Đoán là ESTJ. Người này là GS Nguyễn Văn Tuấn chuyên về dịch tễ học của Aus(hình như khá nổi trên mạng VN phe lề trái). tuan's blog Các bài viết hay có stereotype, quy kết một phần tử đặc biệt thành cả một tập hợp chứa nó. Như kiểu gặp một người nc ngoài có ấn tượng xấu, thế là cho rằng tất cả người dân đất nước đó đều như vậy. Nội dung đa phần là số liệu, dữ kiện, quy trình chứ ít thấy cái phương pháp nên Te dom chứ ko phải Si.
Spoiler: của GS Ngô Bảo Châu Nghe đài France Inter trên đường đi làm hôm qua nghe thấy câu nói này hay quá: "L'humour, c'est la politesse du désespoir". Thả nào người Việt mình cười nhiều thế, suốt ngày cười ngằn ngặt. Chắc ông hơi lộn "sự hài hước"(1) và "sự cười"(2) nếu cho rằng dân việt làm l'humour (1) thì là chủ động tạo trò cười còn (2)là nạn nhận của (1).
Có Ne đấy chứ. Bài này xuyên suốt là kiểu phân tích Ti dom, Ne hơi khó thấy rõ nhưng cách diễn giải với liên tưởng đều trừu tượng. Si thì đây. INTP Bài này là phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hegel, nhưng đồng thời đề cao phép biện chứng của ông mà sau này Marx đã dùng nó kết hợp với chủ nghĩa duy vật của mình.
Người viết là Trần Đức Thảo, ITP rõ ràng. Ne hay Ni thì hơi khó nhìn ra, nhưng nhiều khả năng là Ne hơn, vì đời tư/bài viết/tư tưởng đều không có Se.
Đổi gió phát Spoiler Hôm nay mẹ đi qua cổng trường em học. Kí ức mẹ đưa mẹ về những ngày thơ khi bước chân em chập chững vào trường. Mẹ nhớ cái ngoái nhìn của em khi ngày đầu mẹ đưa đến lớp. Ánh mắt tin cậy tha thiết nửa như muốn giục mẹ về, nửa như muốn nói mẹ hãy ở lại thêm chút nữa cho em yên tâm. Bao năm rồi, cứ qua cổng trường là mẹ nhớ cái ngoái nhìn đó. Và đến giờ, khi em ở xa thật xa trong một ngôi trường hoàn toàn khác, đến lượt mẹ lại “ngoái nhìn”, về cả quãng đường học làm mẹ của mẹ. Sự học đầy gian khó mà thiêng liêng đó, mẹ đã làm được những gì: Mẹ đã cho em tận hưởng tuổi thơ với những quyền lợi tối thượng: Được khóc, được lấm lem, được hỏi và được giải đáp, được ăn uống theo nhu cầu, được sai lầm, được chơi thỏa thích, được sống trong thế giới sách diệu kì. Mẹ đã cố gắng đọc nhiều sách, tìm hiểu từng giai đoạn phát triển và áp dụng trong khả năng có thể. Mẹ đã mày mò làm nhiều đồ chơi, dành tối đa thời gian ở bên em và cố gắng sử dụng không lãng phí thời gian đó. Mẹ chưa bao giờ phàn nàn với em về điểm số, không thúc ép học hành. Mẹ đã cười thật nhiều với em. Mỗi khoảnh khắc mẹ ở bên em, đều tràn ngập niềm hạnh phúc. Nhưng em ơi, trong quá trình “học hành” đó, mẹ vẫn còn nhiều thiếu sót lắm: Mẹ chưa dạy em tốt về một số kĩ năng cần thiết. Mẹ chưa dạy em tốt về sự dũng cảm. Em nhát hít à, thấy con gián sợ, thấy con kiến bò qua tay cũng thót mình. Mẹ chưa dạy em tốt về.... Mẹ chưa... nhiều lắm! Nhưng nếu để đi lại từ đầu con đường đó, mẹ có làm tốt hơn không? Mẹ cũng không dám chắc. Có thể mẹ sẽ yêu em, gần em nhiều hơn nữa, ít cáu kỉnh hơn, ít sai lầm hơn. Nhưng mẹ nghĩ, đôi khi những thiếu sót của người mẹ lại là cơ hội để đứa con tự hoàn thiện một cách “tự nhiên nhi nhiên”. Rồi cuộc đời sẽ dạy em. Những người thương yêu em và cả những người chưa yêu em sẽ dạy em. Rồi thành công sