câu chuyện về 1 người dân tộc nè ^^ tớ ko có dính vụ này, cơ mà tớ từng nghe chị tớ kể, ngày trước khi lên Lạng Sơn đúng thời điểm đi thi ý, nghe kể do nó thi muộn hơn mình, thì chị tớ nói, bài thi chỉ toàn chép, chị tớ còn giúp 1 đứa khác chép, và nó còn được điểm cao hơn mấy đứa chép theo cô giáo @o@ tất nhiên ko phải ở đâu cũng thế, bây h cũng khác rùi, cơ mà liệu có thể ko? Là do giáo dục ko chú trọng --> dạy và học ko đủ chất lượng? nếu chỉ cộng những người thi đại học, vậy những người ko thi đại học thì sao? o.O chẳng lẽ cứ để họ được dạy tiếp với kiến thức ko đủ đúng sao? @_@ mà thực tế, theo những gì tớ biết, các trường nghề hay cao đẳng vốn là trường dạy các em nghề để có thể tự kiếm sống, nhưng người VN cứ nghĩ chỉ có đại học mới sống được, tớ nghe là đại học thường cho những người chuyên sâu, muốn nghiên cứu, và sẵn sàng bỏ thời gian ra để làm thế --> họ vào đại học vì thế, ko có nghĩa đại học thì cao quý, còn mấy trường kia là giẻ rách, vậy tớ nghĩ, thử xem, rốt cuộc sai ở đâu? O.o Là do giáo dục ko đúng à? Hay do người dân, cái này thì tớ nghĩ do giáo dục rồi tới nhân dân sau ^o^ Vậy tớ nghĩ điều cần làm nên đầu tư đúng, ko phải ném tiền qua cửa sổ kiểu VN, vì rõ ràng là tiền chi vào giáo dục ko hề nhỏ, nhưng đi vào túi ai thì cũng chẳng rõ ^^ HẾT :-)
< Mình thấy công bằng là điều không tưởng. Có lẽ việc để nghĩ chỉ là làm sao cho 'công bằng hơn' mà thôi. > Mình không giỏi để đưa ra biện pháp gì cả. Mình chỉ muốn bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn-đề-cộng-điểm. Nói chung là cộng điểm thì có phần được đó là cộng điểm cho chênh lệch giữa các khu vực. Vì môi trường tác động nhiều đến con người đó chứ, cùng một con người nếu đặt trong các môi trường học tập khác nhau thì thành tích đạt được sẽ khác nhau. Tuyển tố chất để tiếp thu kiến thức, đâu phải tuyển lượng kiến thức trong thời điểm đó đâu. Còn về mấy cái kiểu: dân tộc thiểu số, hay con thương binh kiệt sĩ.. Mình nghĩ nếu cùng môi trường thì lý do gì mà họ lại được ưu tiên nhiều đến vậy? Những thứ như thế đâu ảnh hưởng đến tố chất con người. Nếu còn tiếp tục chính sách cộng điểm quá nhiều cho mấy người kiểu vậy, thì sẽ có nhiều bất công cho những người giỏi hơn nhưng lại được cộng ít điểm. Mà có thể vì thế mà trượt ĐH.
Ở đây mình xin nói rộng ra 1 chút ko tập trung bàn về việc cộng điểm nữa Bản chất thế giới này luôn vận động(tức luôn luôn có sự biến đổi,chuyển dời).Làm sao nó lại như vậy bởi vì nó đang chứa trong mình nhiều mâu thuẫn Trên thế giới này có vùng núi cao thì phải có biển sâu,có người giàu thì phải có kẻ nghèo,người giỏi thì phải có người kém.Những mâu thuẫn đó sẽ được giải quyết:những mảnh lục địa trên Trái Đất vẫn luôn dịch chuyển tạo ra nhiều trận động đất,núi lửa;kẻ nghèo phấn đấu giàu hơn để đạt được sự kính trọng,giàu sang như những kẻ khác;người kém phấn đấu để vươn lên bằng hoặc vượt những người giỏi trước đó Vậy rốt cuộc những mâu thuẫn đó phải được giải quyết thế nào sao cho đạt được nhiều lợi ích nhất?Đó mới là điều quan trọng.Ngày xưa,con người mâu thuẫn với nhau,cạnh tranh để giành nguồn lợi thức ăn của cải và họ giải quyết bằng chiến tranh hủy diệt lẫn nhau.Ngày nay,con người cạnh tranh tiền bạc,danh tiếng và họ giải quyết bằng cách đem hết tài năng ra thi thố ở các lĩnh vực kinh tế,kỹ thuật,công nghệ .... và sản xuất ra càng nhiều của cải vật chất hơn.Sự bình đẳng khó mà đạt được hoàn toàn 1 điều lưu ý nữa nên tách công bằng và bình đẳng ra.Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật chứ ko bình đẳng về phân phối của cải trong xã hội được Hình sau mô tả sự công bằng: Hình ảnh được lấy từ trang justice is more than equality | kathy escobar. Đơn giản:Công bằng là đưa cho mọi người thứ mà riêng mỗi người trong nhóm đó thích hợp nhất,bình đẳng là đưa cho mọi người thứ mà những người khác đều có
Nhiều người hay mắc fallacy bẻ cong nguyên nhân. Ví dụ, các mệnh đề như sau: "Đa số phụ nữ có năng suất làm việc thấp hơn so với nam giới trong các công việc đòi hỏi sức khỏe, sự tập trung" (1) và "Năng suất làm việc thấp dẫn đến thành quả tạo ra thấp và thu nhập tương ứng thấp" (2) sẽ dẫn tới "Đa số phụ nữ vì có năng suất làm việc thấp nên dẫn đến thu nhập tương ứng thấp hơn nam giới trong các công việc đòi hỏi sức khỏe, sự tập trung". (3) Chứ không dẫn tới "Phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới vì họ là phụ nữ" (4) (3) là mệnh đề đúng, (4) là mệnh đề bị bẻ cong, cố tình nhấn mạnh vào các khác biệt không có liên hệ trực tiếp với kết quả để làm sai lệch bản chất vấn đề. Chuyện công bằng cũng tựa như thế.
