Chế độ mẫu quyền

Thảo luận trong 'Kiến thức Xã hội' bắt đầu bởi Haru Nakano, 23/9/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Đọc được bài viết khá hay trên zeal Tự tử ở đàn ông: Chủ nghĩa cầu toàn xã hội giết người như thế nào – zeal .Có ai từng nghĩ một xã hội mẫu quyền thống trị(chứ không chỉ mẫu hệ) sẽ như thế nào chưa? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu phụ nữ là nắm giữ đa số của cải và quyền lực thay vì nam giới? Lợi/hại?

    Theo mình biết thì chế độ mẫu quyền có tồn tại nhưng chưa từng thống trị lâu dài như phụ quyền. Rải rác trên thế giới vẫn còn nhiều bộ tộc mà nữ giới gánh trách nhiệm chính trong gia đình và kiểm soát xã hội. Như bộ tộc Mosuo ở TQ thì già làng là nữ, con cái mang họ mẹ, sinh ra là con gái thì có địa vị và quyền lực hơn con trai và nữ giới thích ngủ với ai thì ngủ... (tham khảo bài này này).
    Trước mình từng nghĩ về một xã hội "unisex" liệu có thể tồn tại: là xã hội mà không có phân biệt vai trò nam nữ do không có khác biệt đáng kể về năng suất lao động giữa hai giới. Nhưng chắc là phải khi con người tiến hóa đến mức cấu tạo sinh học trở về hình thái lưỡng tính(hay vô tính) như bọn giun đất. Còn hiện tại thì cũng có nhiều lĩnh vực có xu hướng "unisex", và cũng không có bằng chứng chắc chắn cho thấy nam giới có ưu thế vượt trội so với nữ về công việc chất xám hay kể cả cấu tạo não bộ. Khác biệt về sex role lại do các yếu tố lịch sử văn hóa lâu đời khó có thể thay đổi một sớm một chiều chứ ngay cả các lĩnh vực đặc trưng cũng không có ranh giới rõ ràng(nữ tham gia thể hình hay nam làm thiết kế thời trang...v..v). Nghiên cứu khoa học nam vẫn nhiều hơn nữ nhưng không có gì chứng minh nam làm tốt hơn nữ.

    P/S: bạn có chấp nhận đổi sex role trong gia đình nếu vợ/chồng/người yêu làm tốt hơn bạn không?(nữ kiếm tiền và nam thì quán xuyến, quản lý hậu cần...)
     
    liperdo, surphi10Anita thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    @Anita:
    Có lẽ Nga hiểu nhầm rồi, ở đây có ám chỉ "đòi công bằng" gì cho mẫu/phụ quyền đâu mà thắng thua. Chỉ là hỏi nếu mẫu quyền sẽ thống trị như phụ quyền đã từng thì chuyện gì sẽ xảy ra, cuộc sống thay đổi ntn... Nhìn chung các nền văn minh hay hình thái kinh tế xã hội đều hoạt động có quy luật và có thể rút ra vài quan sát cơ bản được, chỉ là khó chặt chẽ hơn so với các hiện tượng tự nhiên. Cho nên chế độ phụ hệ/phụ quyền chiếm đa số không có nghĩa là nam giới trội hơn(về khả năng, năng suất lao động) so với nữ giới. Nó chỉ phù hợp hơn so với môi trường trong quá khứ thôi, và vì thế trong tương lai khi môi trường sống thay đổi thì rất có thể chế độ mẫu quyền sẽ chiếm đa số, hoặc ít nhất là phụ quyền sẽ suy yếu.
    Thế theo Nga thế nào là mạnh mẽ đã: về cấu tạo sinh học, thái độ, tính cách, khả năng, hay biểu tượng xã hội...v.v.?
     
    Last edited by a moderator: 26/9/16
  3. surphi10

    surphi10 Guest

    Đàn ông thời nay cũng chịu nhiều định kiến không kém con gái, nào là phải mạnh mẽ, không được ủy mị, không được nhiều chuyện, và điển hình nhất là con gái phong cách giống con trai là điều bình thường, còn con trai phong cách giống con gái chỉ bình thường trong showbiz hay giới tính thứ 3 (và giới tính thứ 3 không phải là giới tính nam).
    Xã hội mẫu quyền cũng sắp tới rồi, để ý thì, càng ngày càng nhiều lĩnh vực, phụ nữ làm cái gì cũng dễ dàng và được ủng hộ hơn bọn con trai. Có thể giải thích là xã hội con trai đang nắm quyền, thì đám con trai sẽ hứng thú với con gái hơn, và đó là cơ hội cho con gái phát triển. Và sau này mẫu quyền, khi con gái nắm quyền xã hội, thì đám con gái lúc đó sẽ hứng thú với đám con trai hơn, và đó là cơ hội cho con trai phát triển. Nói chung giống đồ thị hình sin.
     
