[Triết học] Đâu là việc đúng nên làm?

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Nguyễn Huy Tử Quân, 30/11/14.

?

Nếu bạn là tàu trưởng, bạn lựa chọn gì?

  1. Rẽ vào đường ray phụ, giết 1 công nhân thay vì 5.

    46.7%
  2. Đi thẳng, giết 5 công nhân.

    53.3%
  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Winter Hexagon : Đó là mình xét phần nên làm, dựa trên các yếu tố có sẵn chứ không đưa thêm thông tin. Còn xét về mặt đạo đức đơn thuần (phần đúng) thì lại phải trích câu nói của Niezsche "Alles is erlaubt, nicht ist wahr" (phiên bản Tiếng Anh được sử dụng trong series trò chơi Assasin's Creed "Nothing is true, everything is permitted" - Không có đúng (và sai), mọi hành vi đều được phép). Đại ý là người ta được phép làm mọi thứ nếu chấp nhận và không chạy trốn hệ quả của nó.

    Con người thường ăn năn về cái hành vi trong quá khứ. Thực ra, trong một thời điểm cụ thể thì hành vi đó là lựa chọn tốt nhất để thỏa mãn những mong muốn ở thời điểm đó của người đó. Nếu không hiểu được điều này thì cả cuộc sống của con người dễ rơi vào một chuỗi dài những ân hận. :)
     
    AnitaEvernaloneKZ thích bài này.
  2. Bỏ qua những mập mờ cùa thuyết định mệnh, mình đưa ra ý tưởng rằng: người có ít lỗi hơn thì không xứng đáng phải chết bẳng. Và nên nhớ rằng chúng ta đang phải cân nhắc giữa 2 lựa chọn khó khăn, bất kì lựa chọn nào cũng có người phải chết. Xin nhắc lại, bất kì lựa chọn nào cũng có người phải chết.
    Tuy nhiên, đó không phải là thứ mình tâm đắc nhất. Lập luận vững chắc nhất mà phe phản đối bẻ lái có là: "Anh công nhân là chủ nhân tuyệt đối của mạng sống anh ta. Đồng nghĩa rằng, người lái tàu (và bất cứ ai khác) đều tuyệt đối không có quyền hy sinh mạng sống anh ta, cho dù lí do có chính đáng như thế nào đi chăng nữa."
    Mình cũng mạnh dạn đề xuất rằng, Nếu ai đó cho rằng nên hi sinh 1 để cứu 5, thì điều duy nhất họ được làm là thuyết phục anh ấy làm như vậy.
     
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Nếu hoàn toàn dựa trên đạo đức thì đây không phải cuộc tranh luận (debate) mà là một cuộc thảo luận (discussion) vì mỗi người đều đưa ra nhận định của mình và không thể bác bỏ nhận định của người khác (do quan điểm đạo đức là tùy thuộc từng cá nhân).

    Trong trường hợp này, "Người có ít lỗi hơn không đáng chết bằng" là một quan điểm xã hội. Nó tùy thuộc vào góc nhìn của người đưa ra ý kiến chứ không phải sự kiện khách quan. Nên cũng không thể dùng lập luận khách quan để bác bỏ nó.
     
    EvernaloneKZ thích bài này.
  4. làm ơn tập trung vào vấn đề, lập luận có logic hơn và đừng đưa thêm mấy cái nhận xét võ đoán kiểu này. More rational!
     
    Last edited by a moderator: 1/12/14
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @ Nguyễn Huy Tử Quân: Rất cảm ơn nếu như bạn chỉ ra chỗ phi logic trong lập luận?

    Như @Ngọc Tiến nói, không nên đưa vào tranh luận những vấn đề không thể định lượng. Tốt, xấu, đúng, sai là những vấn đề không thể định lượng, vì đó là những quan niệm xã hội. Vì thế, ở các bài phía trên mình chỉ chỉnh lại các nhận định sai và đánh giá dựa trên lợi ích.

    Nói rõ hơn, "Có lỗi thì đáng chết hơn" không phải một lập luận chính xác về logic. "Vì anh đứng trên đường tàu (1) và con tàu chạy tới (2) nên anh chết (3)". (1) + (2) -> (3) mới là hợp logic. Nhưng xét về đạo đức thì có người thích cái này, có người thích cái kia hơn. Đó là giá trị đạo đức của riêng họ. Như Niezsche nói, nothing is true, mỗi người đều có quyền hành động theo mong muốn của mình, miễn là họ chấp nhận hệ quả của nó. Người nhân đạo thì muốn cứu năm người, hoặc cũng có người sẽ đâm một người rồi sau đó tự sát để đền mạng cho người đó, người thờ ơ thì kệ, đâm ai cũng vậy...Chẳng hạn thế. Câu hỏi này chỉ là một trắc nghiệm xem một người sẽ hành xử ra sao để từ đó lý giải những mâu thuẫn bên trong họ mà thôi.

    Trong trường hợp này, một cuộc thảo luận có ý nghĩa tham khảo nhiều hơn, do 2 phía đều đưa ra quan điểm của mình.
     
