Dịch từ cuốn My True Type của AJ Drenth: [Dịch thuật]My True Type - Lý do chúng ta nhầm lẫn type | Diễn đàn MBTI Việt Nam Những rào cản khi xác định type: Công việc xác định type nghe có vẻ dễ nhưng thực ra không đơn giản chút nào. Bài này sẽ đề cập đến một vài rào cản trong việc xác định type, cụ thể là: Hoàn cảnh (mình dịch thoáng từ Nurture), sự phát triển nhân cách và chức năng hạ cấp. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ nhắc đến một vài bài test thiếu chính xác. 1. Hoàn cảnh : Hoàn cảnh này là các tác động có tính tích lũy từ quá khứ và hiện tại như hoàn cảnh văn hóa, hoàn cảnh gia đình, tuổi thơ. Các nghiên cứu phân loại cho ta thấy tính cách bản chất của ta, nói cách khác, một dạng ADN tâm lý, chứ hầu như không nói lên điều gì về việc chúng ta được nuôi dạy ra sao. Nếu chúng ta gộp cả những biểu hiện có được từ hoàn cảnh này vào mô tả tính cách, chúng ta sẽ đi tới kết luận rằng các lý thuyết phân loại là hẹp, phiến diện. Mặc dù hoàn cảnh không làm thay đổi tính cách bản lề, nhưng nó có thể làm chúng ta gặp khó khăn khi xác định type. Một người hướng ngoại nếu là con một, không có anh chị em, lại sinh ra ở một vùng dân cư thưa thớt thì sẽ phát triển nhiều biểu hiện hướng nội hơn so với một người hướng ngoại có nhiều anh chị em. Công việc cũng có thể tạo ảnh hưởng. Một người Linh hoạt sẽ nhầm tưởng mình là người nguyên tắc nếu họ đang phải làm các công việc có cấu trúc và deadline rõ ràng. Một người nguyên tắc cũng có thể nhầm mình là người Linh hoạt nếu họ đang làm các công việc không có cấu trúc. Vì vậy ta phải phân biệt giữa tự nhiên (bản chất, type của chúng ta) và do hoàn cảnh (là các thuộc tính có điều kiện xen kẽ với tính cách tự nhiên của chúng ta). Hãy thử xem xét lại quá khứ của mình để nắm bắt tốt hơn bức tranh toàn cảnh về nhân cách. 2. Phát triển tính cách: Phân loại của chúng ta chưa thực sự phát triển có thể làm nhiễu quá trình chuẩn đoán, đặc biệt ở giai đoạn 2. Giai đoạn 2 kéo dài từ cuối tuổi thơ đến khi chúng ta thực sự trưởng thành. Bởi áp lực và trách nhiệm sống rõ ràng hơn, ta dễ sẽ nhận diện sai và xác định nhầm type. Giai đoạn này cũng là giai đoạn có sự đấu tranh giữa chức năng chủ đạo và chức năng hạ cấp. Có quá nhiều điều xảy ra, cả ở bên trong và bên ngoài con người, khiến chúng ta nhầm lẫn. 3. Chức năng hạ cấp: Chức năng hạ cấp là "một nửa" của chức năng chủ đạo, hợp với nhau sẽ trở thành toàn vẹn. Bởi tâm lý con người tìm kiếm sự tròn vẹn, ta bị hấp dẫn bởi chức năng hạ cấp. Vì đối nghịch lại chức năng chủ đạo, chức năng hạ cấp đưa ra một dạng tồn tại rất thú vị và mới mẻ, thường được diễn tả là vô cùng thoải mái, thậm chí diệu kỳ. Khi một thinking type với một chức năng hạ cấp dạng tình cảm yêu thương hay đam mê mãnh liệt, anh ta sẽ cảm thấy như mình đang ở một thế giới khác. Một feeling type cũng tương tự như vậy trong môi trường có sự logic rõ ràng. Bởi chức năng hạ cấp đầy hấp dẫn và mạnh mẽ, ta dễ bị làm chệch hướng khi xác định type. Nhiều người chỉ thực sự hiểu về bản thân khi họ trải qua những trải nghiệm với chức năng hạ cấp, như những đứa trẻ phải sai lầm để rút ra bài học. Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến xác định nhầm type. 4. Các bài test thiếu chính xác: Một các xác định type phổ biến ngày nay là làm các "trắc nghiệm tính cách". Các bài test này hấp dẫn ở chỗ chúng đưa ra kết quả ngay lập tức, chỉ cần tích đáp án mình muốn và "whoalaaa; Bạn là XXXX". Thật không may là tất cả các yếu tố 1,2,3 ở trên đây có thể phối hợp cùng nhau để làm sai kết quả. Các bài "trắc nghiệm tính cách" này còn xa mới đạt chuẩn. Các câu hỏi thường không rõ ràng, gây lúng túng, không đo lường được các biểu hiện tính cách đặc trưng của từng type. Nhiều câu hỏi còn là các đặc điểm có thể rất khác nhau ở các cá nhân trong cùng một type. Các mô tả tính cách cũng như vậy. Thông tin cần thiết thì bị bỏ qua, thông tin không cần thiết lại được thêm vào, nhầm lẫn là khó tránh khỏi.