Trở lại chuyện cộng điểm nhé. Thế chính sách cộng điểm có phải cái hộp thứ hai hình bên phải của anh @Nhật Tân mà mọi người đưa cho thằng bé k?
Chính sách cộng điểm có nhiều mục đích, tuỳ đối tượng: 1. Tạo điều kiện tiếp cận nền giáo dục cao đẳng, đại học cho những học sinh bị kém hơn về cơ hội nhưng ko kém về tư chất, khả năng. Với ý nghĩa này, chả có cái gì gọi là kêu gọi lòng thương cả. Kêu gọi lòng thương thuần tuý là cứ cho mấy bạn nghèo khổ bất hạnh đi học hết mà không xét đến điểm số, khả năng gì cả. Còn cộng điểm là NN đặt giả thiết 1 bạn thi đc 24 điểm ở vùng sâu vùng xa nếu có điều kiện đc học hành tốt như các bạn thành thị thì sẽ thi đc 26đ chẳng hạn. Từ đó cộng 2 điểm vào cho họ. Mình nói thiệt chứ với cái kiểu tuyển sinh đại học như hiện nay: chỉ 1 kỳ thi chung, đề thi theo kiểu luyện gà (ai luyên nhiều, đúng "gu" cơ hội đậu càng cao), điểm chuẩn chung mà áp dụng cho những vùng miền kinh tế, điều kiện chênh lệch nhau như giữa trời với đất thì cộng điểm là cách ko thể khác hơn. Ai chả biết cách tốt nhất là nên cân bằng cái vế thứ 2 (điều kiện học hành, cơ sở vật chất, cách đánh giá thi cử...) nhưng cái đó giờ ko làm đc thì phải làm cái thứ nhất thôi. Thực tế mình gặp nhiều những bạn ở vùng xa, học hành cực khó, giáo viên thì xin lỗi... dốt hết sức, chả bao giờ có khái niệm "luyện thi" đc vào đại học nhờ cộng điểm. Các bạn ấy học cực giỏi, có bạn top đầu đại học, khối bạn thành thị điểm đại học cao ngất trời theo ko kịp. Đó là do các bạn vốn dĩ có tư chất, có khả năng thực thụ, chỉ cần có điều kiện là phát huy ngay. Cái này kinh nghiệm thực tế, ko phải lý sự suông. 2. Một kiểu chính sách xã hội, nhằm thu hẹp khoảng cách, mâu thuẫn giữa các dân tộc, các vùng miền, v.v... Cái này tương tự như chính sách "cơ cấu" trong tổ chức bộ máy nhà nước, ví như Quốc hội thì phải có chỉ tiêu bao nhiêu phụ nữ, bao nhiêu đại biểu tôn giáo, bao nhiêu người dân tộc thiểu số, v.v... 3. Cuối cùng là nhằm "trả ơn" cho các đối tượng có công với nhà nước. Nhưng mục đích thứ 1 là quan trọng nhất, hai cái còn lại là phụ thôi. Cái thứ 2 và 3 thì mang màu sắc chính trị (xét trên bình diện quốc tế như kiểu mấy thằng Ausaid, NZaid, Fulright thôi). Vấn đề là xây dựng tính định lượng cho chính xác trong chính sách cộng điểm thôi, nên thay vì phản đối cộng điểm thì hãy đề nghị xem xét lại việc cộng điểm thế có quá nhiều hay quá ít, sàng lọc đối tượng có chính xác chưa, v.v... Mà hiện tại gộp hai kỳ thi làm 1 với đề thi bám sát nội dung chương trình phổ thông hơn trước kia thì chứng tỏ BGD cũng đang cố thay đổi theo hướng tạo vạch xuất phát ngang nhau rồi, tin là tương lai việc cộng điểm sẽ dần dần giảm bớt.
