Chào các bạn, có một dạo mình tự kỷ ở nhà một thời gian dài, cuộc sống rất là nhàn nhã nên có 1 ngày nổi hứng làm thơ. Đây là tác phẩm đầu tay, chủ yếu nghịch là chính, không có ý theo nghiệp sáng tác. Gọi là thơ nhưng mà cảm xúc thì ít, hầu hết là triết lý. Nên muốn mang ra đây để mong nhận được sự phản hồi của các bạn về nó (cái bài thơ đó ). Gạch đá thoải mái vì mình làm thơ vốn không quan tâm nó hay/dở vs ai Tam giác Ba cạnh, ba đỉnh chỉ thế thôi? Cân, vuông, tù, nhọn,... tùy góc coi Trong em còn bốn, năm tâm nữa Chớ tiếc chi công sức vẽ vời Lãng tử mùa thu ( Nghệ danh nếu có xuất hiện trước thiên hạ) Mong các bạn bình luận về ý nghĩa của bài thơ cũng như suy đoán điều tác giả muốn gửi gắm (nói đến) qua bài thơ này
Sau khi đọc xong ngồi thống kê ra các tâm và gg thêm ra các thứ khác nữa. Hình tam giác là đa diện lồi ít cạnh nhất nhưng k phải vì thế mà nó ít chuyện. Khác với hai hình cơ bản khác, tam giác rất thú vị có lẽ vì con số ba của nó. Tam giác cũng năng động và phong phú hơn. Có nhiều loại tam giác nhưng chỉ có một loại hình tròn và vuông. Tam giác rất hữu dụng vì nó là đơn vị cơ bản thiết lập mặt phẳng euclit. Trong tâm thức con người tam giác có thể mang đến cảm giác mạo hiểm và trạng thái động hơn là hai hình tĩnh vuông và tròn. Bạn có thể làm thơ về các hình khác nữa đc hay k?
Cảm ơn bạn đã cho mình thêm nhiều ý kiến mới thú vị Khi làm bài này mình chỉ nghĩ về mối liên hệ giữa tam giác và con người. Đúng là mình vô tình sử dụng tam giác vì tính phong phú của nó dù bên ngoài hình vẽ đơn giản, nhưng khi vẽ ra đủ các tâm thì nhìn rất phức tạp, vì ko học sâu hơn nên mình thấy tam giác có nhiều thứ khác có thể vẽ thêm hơn nhiều so với các dạng khác. Bản chất về cách nhìn con người của chúng ta cũng thường thế, bởi không ai có đủ thời gian để tìm hiểu tất cả những người đi qua cuộc đời ta. Nhưng bản chất của mỗi con người rất phức tạp, như tam giác được vẽ thêm tất cả mọi thứ liên quan, chứ không hề đơn giản. Thứ nữa là tam giác là một hình biểu hiện cho sự không hoàn hảo, hay sử dụng để biểu diễn sự bất cân xứng: "được cái này thì mất cái kia" Ví như trong kinh tế có "bộ ba bất khả thi", trong quản trị dự án cũng sử dụng tam giác để nói về việc không thể đạt được toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án,.... Con người cũng hệt vậy, được cái này thì mất cái kia, không có ai thật sự hoàn hảo cả. Tất nhiên tam giác cũng có tam giác đều, con người cũng sẽ có "người hoàn hảo". Nhưng đó là tùy quan điểm của người nhìn, thế giới quan khác nhau thì góc nhìn khác nhau dẫn đến có người thấy người A hoàn hảo, có ng thấy ng A không hoàn hảo; như là tam giác đều khi ta nhìn vuông góc với mặt phẳng giấy thì nó đều, nhưng ta nhìn theo hướng khác thì sẽ thấy nó không đều nữa. @lemming96 bạn có thể cho mình biết thêm rõ hơn về câu "Trong tâm thức con người tam giác có thể mang đến cảm giác mạo hiểm và trạng thái động hơn là hai hình tĩnh vuông và tròn" được không?
Cái này dùng logic để lý giải thì khiên cưỡng, mình nói về cảm nhận và phản xạ tâm lý chung của con người thôi. Vd trên cơ thể người có hai mắt một mồm hai tai một mũi, hai lá phổi hai quả thận.vv.. không có con số ba ở đây...cấu tạo như vậy vì số hai là số nhiều ít nhất rồi, thêm một con số nữa sẽ thêm phức tạp(thêm một con số nữa sẽ lại là câu chuyện khác k liên quan). Cân bằng là cái chúng ta muốn hướng tới ở đây. Ngoài ra con người luôn muốn khống chế không gian sinh hoạt, đòi hỏi không gian đó phải đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý, nhận biết được qua các phạm trù cơ bản mang các thuộc tính chung (cột, sàn, tường, góc, khoảng cách, nút, mốc, các tuyến đường vv...) cân bằng và chuyển động cũng là hai thuộc tính trong ấy. Vuông tròn đều gây cảm giác tĩnh tại và cân bằng vì đều là hình đối xứng/đối tâm tuyệt đối, xoay kiểu gì nó vẫn vậy, ở trong không gian của hai hình này bạn sẽ thấy, nhưng nếu bạn bước vào ví dụ một căn phòng hình tam giác chẳng hạn, bạn sẽ bị hút và trượt vào các góc, luôn luôn, kể cả bạn đứng giữa bạn cũng có thể khó xác định được sự cân bằng (một phần vì tam giác có rất nhiều tâm các tâm hiếm trùng nhau một phần vì trường nhìn của bạn dễ phản ứng với các góc hẹp nhất định) Mạo hiểm vì do tính chất của tam giác như vậy nên nó luôn có hướng, chẳng lúc nào chịu nằm yên, tròn vuông thì hướng về một tâm là ổn rồi, hai hình này sẽ gây cảm giác an toàn, nghiêm túc đôi khi nhàm chán. Để ý cách con người nói về sự hài hòa cân bằng toàn vẹn, như từ xưa các cụ hay bảo "mẹ tròn con vuông", rồi "vuông vức" hay "tròn trịa"...ý nói về sự hoàn hảo. Sử dụng tam giác với hiệu ứng thị giác khéo léo sẽ đạt được mục đích, ví dụ : cho mục đích tôn giáo: kim tự tháp hướng lên trời, nhà thờ với không gian mái nhọn cao vút hút lên trần, mục đích ra tín hiệu: biển báo giao thông nguy hiểm là hình tam giác...mình lấy tạm vài ví dụ thế chứ thực tế còn nhiều trường hợp hay và thú vị lắm bạn để ý sẽ thấy