Một trong những điều kiện để xác định type là stress. Tự tạo stress. Làm cho bản thân cảm thấy không thoải mái. Đừng cố làm test, hay đọc miêu tả type.... để cố xác định type, làm thế chỉ làm cho bạn rối lên thôi, do hiệu ứng forer.
@indebt: Như bạn nói cách xác định type tốt nhất la tự tạo stress. Vậy thật khó vì stress là dạng tâm lý bị tác động từ bên ngoài mà ta ko biết trước tức là bị bên ngoài làm mới hiệu quả. Còn tự làm thì ta đã biết trước nên kết quả sẽ ko khả quan. Đây là cách tạo stress hiệu quả nhất của mình là Chia tay .khi đó đã có điều kiện tạo stress r. Hoặc cách nữa là đặt 1 chồng tài liệu, sách ở trên bàn và đọc, ko đc ra khỏi nhà chỉ ở nhà 1 mình, cộng với ngủ trễ thức sớm vài ngày cộng uống bia, nghĩ tới những chuyện buồn. Kết quả là stress nặng. Cách loại bỏ stress là. Tập thể dục, chạy bộ, xem hài, giao tiếp nhiều trở lại. Thứ nữa là bạn có thể miêu tả biểu hiện của từng type khi bị stress ko nhỉ?!. Vì cũng có nhiều người như mình là ko biết biểu hiện của từng type khi bị stress là như thế nào.
@cercavie01. Ở mục 4 Các bài test thiếu chính xác. Nếu như trong sách nói vậy thì bạn có thể dịch phần nào mà nói về cách xác định type chính xác ko nhỉ? Vì nếu như sách nói các bài test điều thiếu 9 xác, vậy thì coi như đây là 1 lỗ hổng lớn sẽ ảnh hưởng lớn đối với những người thiên về S, mới vào rồi. Sẽ làm họ cứ ảo tưởng bản thân nào là INTJ, INTP,... những miêu tả nói về thiên tài. Thứ nữa là có thể xác định type chính xác bằng các bài trắc nghiệm Chức năng nhận thức (Cognitive Function ) hay ko?. Nếu có thì mình rất mong tôi, bạn và mọi người cùng dịch, tạo lại 1 bài test về Chức năng nhận thức từ web similarminds.com và celebritytypes.com. Để những bạn nào chưa xác định được type của bản thân thì vào làm, dễ hiểu vì đã đc dịch sang tiếng việt, phù hợp với văn hóa nước nhà. Còn nếu như kiểu dùng google translate thì thôi rồi. Cứng nhắc như đá, ko linh hoạt, phù hợp với văn hóa => Kết quả sai là chuyện bình thường.
@letuanlinhag : Các bài test liên quan tới core personality luôn gặp vấn đề là, nó không thể diễn tả được toàn bộ các hành vi của con người qua một không gian hẹp của các câu hỏi có đáp án. Chúng ta biết là, biểu hiện của một con người là kết quả của sự phối hợp giữa tính cách bề trong và môi trường bề ngoài (cũng như màu xanh khi đặt trong một không gian đỏ thì nó sẽ thành màu tím). Bởi vậy để định type một người, trước tiên cần xác định rõ không gian mà biểu hiện đó được đặt vào, sau đó mới căn cứ theo biểu hiện để xác định type. Các bài test trên mạng không có sự tương tác hai chiều không thể đáp ứng được tiêu chí này. Bởi vậy cái nền tảng để định type vẫn là quan sát con người mình từ bề rộng, tức là có sự kết hợp giữa quan sát bản thân và nhận thức hoàn cảnh rồi mới có thể kết hợp với test. Quy trình test MBTI chính thống đều phải có supporter cả, phần lớn các bài test trên mạng hiện giờ có thể nói là không đáng tin.
@cercavie01: Uh, Nếu như bạn nói thì theo mình nghĩ cách xác định type đúng thì trước hết là cần đọc qua miêu tả 16 type khác nhau, sau đó chọn lọc những type giống bản thân nhất, và cuối cùng là quan sát trong lúc hành động ( hoàn cảnh). Từ đó lượt bỏ đi những type khác hẳn cách nghĩ và hành động, và cứ như thế cho đến khi chọn ra được 2 type gần bản thân nhất. Sau đó đọc qua miêu tả về chức năng nhận thức chủ đạo giữa 2 type xem cái nào giống nhất => chọn nó. Đây là cách nghĩ của mình, còn bạn thì sao ? Nếu như bạn nói như trên thì quá chung chung. Bạn là N => bạn tìm hiểu sâu và khá nhiều vì thế mình hy vọng bạn diễn giải 1 cách chi tiết về cách bạn tự biết chính xác type của bạn để mình và mọi người cùng tham khảo. Vì mình biết đa số là sai type, vì như sách nói là toàn dựa vào những bài test mà ko có hoàn cảnh cụ thể => quá chung chung.