    Last edited by a moderator: 26/9/16
    Anita thích bài này.
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Vấn đề là một xã hội mẫu hệ/mẫu quyền thống trị chưa từng xảy ra trong lịch sử, chỉ rải rác như các nền văn hóa thiểu số khác. Câu hỏi đặt ra: tại sao lại như vậy nhỉ? Liệu có phải chủ yếu là vì lịch sử gender role trong xã hội, sinh học... không hay còn yếu tố nào khác? Vì nếu một thứ đáng lẽ phải xảy ra nhưng chưa từng xảy ra ở một hình thức tương tự trong lịch sử thì có khả năng cao nó sẽ không bao giờ xảy ra. Nên mình nghĩ nếu phụ quyền có suy yếu thì khả năng là xã hội sẽ tiến tới trạng thái cân bằng hơn là thiên lệch một chiều kiểu mẫu quyền thống trị, mà về bản chất thì chả khác gì phụ quyền, chỉ khác chiều.

    Hơi liên quan nhưng dẫn đầu về đòi quyền bình đẳng giới thì phải kể đến Sheryl Sandberg - COO của Facebook - một ENTJ. Bà này không làm mấy trò màu mè như bọn third wave/modern feminism rửng mỡ mà xây dựng nữ quyền bằng cách khuyến khích cài phụ nữ vào giới lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực chủ chốt.
     
    Last edited by a moderator: 3/10/16
    Anitasurphi10 thích bài này.
  5. surphi10

    surphi10 Guest

    Mình tưởng là hồi nguyên thủy thì chúng ta theo chế độ mẫu quyền chứ? Thời mà việc sinh đẻ là quan trọng nhất và phụ nữ có quyền lực tuyệt đối so với đàn ông.
     
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Xin lỗi phải ghi ở trên là thống trị thời cận đại mới đúng, vì hầu hết các xã hội mẫu hệ và mẫu cư còn tồn tại đến bây giờ thì chỉ được phát hiện vào khoảng cuối TK 19 đầu TK 20. Các phỏng đoán về khởi đầu xã hội loài người là mẫu hệ thiếu rất nhiều bằng chứng vào thời điểm đấy nên không chắc chắn về tính xác thực. Vấn đề của nhân chủng học là người ta không thể dựa vào những xã hội nguyên thủy cô lập hiện tại để làm đủ số mẫu mà suy ra xã hội thời xưa được. Cái này chắc phải dựa vào công nghệ hiện đại hơn trong tương lai mới khẳng định được.

    Theo mình biết thì không hẳn là phụ nữ có quyền lực tuyệt đối ở chế độ mẫu quyền nguyên thủy đâu, mà chỉ là tài sản được xác lập về bên thị tộc của người mẹ thôi. Người cha vẫn sở hữu tài sản khi còn sống nhưng khi chết thì nó thuộc về anh chị em ruột của mình, còn con cái không được thừa kế trực tiếp mà từ người mẹ. Điều này không làm cho quyền lực phụ nữ hơn hẳn nam giới vì tài sản thời đó là rất nhỏ, do của cải dư thừa không nhiều. Có nghiên cứu cũng đề xuất thực ra xã hội nguyên thủy ban đầu vốn đã "bình đẳng" giới, vì sự phát triển tự nhiên nên mới phân chia rõ lao động giữa nam và nữ.
     
    surphi10 thích bài này.
  7. surphi10

    surphi10 Guest

    Giờ vật chất quyết định ý thức, xét trên góc độ kinh tế đi.
    Từ xa xưa, phụ nữ yếu hơn nên lo việc bếp núc, đàn ông khỏe mạnh lo việc săn bắt. Và vì săn bắt tạo ra của cải nên được đánh giá cao hơn bếp núc, và đàn ông có được quyền lực. Còn ngày nay thì là đàn ông kiếm được nhiều tiền hơn phụ nữ nên có quyền lực hơn.
    Việc từ xưa tới nay chưa có một nền xã hội mẫu quyền là vì hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của loài người vẫn còn thô sơ lắm và phụ thuộc vào sức mạnh là nhiều. Và cũng vì có quyền lực hơn, nên việc tiếp cận những cách thức tạo ra của cải mới (công nghệ, khoa học...) đàn ông được ưu ái hơn => nên bây giờ, dù lĩnh vực không liên quan đến giới tính cho lắm, nhưng đàn ông vẫn chiếm ưu thế trong các lĩnh vực này. Còn phụ nữ vì những quan niệm thời xưa, nên phần lớn chấp nhận an phận.
    Vì sức mạnh tạo ra của cải => đàn ông có quyền lực, và ngược lại, vì có quyền lực => khả phát triển của đàn ông cao hơn nữ => khả năng tạo ra của cải lại tăng => lại càng quyền lực hơn. Một vòng lặp, phản hồi tích cực, khó mà thoát khỏi.
    ~~~~~~~~~~~
    Muốn có một xã hội mẫu quyền thì phải phá bỏ vòng lặp này. Trong xã hội hiện nay, cũng có 1 vài manh múng làm tiền đề cho sự việc này. Đó là các cá nhân nổi bật như Marie Curie, Hilary Clintion...., và sự ưu ái cho nữ giới trong một số ngành nghề, các ngành nghề tri thức, các vị trí quan trọng trong xã hội đang có xu hướng không còn phân biệt nam nữ nữa, việc tạo ra của cải ngày càng ít phụ thuộc vào cơ bắp hơn, đặc biệt là đàn ông ngày càng bớt cái tôi muốn làm trụ cột gia đình, xã hội lại mà tập trung vào son phấn nhiều hơn. Nhưng mới chỉ là số nhỏ, muốn thoát khỏi vòng lặp này thì phải cần thời gian khá lâu nữa. Nhưng như dù vậy, vẫn chỉ đi đến điểm cân bằng thôi, và khi cân bằng sẽ không có đủ động lực để lật ngược cán cân quyền lực lại. Đến điểm cân bằng này, cần 1 đột phá nào đó mà phụ nữ mới có thể bứt phá và giành lấy quyền lực được.
    ~~~~~~~~~~~
    Nói thì dài, nói chung ý mình là khi nào phụ nữ tạo ra của cải >> đàn ông thì lúc đó xã hội mẫu quyền xuất hiện. Còn vì sao, chưa từng có xã hội mẫu quyền là vì, xã hội con người vẫn còn non trẻ quá, chưa thoát ra được cái vòng lặp: quyền lực <-> năng suất lao động (mà điểm khởi đầu đơn giản là do đàn ông khỏe)
     
