Theo stereotype, ENTJ với danh hiệu "Nhà lãnh đạo" rất ngầu. (Hoặc ít ra là ngầu trong mắt một đứa "Túp lều lãnh đạo" như mình.) Bonus là mình từng có 1 người sếp cũ là ENTJ, anh này rất ngầu nhưng cũng chẳng bao giờ cảm thấy mình ngầu. Thật ra chẳng phải cứ ENTJ, hầu như ai cũng thế: tự nhận xét không khách quan bằng để người ngoài nhận xét. Nó cũng giống như Mỵ "Ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi". Đã là N thì thằng nào thằng nấy cũng đều giống như vừa nốc hết cả thùng Fristi (Em không có ý quảng cáo, các sếp thứ lỗi ) Nhưng có 2 vấn đề thế này: 1. Ne - Ni nó là 2 kiểu Fristi khác nhau. Ne - Ni | Diễn đàn MBTI Việt Nam Nếu Ni là cái thùng sữa nguyên đai nguyên kiện, gọn ghẽ sạch sẽ, thì (xin thứ lỗi cho mình) Ne nó là sữa đã ra khỏi hộp, chui vào bụng rồi trộn lẫn với đủ thể loại tạp nham khác trước khi được trở lại môi trường tự nhiên lần nữa. 2. Ne dom và Ni dom khác 1 thì Ne dom và Ni aux lại khác 10. ENTJ là Te dom --> Te mới là chính, Ni chỉ bổ trợ cho Te. Cũng chính vì cái quả Ne nhảy nhót lung tung nên theo stereotype, ENxP mới tưng tửng, cà lơ phất phơ và không thích lãnh đạo. Trong khi đó, tuy chỉ khác nhau 1 chữ, nhưng ENTJ có uy, nghiêm túc và chỉn chu hơn ENTP nhiều.Vì: + Sự hoang tưởng tưng tưng của ENTP nặng hơn ENTJ + ENTJ dùng Ni mà Ni cũng là 1 function bí ẩn và khó để bắt chước => Chiến lược của mình lúc đó là: tiết chế tưởng tượng. Đợi phát triển Te đầy đủ và hiểu biết hơn về Ni thì mới xây tiếp Ni. Cơ mà đáng tiếc, chưa kịp đợi đến ngày ấy thì kế hoạch đã bị thằng Ne nổi dậy đập cho tan nát.
Công nhận là mình thuộc hàng ADHD =]]]]] Mình cũng hơi bị "hoang tưởng": lâu lâu tự nghĩ rồi tự cười một mình. Cơ mà đó giờ chưa gặp qua ENTP nên cũng chưa biết mức độ của ENTP thế nào =]]] (để tiện đối chiếu, so sánh) P/S: Vô cùng thông cảm cái vụ kế hoạch bị bể trong trứng nước Không liên quan: dạo này khả năng tập trung kém quá, không biết có phải rảnh rỗi ăn chơi nhiều quá rồi mất tập trung học hành không?
Giả thiết: Bạn chính là ENTP Theo Lập Thể Thanh Loại: - ADHD là hội chứng của 1 ENxP - Chính vì là ENTP --> bạn không thấy ai giống ENTP + những thằng ENTP giống bạn thì bạn lại type là ENTJ - Thêm 1 bằng chứng mập mờ nữa: --> Thực sự bạn rất có thể là ENTP, và mình là ENTJ Btw, đùa đấy. Có lẽ chúng ta tổ lái hơi xa chủ đề ban đầu.
Nói thiên vị thì ko hẳn nhưng đúng là xã hội từ khai sinh đến giờ extrovert luôn có nhiều thuận lợi hơn. Introverts muốn tồn tại được thì phải có chiến thuật social thích ứng thôi. Còn trong tương lai cạnh tranh càng ác liệt khi tài nguyên ngày càng khan hiếm thì extrovert sẽ khó thích nghi hơn.
Còn tùy vào môi trường tiếp xúc và tính chất công việc của introvert hoặc extrovert đó. Giải thích đơn giản thôi, E có nhu cầu quan hệ cao hơn I trong một đội ngũ, cộng đồng, vậy thì lợi thế của họ đã tương xứng với nhu cầu đó. Xã hội Mỹ E hơn VN, ect. Các chứng bệnh tâm lý không liên quan đến type trừ việc một số function hoạt động khó hơn mà thôi, Không thể kết luận kiểu bị ADHD thì phải là Ne user.
Không biết có phải bạn đang nói về bài trên của mình không nhỉ? :v Nếu đúng cho mình làm rõ một chút: Mình nói là "Theo Lập Thể Thanh Loại". Chắc các bạn không rõ thằng Lập Thể Thanh Loại này được đào ra từ cái nơi khỉ mốc nào. :v Vâng. Lập Thể Thanh Loại = Loại Âm Thanh Nổi = StereotypeNói toạc ngón lợn ra thì nó là "Theo định kiến" và đơn giản là một kiểu chơi chữ chất chưởng của một bài viết chất chưởng không kém. Spoiler: Ảnh chỉ mang tính chất chưởng
Hầu hết môi trường làm việc/học tập mà mình đã tiếp xúc thường đòi hỏi những đặc điểm của E hoặc được tạo ra phù hợp với E hơn cho nên có hơi bất tiện ~_~. Cho nên khi là một đứa I hiếu thắng tham vọng cảm giác phải chơi cách khác để có thể thắng nó hơi cực tí. Đối với những lúc đó thì đúng là E có lợi thế hơn, nhưng xét về tổng thể nói chung thì bên nào cũg có lợi và bất lợi thật. Mình muốn trong nhóm TJ (nhất là nhóm T) hơn vì cá nhân mình thích nhóm đó hơn thôi cũng không sâu xa gì
Không hẳn là xã hội Mỹ nhiều E hơn Việt Nam, vì ở Việt Nam nhiều lúc tụi E nó im im (do môi trường giáo dục kìm hãm) chứ bản thân nó vẫn là E. "Sống trong cái khổ, Mị quen khổ rồi"