Chính sách chỉ là công cụ điều tiết thôi, khó mà kết tội thứ vô tri vô giác ấy khi bản thân sự bất hợp lý của nó là do người sử dụng. Cộng thế nào – Hà Huy Khoái | Học Thế Nào
Ngày xưa mình cũng nghĩ thi đại học thì phải lấy điểm như nhau hết chứ, không thể vì lí do này nọ mà tìm cách bù vào sự chênh lệch trình độ được. Nhưng cũng ngày xưa ấy khi mình ôn thi đại học, mùa hè thiếu điện nên ở quê phải cắt điện triền miên suốt 40 ngày, bạn nào ở Thanh Hóa thử ngồi học trong hoàn cảnh không điện, không quạt giữa cái nắng nóng 40 độ thì biết. Trước ngày thi, mình cũng như nhiều bạn khác chen chúc trong những xe chật cứng suốt 200 km ra Hà Nội, rồi còn phải đi tìm phòng trọ, kết quả là mệt và ốm ngay trong ngày thi đầu tiên, chắc không có bạn nào ở Hà Nội vì lo quá mà cũng phát ốm, lúc đó mình chỉ mong các trường đại học sao không nằm ở làng mình đi mà lại nằm ở thủ đô, sao thành phố lại được ưu tiên sử dụng điện? Đồng ý rằng bản chất là dùng một sự bất công để xoa dịu một sự bất công khác. Nhưng thử cho các bạn thấp điểm hơn có cùng một xuất phát điểm mới như cùng một trường đại học chẳng hạn? Có bạn bảo "sao mày không muốn có bố mẹ khác luôn đi", nghe tưởng đúng, nhưng chỉ cần một chút tỉnh táo cũng đủ nhận ra nó chỉ là một kiểu ngụy biện đánh vào tâm lý tự trọng. thật hài hước nhưng mình cũng ước bố mình làm chủ tịch lắm ^^ Vấn đề không phải là cộng hay không cộng, mà là cộng bao nhiêu thì phù hợp, và chính sách quản lý nó hiệu quả. Nhiều bạn nghĩ ra được những phương án rất hay thay vì cộng điểm, nhưng trước hết nó vẫn là thứ phù hợp với tình hình hiện tại của VN. Thứ hai, cái cô gái trên tàu hỏa có muốn nhường chỗ hay không là quyền của cô ta, thái độ hay không là việc của người ta, do trình độ nhận thức của người ta, chẳng liên quan đên công bằng. Thứ ba, vì sao người Nhật không nhường chỗ là văn hóa của người Nhật, không thể đem văn hóa của nơi này áp dụng cho một nơi khác và nghĩ nó là đúng. Biết đâu đó ở Nhật cũng có người nói ở VN người ta bảo vệ người già, phụ nữ thế này thế nọ. Nếu các bạn muốn công bằng kiểu Nhật, hay công bằng kiểu Mỹ, ngày mai sẽ có khởi nghĩa vũ trang ở VN. Còn về việc nhà lãnh đạo muốn giảm phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch tri thức để giữ xã hội ổn định hay xoa dịu đám đông thì mình không dám bàn, chỉ công nhận là đề thì năm nay quá ngu. Ấy những lời lẽ không đủ tính logic, không có căn cứ khoa học vững chắc của mình, cũng không được trích dẫn từ những nguồn uy tín hay các học giả hàng đầu, chỉ là cuộc sống không chỉ có những quy tắc, mong các bạn nhẹ tay ^^
Mình không thấy việc cộng điểm là bất công cho người khác và cũng không thấy nó công bằng cho người được cộng. Băn khoăn về công bằng chẳng qua là nghĩ là điểm đại học cao có gì đó ghê gớm hay vào đại học là như đỗ trạng nguyên. Những người cậy tài học điểm cao hơn người rồi vào được nơi mà chưa chắc đã phù hợp còn tệ hơn. Học ôn thi đại học cũng chỉ là 1 tài năng như bao tài năng khác thôi. Nó không có tính chất gì cả. Thi đại học giỏi chưa chắc đã làm cái khác giỏi, mà điều này thường đúng vì mỗi người budget năng lực hữu hạn. Cách tư duy kiểu VN là làm cái này giỏi thì cái kia giỏi, hồi nhỏ học toán giỏi thì cứ như là siêu sao. Mình lớn lên thấy những đứa nào giỏi toán hay học chuyên toán đầu óc thường không bình thường. Như lão Ngô Bảo Châu được cái giải Fields về bày đặt lập viện này viện nọ, rồi sửa đổi hiến pháp, cứ như là Khổng Minh tái thế. Cuối cùng vẫn không có bước tiến nào so với lúc lão ấy về. Giáo sư toán thì cũng chỉ là 1 người bình thường như bao người trong xã hội phương tây. Một ví dụ khác là đa số những người thủ khoa đại học, huy chương quốc tế cách đây 10 - 15 năm giờ hầu như mất hút. Không hề có đóng góp đáng kể gì cho xã hội. Nói chung xã hội không thực tế, phù phiếm, hám fame, trọng những thứ rởm sến.