ra từ văn hóa này.
    Ba: Văn hóa phân tích: Vâng đây là văn hóa tụ họp các nhà bác học, phân tích, bàn luận đàm đạo các vấn đề trên đời dưới đất. Chuyên giải thích tại sao, như thế nào, và sẽ ra sao các vấn đề từ deep nhất tới hot nhất. Điểm mạnh: Nâng cao kiến thức, thể hiện quan điểm v.v..

    Thường thì một nhóm sẽ có đa văn hóa, nghĩa là kết hợp các văn hóa với nhau. Mình thì mình rất thích văn hóa trong đó kết hợp giữa xàm và phân tích theo tỷ lệ tùy hứng.

    2, Người nước nào hợp với giọng miền Nam, giọng miền Bắc, giọng miền Trung?
    Giống giống như tiếng Anh thì có giọng Anh Anh, giọng Anh Mỹ. Người thích giọng Anh Anh sexy, người thích giọng Anh Mỹ ngầu lòi. Tiếng Việt thì sao? Khoan nói đến phân biệt cái hay, cái dở trong từng giọng, trước hết mình có một giả thuyết xem người nước ngoài nào thì phù hợp với giọng miền nào Việt Nam. Cụ thể:
    - Theo mình người Pháp, Mỹ hay phương Tây nói chung hợp với giọng Nam hơn. Vì phương Tây đa số giọng tần số thấp, ấm, rung cổ họng nhiều khi nói, (có vẻ) giống miền Nam. Lý do theo mình lý giải là các vùng phương Tây hồi xưa có dinh dáng đến miền Nam nhiều, nên miền Nam cũng ảnh hưởng ít nhiều.
    - Và người Trung Quốc, Nga gì đó nói chung hợp với giọng Bắc hơn. Vì giọng không dùng nhiều cổ họng bằng lưỡi và hơi, tần số cao, sắc sảo, (có vẻ) giống miền Bắc. Lý do tương tự trên, có thể là do hồi xưa, các nước này dính dáng tới miền Bắc Việt Nam hơn nên bị ảnh hưởng?
    - Giọng miền Trung thì bó tay :v Lý do tại vì miền Trung hồi xưa bị giằng co giữa 2 bên và không bị ảnh hưởng? => Giọng miền Trung là giọng gốc của ông bà ta?

    3, Âm sắc
    Chả là dạo này thấy việc nhiều phim, hay mấy clip trên mạng, hay cái gì gì đó, đôi khi họ dùng những câu, ngữ pháp đúng chuẩn tiếng Việt, nhưng nghe nó chuối chuối sao sao. Có vẻ họ bắt chước trong phim hay chương trình Mỹ, nhưng khi ở tiếng nước ngoài thì ngầu còn khi sang tiếng Việt Nam thì rất chuối. Do âm sắc và cảm xúc với ngôn ngữ, văn hóa 2 bên khác nhau. Vậy có ai khái quát được với người Việt nói tiếng Việt thì nên sử dụng âm sắc, các quy luật âm sắc như nào thì phù hợp không? :v
     
    Winter Hexagon, rogp10Anita thích bài này.
  2. Danryan

    Danryan Guest

    Giọng bắc là giọng gốc nhất trong các giọng việt. Và giọng HN là giọng mất gốc nhất trong các giọng bắc.
    Nếu để ý sẽ thấy giọng bắc ko phân biệt giữa L - N, ch - tr, d - r - gi, x - s ... vì đơn giản là tiếng việt gốc không có những âm này. Những âm này được bổ sung bởi các giáo sĩ người Bồ trong quá trình tạo ra chữ quốc ngữ.
     
  3. liperdo

    liperdo Guest

    Thực ra người TQ hợp với giọng miền Nam, tiếng TQ không đánh lưỡi được, nói trơn tru sao ấy. Nếu mà nói về tiếng Anh thì theo một nghiên cứu người TQ phát âm chuẩn nhất châu Á.