    Last edited by a moderator: 6/10/16
    Anita thích bài này.
  8. bigbang4ever

    bigbang4ever Guest

    Thực chất về bản chất dù là chế độ mẫu quyền hay bất kỳ chế độ nào cũng sẽ có ưu điểm và nhược điển riêng. Đối với cá nhân mình là một phụ nữ đương nhiên mình khá thích chế độ mẫu quyền nhưng cũng không phải là quá tôn sùng nó. Đối với mình thế giới bình đẳng là một thế giới tốt đẹp nhất !
     
    Anita thích bài này.
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Tốt nhất không nên nhìn qua giới tính sinh học mà nhìn qua "giới tính tinh thần". Có nhiều người đàn ông mang các "thuộc tính nữ" (eg yếu ớt về tinh thần/thể chất, có nhu cầu tình cảm lớn hơn counterpart, sợ cô đơn, không thích mâu thuẫn) và cũng không thiếu các cô gái mang thuộc tính nam (eg mạnh mẽ về tinh thần/thể chất, ưa cạnh tranh, nhu cầu tình cảm thấp hơn etc). Nên nói chung chung thì vẫn có nhiều trường hợp cá biệt.

    Xã hội chuyển qua phụ hệ khi mà cơ chế của nó đòi hỏi nhiều "đặc tính nam" hơn với nhiều cạnh tranh hơn như các cuộc chiến để xâm lược hay để tự vệ. Ngày xưa gia đình nào nhiều con trai thì cũng dễ sống hơn vì có ưu thế lao động/cạnh tranh cao hơn. Đến thời đại của khoa học kỹ thuật thì tính cách nam vẫn được đề cao , đơn giản là vì nó phù hợp với các công việc này hơn tính cách nữ.

    Cá nhân mình thì thấy sex role thế nào cũng được hết nhưng phải giữ đc cân bằng trong gia đình. Ví dụ người vợ có sức khỏe/tinh thần không tốt lại miệt mài kiếm tiền còn người chồng không giỏi chăm sóc gia đình lại ở nhà làm nội trợ (như nhiều trường hợp trên mấy trang tâm sự) thì không ra sao hết.
     
  10. liperdo

    liperdo Guest

    Có gì đâu. Ai làm tốt vai trò gì thì làm cái đó thôi: một số nữ giỏi kinh doanh kiếm tiền (không giỏi hậu cần), một số nam giỏi ở nhà hậu cần (không giỏi kiếm tiền). Chia theo kiểu người làm tốt cái nào thì làm cái đó vừa có thể cân bằng được công việc trong gia đình, vừa có thể có hiệu suất tốt nhất. Hoặc trường hợp cả hai không giỏi việc nhà thì nên san sẻ bớt cho nhau hoặc mướn người về làm. (như vậy còn có thời gian nuôi dạy con cái)

    Nhưng mà, xã hội phương Đông ít có thoáng như vậy: nam rất gia trưởng, một số người không giỏi kiếm tiền (aka thường xuyên làm ăn thua lỗ) mà vẫn thích thể hiện, nữ sau khi kết hôn lại còn phải dành thời gian lo chồng con (theo quan điểm truyền thống, đàn ông không lo việc nhà) dẫn đến không tiền thì đói. Túm lại, nếu hai vợ chồng truyền thống hết (aka bảo thủ) mà vẫn phù hợp với vai trò thì ổn, nhưng nếu lỡ không phù hợp, thì đói thôi.
     
    Mây Trời thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.