@Đỗ Đức Long: Đơn giản là một function X có biểu hiện Y nhưng ko có nghĩa cứ có biểu hiện Y thì là function X đó. Y có thể là kết quả của một tổ hợp các function khác nhau hoặc từ yếu tố môi trường, thói quen, tư chất, nghề nghiệp, sinh lý etc, hoặc cùng từ function đó nhưng ở vị trí khác. Nên là rất khó liệt kê ra một list biểu hiện để phân biệt theo kiểu đếm xem cái nào giống mình. Các bạn phải tự quan sát bản thân để nhận ra bản chất nhận thức của mình. Cách đơn giản hơn là nói chuyện với ITP để biết mình có Ti không, nói chuyện với INJ để biết mình có Ni không, nói chuyện với ISJ để xem mình có Si không, với ENP để biết mình có Ne không etc. Còn bạn Cáo Sa Mạc lúc đầu cho mình cảm nhận mạnh mẽ về ISTP, đến giờ khẳng định luôn là ISTP.
Si có thích tìm hiểu lịch sử k nhỉ? T biết một istj rất thích lịch sử. T nói chuyện với hắn cũng không khớp lắm, hắn thì có đặc điểm là nói những chuyện đã trải nghiệm khá sắc nét và rõ ràng, đưa ra nhận định ngay sau mỗi kinh nghiệm, không nói nhiều trong đám đông bao giờ. Trí nhớ rất tốt (kể chuyện nhiều chi tiết khó nhớ mà nó vẫn nhớ). Thường hay ngẫm nghĩ như đang đọc lại điều gì trong đầu và áng đoán xem trường hợp đang xét có phù hợp với quy luật bên ngoài k. Không hay liều lĩnh mà chắc chắn mới làm. Có kinh nghiệm gì đúc kết đc luôn.
@EvernaloneKZ Mình hoàn toàn không hiểu ý bạn là gì vì bạn dùng từ ngữ mang tính "sáng chế của bản thân" quá. Nhưng ý của mình gần giống như của @Libera Scientia ; tức các bài viết về MBTI thường mô tả về các biểu hiện bên ngoài của 1 function, ví dụ người ta chẳng ai mô tả Ni giống như vầy Introverted Thinking (Ti) nhưng mình lại cảm thấy giống y chang vậy thì mình sẽ phải là Ti-dom chứ không phải Ni-dom sao? Mình đang nói dựa vào một cái chuẩn chung là mọi người sẽ đọc các mô tả dễ dàng được tìm thấy đó rồi suy luận ra bản thân dùng function đó; và mình đang nói là cái mô tả đó tuy có vẻ đúng với họ nhưng chưa chắc đúng là vậy, và mình có giải thích lý do tại sao họ lại cảm thấy như vậy trong khi họ không có nó trong các chức năng nhận thức của họ. Có thể vì bạn dùng Ti nên để hiểu vấn đề bạn phải sắp xếp và chia nhỏ rồi phân nhóm theo 1 kiểu rồi sáng chế ra một hệ thống từ ngữ để biểu thị cho các nhóm chăng? Nhưng mình thì chỉ đào sâu vào các cognitive function riêng rẽ để hiểu nó thực chất (theo cách hiểu của mình và để phân biệt rõ ràng với các function khác) rồi từ đó mới kết hợp được chúng với nhau mà không làm lẫn lộn thứ này với thứ kia, nên mình vẫn phải sử dụng ngôn ngữ sẵn có để giải thích. Còn nếu mà người ta không cần đọc về các cognitive function, không cần đọc mô tả (để khỏi xem xét mọi thứ từ bề ngoài) mà vẫn hiểu được lý thuyết thì chẳng ai cần phải mắc công giải thích cả. Mình không có khả năng mô tả được cái bản chất mình đang cảm nhận được thì đành phải dùng cái mọi người thấy để trình bày thôi chứ sao.
Cognitive Function là sản phẩm của một Ni-dom, đúng kiểu symbolize hóa hiện thực của Ni nên khó diễn đạt qua ngôn từ cụ thể là đúng rồi. Nếu các bạn muốn tự typing mà ko cần nắm bắt bản chất thì hoặc là chơi với những người thuộc type đó như mình nói, hoặc là thử làm theo các hoạt động trong mục Activities for Developing của mỗi function trong cuốn này: Functions of Type - Activity.pdf - Google Drive Nếu function đó thuộc dom hoặc aux của các bạn thì các bạn sẽ thực hiện chúng dễ dàng và ngược lại.