@letuanlinhag : Biểu hiện là sự phối hợp của bản tính và hoàn cảnh, điều này thì ai cũng biết. Một INTP khi vui vẻ thoải mái sẽ khác một INTP khi stress. Vì thế nguyên tắc xác định type là dựa trên phản xạ vô thức chứ không phải qua biểu hiện. Chọn type qua mô tả rất tiếc là không hiệu quả cho lắm (mô tả INTP giống mình phải đến 99%, mô tả ENTP ít hơn cũng phải 90%). Nguyên lý hoạt động của các function có thể khá trừu tượng với các bạn S để có thể nhận diện, nên tốt nhất các bạn nên tìm một supporter. Tuy nhiên nếu nói phương pháp của mình thì mình nêu ra miễn cưỡng 3 bước là: (1) Tìm ra các function mà bạn có thể sử dụng tự nhiên, hiểu được nó và không thấy mệt mỏi khi dùng nó. Cụ thể: - Ni: Bạn dễ dàng nắm bắt được các ý tưởng khó, có tính trừu tượng, có được cái nhìn tổng quát hướng vào bản chất dù bạn không biết mình đã phân tích chúng thế nào. - Ne: Bạn dễ dàng nhìn thấy nhiều khả năng khác nhau từ một ý tưởng, đầu óc bạn tự động đặt ra nhiều câu hỏi giả thiết. Tương tự với Ni, bạn cũng không biết tại sao mình lại nảy ra các câu hỏi đó. - Te: Bạn dễ dàng nhìn ra sự bất hợp lý, thiếu hiệu quả của các đối tượng khác và có nhu cầu express nó ra ngoài. - Ti: Bạn dễ dàng nhìn ra sự bất hợp lý trong một hệ thống và có nhu cầu tinh chỉnh nó. - Si: Bạn dễ dàng điểm lại các dữ kiện quá khứ khi thu nạp một thông tin mới. - Se: Bạn dễ dàng nhận thức, ước lượng được không gian xung quanh và các khả năng xảy ra trong thực tế. - Fi: Bạn dễ dàng liệt kê được những thuộc tính tình cảm của bản thân như bạn ghét gì nhất, thích gì nhất. - Fe: Bạn dễ dàng cảm nhận được cảm xúc người khác. (2) Tìm ra các function bạn có thể sử dụng nhiều, nhưng không tự nhiên và bạn cũng không hiểu nó. Cụ thể: - Ni: Bạn cũng hay suy tư nhưng suy tư của bạn luẩn quẩn, lòng vòng, vô mục đích (như lo sợ về tương lai mơ hồ v.v.). - Ne: Bạn bị ám ảnh bởi những khả năng khác nhau một cách luẩn quẩn (phân vân không biết chọn A hay B, chọn B thì sợ A tốt hơn, chọn A lại nhỡ B tốt hơn thì sao) hoặc các khả năng ít xảy ra. - Te: Bạn thường áp đặt và bảo vệ các luận điểm một cách áp đặt thiếu logic, mang tính cá nhân. - Ti: Bạn thường xuyên phân vân lo lắng không biết thế nào mới hợp lý với các vấn đề có thể phân tích được. - Se: Bạn có những sở thích mang tính "trần tục" (như ăn ngon mặc đẹp) nhưng bạn để ý tới xung quanh không được tốt, và sở thích của bạn cũng khá khác người. - Si: Tương tự như Si, bạn cũng thích lưu trữ tích lũy v.v. nhưng bạn gợi lại hình ảnh quá khứ không được tốt. - Fi: Bạn có thể có cảm xúc mạnh mẽ nhưng bạn không hiểu nhu cầu, mong muốn, niềm tin của mình. - Fe: Bạn cũng có thể có cảm xúc mạnh mẽ nhưng bạn không hiểu nhu cầu, mong muốn của người khác. (3): Kết hợp chúng lại: Có 3 tiêu chí cần phải xét: + Hướng nội hay hướng ngoại: Người hướng ngoại quan tâm đến action hơn, người hướng nội quan tâm đến suy tư hơn. + Có rơi vào loops hoặc có ở trong trường hợp nào đặc biệt không (ví dụ từ bé ko giao tiếp với ai -> có nhiều biểu hiện hướng nội)? + Tính cách đang ở giai đoạn phát triển nào? (có thể function đó của bạn chưa phát triển, hoặc bạn đang ở giai đoạn mà function đó gây rối, chứ không phải bạn là type đó).
Cảm ơn bạn đã giải thích. Nếu bạn ko giải thích mà với t.cách ko thích lý thuyết, dài dòng, thiếu kiên nhẫn của mình chắc vài năm mới hoàn thành cái lý thuyết này.
Giải tỏa stress mới khó chứ tạo stress thì có khó gì.Không cần đến vài ngày đâu. Chỉ cần vài giờ thôi. Mà cái này có cần tớ phải đưa ra ví dụ cụ thể không .