Thắc mắc

Thảo luận trong 'Giao lưu-Tâm sự' bắt đầu bởi lemming, 31/10/16.

  1. Anita

    Anita Guest

    Hiểu theo kiểu Rogp10 có vẻ ổn đấy, quy trình v~ :D

    Còn nếu chọn tin hoặc không, thì khác, với kiểu chọn là niềm tin luân hồi, hiểu đúng kiểu Ni dom thật nhưng phần lớn dân số ko phải ni dom nên dễ dẫn đến cô Yến và chùa Ba Vàng lắm = )))

    (Các bạn Ni dom thì dĩ nhiên hiểu cách Ni dom tính r = )))

    Nhiều con người có tố chất rất cunning, người tạo ra cái framework nào đó là ví dụ. Chỉ một cái framework thôi mà giải quyết được bao nhiêu vấn đề từ dân số, xã hội, tâm lý....

    Vào 4r thực ra muốn phản biện nhiều lắm cơ mà thấy việc áp đặt suy nghĩ là ko cần thiết nên thôi, ai về nhà nấy
     
  2. kwideur

    kwideur Guest

    Mình thì chả tin chuyện có kiếp trước.....Sống kiếp này được ồi....Con đường tu tập thì cái cuối là "không chấp vào gì cả". Mong muốn hết đau khổ cũng là mong muốn....Mà còn mong muốn thì e rằng khó mà tu thành công.

    Và mình thấy một điều nữa...đi tu có thành thì cũng là để giúp đời. Chứ đi tu mà chỉ để giúp mình thì nó cũng chả có ý nghĩa gì.
     
    Anita thích bài này.
  3. maybells

    maybells Guest

    Phật giáo như kiểu bao trùm hết, kiểu người nào, với suy nghĩ gì thì cũng có lối dẫn dắt họ tin là đi tu giúp ích cho họ. Mình thấy con người bản chất là luôn có mong cầu, dù cầu cho giúp những người khác thì cũng là mong cầu. Cũng có thể coi là nhằm vào mong cầu của con người mà dẫn dắt người ta vào con đường tu.
    Còn tu xong rồi thấy được gì thì ai biết được. Nhưng cách hoạt động của nó kiểu như vậy.
    Mình chỉ muốn nói cảm nhận của mình khi tìm hiểu đạo Phật thôi, và tìm hiểu thì cũng tàm tạm kiểu đứng ngoài nhìn, chứ cũng không có gì tranh cãi ở đây.
     
    Anita thích bài này.
  4. Pennyworth

    Pennyworth Guest

    Theo những gì mình đã nghiên cứu sơ qua thì thuyết Vô thường, Tứ diệu đế và Bát chánh đạo mới là trọng tâm của triết học Phật giáo. Nói nôm na là đã theo thuyết Vô thường rồi thì luân hồi, đầu sinh chuyển thế như trong đạo Hindu là không thể tồn tại, vì con người là vô ngã, linh hồn không phải là thứ vĩnh hằng bất biến. Vì vậy luân hồi trong Phật giáo phải có ý nghĩa khác. Và quan điểm giải quyết vấn đề của Ni-Ti ở đây là chấp nhận sự vô thường của thế gian và không còn cảm thấy khổ đau nữa vì mọi thứ đều là lẽ tự nhiên, một quan điểm mà mình không theo nổi.
     
    Anita thích bài này.
  5. maybells

    maybells Guest

    Luân hồi cũng không phải nghĩa là linh hồn bất biến. Nếu tìm hiểu thêm thì nên đọc 12 nhân duyên nữa.
    Theo mình hiểu nghĩa của vô thường và vô ngã theo ý của bạn có lẽ là nói về tánh Không. Tức là cái gì hiện hữu thì cái đó là do những nguyên nhân và những điều kiện (những duyên) tạo thành. Bản chất con người và sự vật là duyên sanh, nên chúng không hiện hữu tự mình một cách nội tại mà luôn tùy thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện khác. Không có thực thể nội tại nên gọi là vô ngã, hay vô tự tánh. Nên là vô sanh, là tánh không.
    Tánh không cũng không bác bỏ luân hồi. Có 1 lập luận mình từng đọc được thế này. Nước nếu giữ được tự tánh của nó thì không thay đổi, không biến chuyển, không thể chảy, không thể bốc hơi, không thể đóng băng, không thể trở lại thành khí hydro và oxy. Vì nước có bản chất là vô tự tánh, nó có thể chảy, bốc hơi, đóng băng, tan thành khí. Tại sao Phật giáo nói có tái sanh, có luân hồi lại đồng thời nói vô ngã? Đã nói luân hồi, tái sanh thì phải có một cái ngã để luân hồi, tái sanh chớ? Trong bối cảnh của tánh Không, chúng ta có thể trả lời, chính vì vô ngã, vô tự tánh, (nên) mới có tái sanh, có luân hồi. Nếu có một cái gì thực sự là ngã, là có tự tánh, thì làm gì có sự thay đổi, lưu chuyển, luân hồi?
    Phân tích ra thêm, thì sự tồn tại của mỗi người, rồi những gì xảy ra với họ, rồi những thứ quanh diễn ra cũng đều do duyên sanh, tức đều có những nguyên nhân hợp thành. Dù là nguyên nhân có thể thấy trong đời này hay vốn từ đời nào đó, hay là do nhiều nguyên nhân phức tạp chồng chất lên.... Cho nên cách giải quyết ở đây không phải là chấp nhận nó là lẽ tự nhiên không thể làm gì được rồi không đau khổ đâu. Thật ra thì nếu đã biết là vậy thì nên vừa biết phải không bấu víu vào ý nghĩ mọi thứ bất biến để hành động và suy nghĩ vì mọi vật đều thay đổi vừa phải có trách nhiệm hơn vì chính mình là kẻ gây hậu quả cho mình.
     