À ! phân tích này dựa trên tài liệu Functions of Type - Activity ISTJ vs. ISTP | Prelude Character Analysis - Đại loại Vì thế hãy dùng lý thuyết để phân loại nhận thức đang dùng , đừng dùng cảm nhận của bản thân - chẳng hạn bạn có khuynh hướng mong muốn bản thân mình là INTJ nhưng style thật của bản ko phải như vậy - Là 1 ví dụ. Có thể true style lại là 1 style có Ti là Dom
MBTI trong lớp học | Diễn đàn MBTI Việt Nam Mình thấy ISTP , ENFP , ESFP cũng hay tìm hiểu môn lịch sử , nhưng mà thấy có nhóm SJ là chú trọng nhiều tới môn đó chắc là do Si
Mình INTP nhưng thường bị các bạn thân mình hay quen biết lâu có khuynh hướng nhầm mình là ENTJ, các bạn chỉ mới gặp mình vài lần thì nhầm mình búa xua luôn, có khi cả cái kiểu chả ăn nhập gì với mình như INFP hay ISFP, kaka. Nhưng bản thân thì ko bao giờ nhầm, vì mình hiểu rõ lý do tại sao người ta nhầm lẫn như thế. Một INTP thường có kiểu biến hoá khôn lường, có thể "giả vờ" thành người này người nọ khi họ muốn có thời gian để sử dụng Ne thu thập thông tin càng nhiều càng tốt. Mình có khuynh hướng giả lập ENTJ khi hoàn cảnh buộc mình phải thế. Ví như phải rơi vào thế lãnh đạo 1 nhóm người hay phải giải quyết một vấn đề gì đó cấp bách. Lúc đó mình, theo cách nhận xét của gia đình, bạn bè là mình trở nên "phát xít Hít le" dễ sợ. Nhưng mình biết đó chỉ là do mình phải sử dụng Ti rất nhiều và phải thể hiện điều đó ra ngoài để giải quyết vấn đề nên có vẻ rất ư là Te. Có những lúc mình ra quyết định có vẻ như rất quyết đoán và tự tin đến mức gây cảm giác áp đặt người khác nhưng thực sự trong thâm tâm mình lúc đó vẫn lưỡng lự, nghi ngờ chính cáí quyết định đó, hehe. Vì thế, mình nghĩ rằng đa phần con người hiểu lầm type của mình cũng chỉ vì họ cứ chăm chăm nhìn vào các hành vi cụ thể họ xử sự trong những hoàn cảnh nhất định mà không để ý đến khuynh hướng bản chất bên trong của mình.
Ờm, thì mình cũng nghĩ tất nhiên việc nhầm lẫn là do chưa hiểu rõ bản chất thôi. Mình chỉ đang cố đưa ra một trường hợp nhầm lẫn trong rất nhiều trường hợp nhầm lẫn, chứ không nói là cái nhầm lẫn nào cũng theo kiểu đó, với thông điệp đại loại như là: Bạn thấy mình hay người khác có biểu hiện bề ngoài của Ti ư? Ừm, có thể bạn hay người kia dùng Ti thật, nhưng biết đâu bạn hay người đó có NiTe chứ không phải Ti đâu, hãy dừng lại 1 chút và nghiên cứu thêm về chúng xem sao. Chủ yếu việc chúng ta định type cho người khác vẫn phải từ quan sát bên ngoài, dừng lại suy nghĩ một chút cũng có sao đâu Và kiểu so sánh này xảy ra thường xuyên thì bản thân cũng sẽ rút ra nhiều điều, từ đó hiểu rõ bản chất của các function hơn, tránh bị nhầm lẫn bởi các biểu hiện bề ngoài khá giống nhau. Nói không liên quan: Cơ mà giờ mình mới nhận ra là có xu hướng nhìn sâu vào các function đến khi nào thấy nó không đổi và hoàn toàn khác biệt với các function khác để hiểu về nó và phân biệt nó, biến nó thành dạng nguyên bản cách suy nghĩ của Ni: không còn cần đến từ ngữ để diễn tả nữa. Trong khi những người khác thì phân loại các tính chất, và sắp xếp theo 1 kiểu nào đó, đảm bảo tính logic cực cao. Hèn chi các bạn Ti thường không chấp nhận kiểu giải thích của mình, mình cũng không dễ chấp nhận kiểu của họ (vì cơ bản cách phân thành "bản chất" vốn khác nhau - nên cách giải thích của mình về cơ bản là sai với "bản chất" của người khác), chỉ chấp nhận kết quả với kết luận của nhau thôi
À, mình đâu có phản đối cách giải thích của maybells đâu! Chỉ đưa ra trải nghiệm cá nhân để bổ sung các trường hợp giả lập type mà thôi