mình đang phân vân có nên mở một cửa hàng bánh, cà phê hay không vì mình vừa có thể chuyên tâm làm thứ mình thích là nấu bếp và làm nên những chiếc bánh ngon, nhưng mình rất ngại kinh doanh và tính toán, đó không phải thế mạnh của mình, và cũng chưa bao giờ động tay kinh doanh gì cả nên mình khá e ngại
@tranda mình nghĩ bạn nên hợp tác với một người đáng tin cậy có đầu óc kinh doanh hoặc bạn bỏ vốn ra mở nhà hàng rồi thuê người tư vấn quản lý.
Chưa kinh doanh bao h mở nhà hàng chi, mở quán cóc là đủ rồi. Dù sao tự làm thì tự có kinh nghiệm vẫn tốt hơn.
Mình là sinh viên Y đa khoa. Cũng sắp tốt nghiệp rồi. Mình cũng băn khoăn nhiều về nghề nghiệp tương lai. Mình thích lí tưởng hóa, yêu thích tâm lí học như các INFP khác. Nhưng hơi khác chỗ mình thích suy nghĩ, suy nghĩ nhiều và rất yêu thích các môn khoa học. Mình chọn học Y theo nguyện vọng gia đình và do cũng muốn thử sức. Mình hơi băn khoăn về quyết định chọn nghề. Nhưng vấn đề đó mình nghĩ không quan trọng nữa. Vấn đề bây giờ là mình nên làm 1 bác sĩ tâm thần hay là 1 bs khoa nào khác? Mình là sv Y, đã đi thực tập bv Tâm thần và chứng kiến thực tế đáng buồn của khoa Tâm lí và Tâm thần ở VN, chính điều đó làm mình băn khoăn. Ai cho ý kiến với!
Nếu bạn đã phân vân thì có tức là bạn đang phân vân giữa sở thích và lợi ích rồi. Bạn có thể kể ra xem bạn có bao nhiều lựa chọn sau đó tự đánh giá xem vào khoa nào là lợi nhất. Btw, về mặt cơ bản thì ngành nào chả có thực tế đáng buồn. Bạn có thể kể rõ hơn về thực tế đáng buồn của khoa Tâm lí là gì được không ạ?
1) Mình không cân nhắc lợi ích, thật sự cái mà mình cân nhắc là năng lực bản thân. Làm 1 bác sĩ thường thôi cũng cần nhiều thứ rồi, đam mê, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, tư duy, sự hi sinh, khả năng học hỏi, môi trường, thầy cô đàn anh đi trước... Vấn đề là mình ngại giao tiếp, mình nghĩ mình phải khắc phục nó. Nói chung đó là sự dằn vặt. 2) Về cái thực trạng. Đi Tâm thần mình thấy thế này, kể 1 trường hợp lâm sàng cho dễ hiểu: 1 bn nữ, 18 tuổi, đi khám và nhập viện tâm thần vì kích động và đập phá. Cách 4 năm, khi đang học lớp 8, bn bị bạo hành học đường, bn bị một sang chấn tâm lí mạnh, không muốn đi học vì lo sợ bị hành hung. Tuy nhiên, bn vẫn đi học sau khi được trấn an bởi gia đình. Cách 2 năm, tình trạng bạo hành vẫn tiếp tục. Tết lớp 10, bn không đi học nữa. Bn luôn luôn lo lắng, luôn nghĩ rằng có người đi theo, lo sợ bị đánh đập và luôn nghĩ rằng mọi người xung quanh luôn muốn hại mình. 1 năm nay, bn nóng tính hơn, đập phá đồ đạc, nói lảm nhảm. Bn phủ nhận về các ảo giác. Tiền căn: con 1/2. Phát triển tâm vận bình thường. Em bà nội bị tâm thần phân liệt Trước đó, bn là người vui vẻ, thích chơi đùa với bạn bè, gia đình, hòa đồng, học lực khá. Bn không chấp nhận về chẩn đoán của mình, từ chối uống thuốc và rất đau khổ. Tư duy và trí năng bình thường. Giảm tập trung và chú ý. Câu hỏi của mình: Nếu gặp bn này vào thời điểm bn lớp 9, các nhà tâm lí học sẽ can thiệp như thế nào để thay đổi tiến trình này, cụ thể kế hoạch can thiệp?
Vậy thì bạn cũng có thể kể ra năng lực của bạn phù hợp với những khoa nào và so sánh để lựa chọn. Nếu bạn thật sự là INFP, sở thích cũng là một loại năng lực mà bạn có. Theo mình, đấy không phải thực trạng đáng buồn mà là công việc luôn rồi. Họ đang đau khổ và người bác sĩ tâm lý, tâm thần sẽ tìm cách giải quyết cho họ. Họ cần những người như chủ thớt. Cái này nếu như chủ thớt thấy không phù hợp thì đúng là nên đổi khoa. Ờ, cái này hỏi nhầm bếp rồi thớt ei. :v Cái này cần hỏi các nhà vật lí học để họ nghiên cứu máy lùi thời gian chứ hỏi thường nhân như mình sao trả lời đây
Ba Bạn chưa hiểu ý mình rồi, mình đang hỏi can thiệp cụ thể như nào mà? Vấn đề ở chỗ này này bạn. Thực tế, bác sĩ tâm lí không tham gia vào trị liệu cho bn tâm thần phân liệt. Và quan trọng hơn, thực tế, bn tâm thần nói chung cũng không muốn gặp cv trị liệu tâm lí. Cái này mới là đáng buồn này. Tại sao họ lại không muốn gặp? Vì họ thấy cải thiện không nhiều so với thời gian và công sức bỏ ra và thuốc là nhanh gọn lẹ. Còn về cô bé, mình không muốn nói thêm nữa, đó là một chuyện buồn. Bạn tránh né nên thôi mình cũng chả nói nữa. Về bản thân mình, mình hướng nội, ngại giao tiếp nhưng có khả năng thấu hiểu và đồng cảm, ngại va chạm, thích suy nghĩ và giải quyết các vấn đề. Thật sự, phải trong cuộc, là 1 bs thì mới hiểu bạn. Cám ơn vì đã reply mình.