Trực giác hướng ngoại (Theo AJ Drenth)

Thảo luận trong 'Cognitive Functions' bắt đầu bởi dfuz6, 30/6/15.

  1. Raven

    Raven Guest

    Thực tế nó không giống như suy luận hay nhớ. Bạn nói Ni nhìn thấy "những gì chưa có" rồi Se, Ne .....
    đấy là bám vào định nghĩa rồi. Vì bạn nhớ định nghĩa, nên bạn thấy giống nhau, từ giống nhau bạn lại suy luận nối tiếp.

    Ví dụ nhìn thấy một ISTJ mà lại có thể nhìn ra "những gì chưa có", nhiều người sẽ kết luận "à là do Ne phát triển". Biết đâu trong "cái đã có" Si vốn tồn tại cái chưa có. Chúng ta không thể kết luận, và hầu như không bao giờ kết luận được vì không thể quan sát một cách riêng biệt. Đấy là lý do người ta gọi Carbon là Carbon chứ không gọi Carbon là Coal, hay nước là H20 chứ không phải là Water.
     
    dfuz6Anita thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    ? Ng ta nhìn thực tế qua định nghĩa chứ không làm ngược lại, nhìn định nghĩa qua thực tế. Dĩ nhiên là tương quan hai chiều có sự điều chỉnh, nhưng trường hợp này chỉ nói đến một mặt của con người (cụ thể là xu hướng và cách thức xử lý thông tin). Đòi hỏi định nghĩa ban đầu bao hàm cả những điều hệ quả được suy ra (mà không phải từ nguồn bắt đầu) sau này là khó khăn và không tưởng. Nếu muốn thế cần một định nghĩa khác cùng với tên gọi ban đầu, nhưng cần sự đồng thuận tới một mức nào đó. MBTI hiện tại mỗi người một ý, mỗi người một cách hiểu, rất nhiều vấn đề chưa được làm rõ.

    Jung định nghĩa như vậy và gọi như vậy thì mình lấy đó làm cơ sở để phân biệt. Tên gọi chỉ bao quát được một phần, gọi quả cam vì nó màu cam nhưng đâu bao hàm được bên trong nó ra sao sau này nó như nào? Tên gọi chỉ là để phân biệt những đặc điểm chính khiến ngta phân biệt được mà thôi.
     
    Mây TrờiAnita thích bài này.
  3. Raven

    Raven Guest

    Giống như ngũ hành có nền móng từ 5 nguyên tố kim, mộc thủy hỏa, thổ. Hóa học thiết lập một cái móng sâu hơn là bảng tuần hoàn các nguyên tố. Vật lý thì đào sâu vào cấp độ nguyên tử và các hạt.

    Vậy mình xin nói đúng hơn là sai lầm của những người đi sau là xây một lâu đài trên cát từ cái móng còn nguyên sơ chưa đào sâu là 8 function. Kế thừa những cái N, S, T, F, E, I thì không khác gì học hóa học từ kim, mộc, thủy hỏa, thổ.
     
  4. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Với sự giúp đỡ của @Người ngố sĩ cuối cùng Linh cũng hiểu là thực ra chúng ta đang nói hai chuyện khác nhau.

    Làm sao để Ne và Ni hiểu được nhau nhỉ? Mình hay nói chuyện với NTP và mỗi người dịch một kiểu ~.~ Mình lý giải được Ni Si Se Fe Ti Te Fi nhưng Ne thì chịu, chắc tại yếu quá.
     
    1967Anita thích bài này.
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Quy trình hoàn thiện một system

    while(!proved)
    {
    //find facts to suit theory (1)
    if(unsuitable) //find theory to suit facts (2)
    }

    Những hệ thống như horoscope bỏ qua (2) (lờ đi sai khác với thực tế mà không kiểm nghiệm) nên thành infinite loop. MBTI nếu không có phương pháp xây dựng rõ ràng thì tương lai cũng cùng chung số phận.
     
    Furiosa, RavenAnita thích bài này.
  6. Raven

    Raven Guest

    Bạn đọc 1 tiểu thuyết và xem phiên bản chuyển thể của nó trên phim đã cảm thấy nó rất khác nhau. Xét thêm yếu tố tiểu thuyết dùng các từ mô tả khá là "con người" như hiền hậu, ranh mãnh ... MBTI thì dùng các từ rất "phi con người" như hướng nội, hướng ngoại, Ne, Ni thì mình thấy thông tin từ lý thuyết áp vào thực tế có một sai số đáng kể.

    Mình thì đặt quan sát lên hàng đầu, quan sát đến khoảng 10 người mỗi type thì sẽ tự luận ra thông tin.
     
