Lý thuyết Introversion Sensing ( Cảm quan hướng nội ) Spoiler + Tầm nhìn có sự liên kết các chi tiết trong quá khứ cho nên người dùng Si có thể có trí nhớ rất tốt . Người dùng Si tin vào kinh nghiệm và coi nó như một phương châm để đưa ra quyết định + Có xu hướng quen dần & ổn định với việc làm mà họ làm hằng ngày , không có yếu tố thay đổi thất thường + Làm việc theo 1 chuỗi hệ thống , cố định , có cấu trúc liên kết chặt chẽ , mọi thứ phải thật rõ ràng - Người dùng Si có thể có xu hướng bảo vệ nguyên tắc cá nhân . => Nếu Si là chủ đạo , Si có xu hướng hạn chế các chủ để có tính khai triển tầm xa , tương lai xa ( Ne ) Extraverted Sensing ( Cảm quan hướng ngoại ) Spoiler + Tầm nhìn có sự giao tiếp trực diện với các chi tiết hiện hữu thông qua nhận thức về môi trường cụ thể bằng tất cả cảm nhận - nhận thức từ phía giác quan ( ngửi , nghe , nhìn , cảm nhận v..v ) [Se thích cảm nhận , tận hưởng cái đẹp lướt qua tầm mắt , cảm nhận 1 chuyến đi du lịch đây đó , thưởng thức - thức ăn ngon .....] + Se có khả năng - nhai lại , sao chép những thứ ảnh hưởng từ môi trường của họ , những thứ hiện hữu trong tư duy hiện tại của họ . + Se có thể cảm nhận tốt các tính chất thuộc về vật lý , ước lượng không gian , tính chất của sự vật hiện tượng . + Se còn có khả năng biểu hiện như một dạng trực giác - những tư duy kì lạ - ngẫu nhiên - thất thường diễn biến thông qua logic của họ , cảm nhận giác quan cho rằng điều gì đó sẽ tới ( có thể vừa giống Ne , Ni - nhưng bất thường và thiếu ổn định - người ở hữu Se thường có rất nhiều khát vọng không theo 1 trật tự rõ ràng tùy vào điều kiện ngoại tác ) + Chức năng Se nếu không được kiểm soát có xu hướng : bốc đồng , bất thường , liều lĩnh - có thể làm ảnh hưởng hoặc làm tổn thương người xung quanh . => Nếu Se là chủ đạo , Se có xu hướng nhắm trực tiếp tới các sự kiện thực tế - hạn chế các vấn đề tư duy trừu tượng ( Ni ) Nhận định Cảm quan hướng nội ( Si ) Si thường thấy ở ISJ , họ có xu hướng không quen tiếp xúc với người lạ ảnh hưởng bởi đặc tính hướng nội của chủ đạo Si . Họ có thường làm việc theo một thói quen , nguyên tắc , bảng kế hoạch , thời gian biểu , họ quen với truyền thống và phong tục tập quán sinh hoạt . Họ rất thích hợp với các công việc đòi hỏi tính chăm chỉ , điều độ . Họ nhìn thấy được vai trò của mình trong công việc , hài lòng với nó cũng như thực hiện nó tốt nhất với chức trách của mình , họ thích mọi thứ với họ phải thật rõ ràng đã được biết chắc chắn , ví dụ như : đồng lương ổn định , biết rõ ràng giá trị lương mình được lãnh là bao nhiêu . Những thay đổi thất thường và bất chợt là điều đáng lo ngại với họ . => Nhóm này thường khó chịu với thuộc tính thất thường của xSFP bởi tính bất thường và khó đoán của họ Cảm quan hướng ngoại ( Se ) Se thường dễ thấy ở ESP , luôn tồn tại khí chất của nhiệt huyết , hào hứng . Họ là những người rất thực tế , con người của thực tại . Họ thích tính linh hoạt , trải niệm mới và thú vị với chúng . Họ thích thể thao , các hoạt động điển hình có tính quy mô và muốn thể hiện tài năng của mình với thế giới . Họ là những người có con mắt thẩm mỹ nhìn vào chi tiết và kĩ lưỡng , nhiều khi họ đặc biệt soi xét " những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống " . Se user sẽ khôn khéo nếu đi chung với tư duy tĩnh Ti vd : xSTP Điều này giúp họ hạn chế được tính bốc đồng thiếu tính kiểm soát của Se , mang theo cho họ sự điềm tĩnh tối ưu - kĩ lưỡng hơn khi truy xét vấn đề bằng thuộc tính chính xác của Ti , mang theo Fe kèm tính hòa giải thay vì làm sôi sục 1 vấn đề sự kiện . => Sẽ rất thích hợp để ESP tham gia các công việc liên quan tới tính đại chúng . Họ rất thích hợp làm việc môi trường cộng đồng .