    Anita thích bài này.
  6. Pennyworth

    Pennyworth Guest

    Uhm thì cái mình muốn nói là luân hồi của đạo Phật rất khác với quan điểm luân hồi phổ thông (xuất phát từ đạo Hindu).

    Nhưng là con người thì vẫn luôn có chấp và khó chấp nhận thứ mình chấp thay đổi, tan biến hoặc không thể đạt được. Phật giáo chủ trương bỏ chấp vì nó gây ra khổ đau, nhưng bỏ chấp rồi thì chúng ta cũng không còn là người nữa (chắc là thành phật).

    Một INTJ mình biết lại có quan điểm đơn giản (dù phi thực tế) là, muốn thoát ra khỏi bể khổ phải có đủ sức mạnh để kiểm soát cái vô thường, hay vận mệnh. Nói nôm na là nếu người mạnh như chúa sáng thế thì không gì có thể làm ngươi khổ đau được nữa. Ngươi thích thì nói 1 + 1 = 3, không ai cãi được (quá tự sướng)

    Và nếu có được sức mạnh như vậy cũng đồng nghĩa với tự thân thoát khỏi luân hồi: tìm cách giữ cho tự tánh của mình bất biến không đổi, từ vô ngã hóa hữu ngã, hoặc là đem bản thân quy tắc hóa ( vật chất trong vũ trụ thường xuyên biến đổi, nhưng các loại quy tắc thì thường là không, hơn nữa nếu tồn tại hạt cơ bản nhất thì hạt đó hẳn cũng là bất biến). Và do bản thân đã trở nên bất biến, entropy nội tại không còn tăng nữa nên cũng không cần trao đổi chất với môi trường bên ngòai, cho nên cũng đồng thời vĩnh sinh.

    Nhìn chung quan điểm của Phật giáo vẫn thực tế hơn nhiều. Ngươi chấp nhận mà mình vô lực với vận mệnh, nên ngươi phải chấp nhận buôn bỏ để không còn khổ đau nữa. Đây là con đường thuận Thiên.
     
    Last edited by a moderator: 26/4/19
    Anita thích bài này.
  7. Anita

    Anita Guest

    Triết của Phật rất trừu tượng, không hề rõ ràng, cho nên mới dẫn đến vô vàn cách hiểu như vậy
    Không rõ giáo lý gốc của Phật thế nào. Như kiểu Jung đề ra các functions ấy, sau này bị hiểu loạn xạ :D
    Thấy các bạn ai cũng có ý đúng. Cơ mà mình đồng ý là linh hồn ko có thật, nếu hiểu luân hồi theo kiểu linh hồn tiền kiếp thì duy ngã độc tôn quá. (Ps: các kiếp có thể hiểu là các kiếp trước từ gene) Luân hồi theo mình hiểu là chỉ sự vận động luân chuyển không hồi kết... Do đó ko mâu thuẫn gì với toàn bộ giáo lý đạo Phật.
    Mình có tìm hiểu sơ về Phật giáo nhưng phần lớn quên gần hết(chỉ nhớ là triết Phật khá hợp lý), nên sẽ hệ thống theo cách của mình một chút.
    Đại khái là vũ trụ không có điểm khởi đầu và kết thúc, mọi thứ phụ thuộc vào nhau, luôn vận động luân chuyển liên hồi(vòng xoáy sinh diệt). Sau đó sinh ra duyên khởi. Và rồi là khổ.
    “Khổ” thực ra là ràng buộc. Đi tu là diệt khổ, diệt mọi mối ràng buộc. Niết bàn là trạng thái/cảm giác đạt được khi diệt hết được mọi ràng buộc, là sự giải thoát, hoàn toàn tự do không ràng buộc bởi bất kỳ điều gì.
    Phật không bắt mọi người tu hành, nếu tu mà không được thì vẫn có thể hoàn tục
    Phần lớn tôn giáo hướng đến những người khốn khổ, nên nhập đạo muốn hết khổ tâm thì tu. Còn muốn hết khổ thân chắc phải tự sát :D cơ mà tự sát ảnh hưởng tới tiêu cực tới không khí chung nên bị quy vào tội.
    Nhân tiện các bạn nghĩ sao về phổ biến việc trợ tử ?
     
  8. Yukio

    Yukio Guest

    "gặp thần giết thần, gặp Phật giết Phật"
     
  9. Anita

    Anita Guest

    Ở phương Đông tâm lý con người có kiểu tôn sư trọng đạo, chứ ở phương Tây chúa Jesus bị giết(đóng đinh trên cây thập giá)
     
  10. Em không hiểu ví dụ này.

    Đóng đinh bởi những người ngoại đạo, cho Chúa Jesus đang truyền bá tà giáo. Rất nhiều tôn giáo nào thuở ban đầu đều bị tẩy chay như vậy, không kể Đông Tây.

    Những nguyên nhân sâu xa hơn, xin tạm gác qua một bên. Chỉ tập trung vào ý phân biệt Đông Tây qua ví dụ này.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.