    P/s: trên đây là mình mới nói tới tiếng Quảng (phát âm khá giống tiếng miền Nam) và tiếng phổ thông (vốn nhấn vào mấy âm /s/, /sh/).
     
    surphi10Anita thích bài này.
  4. Anita

    Anita Guest

    Thấy người nước nào cũng hợp với giọng miền Nam hơn : )) Người ta thường khó bắt chước y hệt những gì rõ ràng quá(hoặc những gì dị biệt). Nên kiểu luyến láy, nhẹ nhàng, dịu ngọt sẽ dễ thấm hơn. Thế nên âm nhạc mới là ngôn ngữ chung của thế giới(chém thôi).
    Đồng ý vụ chia 3 kiểu văn hóa giao tiếp, trước đi làm toàn Một với Hai. Trên này thì hầu như là Ba :))
    Về âm sắc, chắc phải hỏi mấy người khoa thanh nhạc.
     
    liperdosurphi10 thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Giọng khác giọng chuẩn khác với giọng không có chuẩn. Với người không biết Tiếng Anh thì Anh-Anh cũng giống Anh-Mỹ. Cái chính là khi bắt đầu học thì bắt đầu với tiếng nào :).

    Tiếng Việt có khẩu âm giống các nước hàng xóm như Trung Quốc, Thái, sử dụng nhiều âm tiết đơn, nhiều luyến láy, không có âm nối, trọng âm. Người Việt phát âm Tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ phương Tây nói chung không chuẩn là do không quen sử dụng trọng âm và các âm gió.

    Tiếng Việt có thể gọi là thứ tiếng nôm na, vì phần lớn người Việt xưa xuất thân đồng áng nên không có nhu cầu trình bày cái gì chặt chẽ chính xác và nếu cần thì đã có chữ Hán. Tiếng Việt cũng không đòi hỏi nhiều cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ nên nếu đọc các bản dịch tiểu thuyết nước ngoài ra Tiếng Việt mà giữ nguyên cấu trúc lời thoại thì đọc lên thấy rất thiếu tự nhiên :).
     
    liperdo, surphi10Anita thích bài này.
  6. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    Nghe có vẻ có lý, nhưng giáo sĩ phương tây chỉ ghi chép lại tiếng Việt chứ ko phải sáng tạo, chúng ta có thể mượn các chữ cái của họ nhưng âm là của ta. giả sử ban đầu ko có các âm đó, hoặc chỉ có một dạng l - ch - d - x (n - tr - r - s), thì giáo sĩ phương tây cũng chỉ chép lại 1 dạng mà thôi, ko thể cùng 1 âm mà chép ra 2 phiên bản.
     
    surphi10 thích bài này.
  7. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    Cũng có khả năng vì bạn đã quá quen tiếng Việt, ko để ý đến ngữ pháp ^^
     
    Anitasurphi10 thích bài này.
  8. Danryan

    Danryan Guest

    Bạn có dám chắc là giáo sĩ chỉ ghi chép lại tiếng việt, còn âm là âm cũ không? Bởi vì tôi sẵn sàng lôi ra 1 đống tài liệu nghiên cứu chứng minh ngược lại nhưng chắc chắn bạn sẽ không sẵn sàng đọc vì nó rất dài đấy.
     
    Anita thích bài này.
  9. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    Em xin lỗi, e ko chắc, thế giới có gì lại chắc đâu. ngày mai đi ra đường, cứt chim rơi trúng đầu, thế là chết. @@
    Theo như (không chắc) em được biết, từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, âm tiếng Việt có nhiều biến đổi, nhưng các ghi chép chỉ phản ảnh lại biến đổi đó chứ ko tạo ra nó. chữ quốc ngữ được phổ biến (trong một bộ phận nhỏ) từ cuối thế kỉ 19, khi đó các âm v b tr nh l s ... cơ bản đã hình thành và giống ngày nay.
    Đúng sai chưa biết nhưng e xin phép đc nghi nhờ trước cái đã ^^
     
    Anita thích bài này.
  10. Danryan

    Danryan Guest

    Thế từ sau bạn ghi là "theo quan điểm cá nhân thì..." trước khi nói gì mà chưa có sẵn background cho mình nhờ cái nhé. Còn không thì bạn chịu trách nhiệm về giá trị những lập luận của mình.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.