Mình nghĩ mình có Si.Mình thường lên kế hoạch những việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định,hay làm việc theo thói quen,dựa vào kinh nghiệm,thích mọi thứ phải rõ ràng nhưng khác ở đây là mình không yêu cầu mọi thứ phải thực sự quá chắc chắn và có thể quyết định rất nhanh.
Giả sử mình là ISTP thì liệu có phải cặp Ti-Se trong mình hoạt động làm mình có cảm giác như mình có Si ?
Tất cả là do Ti bạn ạ ! Ti chỉ tin những thông tin mà nó kiểm chứng ( experience ) , mình có 1 ví dụ như vầy : 1 con người hay đa nghi ( Ti ) chỉ tin những gì anh ta trải niệm thông qua nhận thức - ý thức rằng nó là đúng ( thông qua Se hoặc Ne ) Ở đây bạn sử dụng Ti chủ đạo song song với trải niệm nhận thức ( Se ) bạn nghĩ mình có Si nhưng đó lại không phải Si mà là do hoạt động mạnh mẽ của Ti Mô thức điển hình cho bạn dễ hình dung : ISTx : Ti + Se = Si + Te INTx : Ti + Ne = Ni + Te ESTx : Te + Si = Se + Ti ENTx : Te + Ni = Ne + Ti Ở đây ta có ví dụ : ISTP & ISTJ cùng điểm mạnh ( ISTx) nhưng khác nhận thức Đánh giá ( J & P ) P = Quan niệm - hấp thụ - Nhận thức J = Đánh giá - Phân tích P thì phóng khoáng hơn J , dễ tính hơn ít phán xét hơn , ít chịu nguyên tắc hơn , nói chung là dễ chịu hơn blah blah blah ...
@EvernaloneKZ có lẽ bạn nên làm một topic hay chỉ cách để phân biệt người có Si và giả lập Si từ Ji dom. Mình cũng chưa hiểu phần này, mà mấy type IN việc bị nhầm lẫn nhau vì giả lập type rất nhiều
Ờh ! kiến thức MBTI dựa trên thuyết học Carl Jung bao trùm khái niệm dựa trên nghiên cứu cốt lõi tâm lý, thường thì nếu theo lý thuyết nguyên bản , cá nhân có thể tự phân loại style , các bài test ăn liền của các website khiến người ta nhìn nhận sai style của cá nhân, nó bóp méo kiến thức nguyên bản hết sức linh tinh rằng là : P là : Linh hoạt , J là : nguyên tắc --> hết sức là vớ vẩn ! P viết tắc là Perceiving - Trên nền tảng gốc : Perceiving in pattern Infomation-collect - Nhận thức hấp thụ thông tin J viết tắt là Judging - Trên nền tảng gốc : Judging in pattern infomation-collect - Phán xét thông tin thu nhận Từ đó có các lý do khiến nhóm khuynh hướng P thoải mái hơn J , ít chịu các tính chất cố định như J Còn về phần +Đối với NP : Ne là nhận thức hấp thụ tư duy giả lập , người sở hữu Ne ( ngoài ra còn có Se của SP ) dễ bị chi phối ( do hấp thụ ) ảnh hưởng bởi tích cách của người khác . Về cấu trúc đúng của tâm lý , con người tồn tại cả 8 Functions, trong đó 6 Functions hoạt động dưới trạng thái Vô thức ( passive ) các nhận thức này không ổn định điều tiết khiến tính cách con người có thể bị thay đổi - Tuy nhiên bản chất cốt lõi ( core ) tức true style là hoàn toàn cố định. Ví dụ nếu bạn là INFP --> tới già bạn vẫn là INFP dù tính cách có phần thay đổi điều tiết với xã hội nên phải hành xử giống ISTJ ( để thích nghi ) chả hạn.