  6. Đáng ra ngay từ đầu em nên xưng hô phải phép hơn.
    Đầu tiên, em xin đính chính lại câu nói của Nietzsche là

    Tuy chưa hiểu về ý nghĩa của câu nói này, nhưng việc dùng danh ngôn của ai đó để đem vào làm nền tảng cho lập luận là ngụy biện. Hãy xét một ví dụ giống nhưng phơi bày bản chất hơn, như thế này:

    Và với những ai không theo chủ nghĩa hoài nghi (về đạo đức), hãy cùng nghe xem Kant đã trả lời câu hỏi "quy luật đạo đức xuất phát từ đâu?" dứt khoát ra sao:
     
    Last edited by a moderator: 1/12/14
    Anita thích bài này.
  7. @Nguyễn Huy Tử Quân đừng phóng chữ lớn lên, nhìn khó chịu lắm.

    Để mình nói bạn thử nhé, ở đây là đang không bàn về đúng sai, nên việc ngay cả người giảng đó là giáo sư Harvard cũng trích dẫn lại các câu ngày xưa để nói ra ý của các vị ngày xưa để thảo luận hay các quan điểm khác. Nhưng ông ấy không hề khẳng định bất cứ cái gì là đúng hay sai. Nên nếu bạn đủ khả năng để khẳng định là

    Nghĩa là điều bạn nói là đúng, các điều khác là sai. Trong khi đây là 1 việc bạn có chắc là bạn đúng 100% không?
    Mình đã nói từ đầu mình chưa hề xem đây là tranh luận, nên mình sẽ không tham gia bất cứ comment nào nữa. Bởi vì tranh luận là để tìm ra điều đúng điều sai thật sự. Trong khi mục đích của bài giảng đó cũng như các vấn đề được đưa ra là để chúng ta suy nghĩ cũng như nói về luật pháp không hề đúng với tất cả mà chỉ có vẻ thỏa mãn được xã hội, văn hóa nơi đó và số đông. Và nó không hề có yếu tố hoàn toàn đúng hay sai.

    Còn nếu bạn nói đưa danh ngôn là ngụy biện, thì giáo sư kia là 1 kẻ ngụy biện hàng đầu và vì vậy nên tụi mình không đủ khả năng tranh luận khi ông ấy còn chưa đủ đâu.
     
    Anita thích bài này.
  8. em nói hành động dùng danh ngôn để làm nền tảng cho lập luận là ngụy biện. trong bài giảng kia, giáo sư truyền tải tư tưởng của các triết gia bằng nhiều cách bao gồm đưa ra danh ngôn của họ, nhưng ông không dùng bất cứ danh ngôn nào để đưa ra kết luận. còn anh @cercavie01 thì khác.

    Ít ra là trong trường hợp này, em tin tưởng hoàn toàn vào lập luận về sự tự sở hữu chính mình. (Ít ra là cho đến khi có người chứng minh được nó sai)
    thứ em phản đối ở đây, là tư tưởng của chủ nghĩa hoài nghi, phủ nhận sự tồn tại của đạo đức. chứ không phải là em dám khẳng định là mình có thể tìm ra đúng-sai bằng cách tranh luận. :))
     
  9. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Nguyễn Huy Tử Quân: Bạn có một chút nhầm lẫn vì lỗi "appeal to authority" chỉ xảy ra khi người được trích dẫn không có uy tín, chuyên môn về lĩnh vực đó (xem thêm về lỗi này ở đây) . Chẳng hạn, "Bác Hồ phát biểu 1+1=3 nên 1+1=3" là một lập luận mắc lỗi logic vì Bác Hồ không phải người có uy tín chuyên môn trong lĩnh vực toán học (mặc dù có thể rất có năng lực ở một lĩnh vực khác).

    Trong trường hợp này cả Nietzsche và Kant đều là những nhà triết học (có thể tạm coi là) có uy tín và chúng ta đang bàn về vấn đề triết học, nên có thể trích dẫn câu nói của họ.

    Câu nói nguyên thủy của Niezsche là "Nichts ist wahr, Alles ist erlaubt" trong cuốn Also sprach Zarathustra. Các biến thể của nó thì mình không biết. Bạn có thể sử dụng google lại để kiểm chứng.

    Mình không bàn đến nguồn cơn của giá trị đạo đức, mà bàn đến tính đúng sai của nó. Ở điểm này, mình nhất trí với @Ngọc Tiến là không thể định lượng được tính đúng - sai của một giá trị đạo đức. Không có lý do gì để bảo một ai đó là người tốt-người xấu chỉ vì mình suy nghĩ khác họ.
     
    EvernaloneKZNguyễn Huy Tử Quân thích bài này.
  10. @cercavie01 mệt mỏi. mà em nghĩ là mình cũng còn nhiều chỗ chưa thực sự hiểu vấn đề. giống như 1 kẻ khờ dại thì không thể chạm tới chân lí được. nên phải tìm hiểu thêm nhiều và ngừng tranh luận thôi. hehe
     
    Last edited by a moderator: 1/12/14

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.