  7. Thiên Di

    Thiên Di Guest

    cái hệ thống Horoscope ấy, vì không đối chiếu với thực tế để loại bỏ sai lệch, nó dẫn đến một niềm tin, nghĩa là đọc định nghĩa về cung thì hầu hết ai cũng thấy đúng với mình @@ Mà thực ra có khi là họ đang điều chỉnh thực tế cuộc sống của mình theo hướng mà họ tin tưởng ( cung Hoàng đạo )
    "Life - Isn't about finding yourself. Life - Is about creating yourself"
    Nếu nhìn nhận theo ý nghĩa này, tất cả về chiêm tinh học hay các đề tài giúp bạn khám phá bản thân chỉ là một phần trong sự nhận ra chính mình để "định hướng và phát triển bản thân một cách dễ dàng hơn" mà thôi.
     
    Anita thích bài này.
  8. rogp10

    rogp10 Guest

    Coi chừng "Linh tại ngã bất linh tại ngã" :D
     
  9. Raven

    Raven Guest

    À mình ko có ý nói là sai trái, mình chỉ nhấn mạnh việc có sai số thôi. Tìm hiểu MBTI cũng có nhiều giai đoạn.

    Giai đoạn 1: Thấy hay, cảm giác như phát giác một chân trời mới. Giác ngộ được rất nhiều điều về tính cách, thói quen, nghề nghiệp thậm chí là số phận.

    Giai đoạn 2: Bắt đầu cảm thấy hơi tù. Hiểu type này là thế này type kia là thế kia, lý thuyết thì lý tưởng mà hoàn cảnh thì bình thường. Càng đọc càng thu thập thông tin thì lại thấy nó quá hiển nhiên, mà hiển nhiên một cách không biết làm sao.

    Giai đoạn 3: Bắt đầu thu mình dần, biết người biết mình. Thôi mình là ABCD cứ vậy thì vậy đi. Ko có gì phải thắc mắc hết. Ngồi hóng người khác ra sao, có gì hot.

    Giai đoạn 4: Biết vậy thấy vậy mà hóa ra ko phải vậy. Lúc thì thấy mình giống type này hơn lúc lại thấy giống type kia hơn. Có khi nào mình type ... ko nhỉ? Người khác cũng thấy họ ko giống như mô tả, có người loại A nhưng hành xử như loại B. Người Ni nói cũng ko khác gì Ne mà Ne nói cũng ko khác Ni.

    Giai đoạn 5: Bắt đầu hiểu các tính trạng đa dạng trong bản thân và người khác. Không cảm thấy kiểu quá "giác ngộ" về đời như trước kia nữa, bắt đầu nhìn thực tế như thực tế.

    Mới chỉ nghĩ tới đây thôi.
     
    Last edited by a moderator: 11/6/16
    Anita thích bài này.
  10. Anita

    Anita Guest

    Điều gì mà chẳng có sai sót. Ngay cả bản thân bạn cũng đã đúng chuẩn bao giờ đâu. Chút kinh nghiệm ít ỏi của mình :))

    MBTI mang tính chủ quan. Mà mình nghĩ chúng ta bị chi phối nhiều bởi yếu tố khách quan. Vì vậy mình sẽ phát triển một hệ thống mới phức tạp hơn về các yếu tố môi trường-điều kiện-hoàn cảnh tác động lên con người.

    Nếu có thời gian mình sẽ trình bày cho mọi người :p

    Giờ thì cứ lạc quan lên... :))) Người ta nói biết trước tương lai thì không thú vị nữa. Biết trước type này sẽ như thế này type kia sẽ như thế kia cũng không còn gì là thú vị nữa :)))

    Người ta gọi một người là giám đốc, công nhân, trẻ em, goá phụ... Đâu phải hoàn toàn do năng lực của người đó... Bạn hiểu chứ. Thế nên gọi MBTI cũng vậy. Mang tính tương đối thôi. Hơn nữa nếu MBTI đúng hơn thì đã phổ biến hơn hiện nay rồi. Đôi khi lại có người tự hỏi bản thân rằng mình có nên làm giám đốc nữa không? Mình thấy mình chẳng phù hợp gì cả :)) Nhưng cũng có những người mà mọi người nói rằng họ nên từ chức nhưng họ cứ khăng khăng mình sinh ra để làm cái này :)) Các type MBTI cũng gần giống vậy. Đôi khi có thể bạn là cái này nhưng cứ thử xem cái kia thì có hợp và thuận theo môi trường + hoàn cảnh hơn ko. Không thì bạn vẫn là cái đó thôi :D
    P/s: Về cung hoàng đạo thì nói đùa chứ mình thấy giống cả 12 cung :v Nhưng tất nhiên cung của mình thì nói nhiều điều chuẩn xác hơn. Hơn nữa khoa học cũng chứng minh rằng trẻ sinh các tháng khác nhau cũng khác nhau ít nhiều do thời gian người mẹ mang thai và sinh nở chăm sóc giai đoạn đầu có những yếu tố về môi trường tác động như thời tiết, dịch bệnh...
    Còn nữa mình thấy thuyết đa nhân cách cũng có liên hệ với MBTI lúc nào mình sẽ trình bày sau :D
     
    Last edited by a moderator: 11/6/16
    Haru Nakano thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.