Vấn đề giả lập là thế này: Ví dụ như mình là INTJ (Ni Te Fi Se), mình đọc thấy các mô tả về Ti thì mình thấy rất giống mình, và mình cũng phân tích từng thành phần theo kiểu logic tương tự với Ti-user, blah blah… giống Ti-user (ý là vẻ bề ngoài rất giống). Nhưng mình vốn không có Ti, vậy cái mình thấy giống Ti là từ đâu ra? Giải thích của mình là do việc sử dụng Ni Te để đối phó với các vấn đề bên ngoài, khiến bản thân mình tạo ra một dạng có vẻ tương tự như Ti, làm mình cảm thấy là mình dùng Ti-dom(chứ không phải mình dùng Ti thật). Theo kinh nghiệm của mình trong các trường hợp mistype thì các bạn sau khi tìm hiểu MBTI tới các khái niệm về cognitive functions rồi nhưng do chưa thực sự hình dung và gặp những type có các function mình không có, hay do chưa hiểu đến bản chất và cơ chế hoạt động của các function đó mà còn phải phụ thuộc vào việc xem xét hoàn cảnh bên ngoài khá nhiều khi định loại types nên bị nhầm lẫn theo dạng mình vừa ví dụ – mà mình gọi là giả lập type. Cụ thể: INTP (Ti Ne Si Fe) do sự tương tác hoạt động của Ti Ne nên khiến bản thân tưởng là mình dùng Ni. Từ đó mistype thành INTJ hoặc INFJ. INTJ (Ni Te Fi Se) do sự tương tác của Ni Te nên tưởng là dùng Ti, và bị mistype thành INTP. INFJ (Ni Fe Ti Se) do sự tương tác của Ni Fe nên làm cho bản thân và người khác tưởng mình là INFP. ISTP (Ti Se Ni Fe) do sự tương tác hoạt động của Ti Se nên tưởng là dùng Si, và bị mistype thành ISTJ hay ISFJ. … (Chắc đọc tới đây thì ai cũng nhận ra khuôn mẫu rồi). Ở các type hướng nội (I), việc nhầm lẫn này thường gặp ở các bạn quá có xu hướng sử dụng dominant function trội hơn rất nhiều so với auxiliary function, khiến aux. function ít được có cơ hội phát triển. Ví dụ như là ISTP mà chỉ thích ngồi nhà chơi game, học lập trình cả ngày chứ không/cực ít ra ngoài tham gia các hoạt động thể chất, hoạt động tập thể khiến cho Ti rất trội nhưng Se ít được chủ động dùng tới. Còn các type hướng ngoại (E) thì mình thấy ít có sự nhầm lẫn ở bản thân như các bạn I, nhưng lại cũng dễ khiến những người khác xung quanh bạn nhầm lẫn. Ví dụ như ENTP (Ne Ti Fe Si) bị người khác tưởng nhầm là có Te-dom nên bị phân loại thành ENTJ. ENTJ (Te Ni Se Fi) thì bị tưởng nhầm là ENTP. Ngoài ra còn nhiều kiểu tương tác khác do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các kiểu mistype khác nhau, nhưng mình thấy nói nhiêu đây là đủ mệt rồi.
Suy luận có logic nhưng thực chất không phải vậy ( cụ thể là sai ). Chẳng qua cái nhầm lẫn này là do các bài test ăn liền và lý thuyết bị bóp méo. + Các Functions nguyên bản cố định Ti , Ni , Si , Fi Đặc tính chung : Trải niệm ( kinh nghiệm ) , sắp xếp , xây dựng ^( giải thích vì sao mà ISTP lại cảm thấy nhận thức của mình giống Si , có thể là Ni đại loại vậy ) + Các Functions nguyên bản có tính biến động Ne , Se , Te , Fe Đặc tính chung : Hấp thụ , biến đổi , dựa trên điều kiện ... + Trong đó Vision ảnh hưởng tới nhận thức quan P or J Perceiving : Ne , Se Judging : Ni , Si Mô thức : đã diễn tả ở trên etc : ISTJ giống ISTP điểm mạnh nhưng khác khuynh hướng Cùng điểm chung : - Nhận thức Hướng nội - Tầm nhìn trải niệm vật lý kiểm chứng (Sensing) - Nhận thức dựa trên phân tích (Thinking) Khác nhau về cách thức nhận thức P & J : - Đối lập nhau về toàn bộ Functions bên trong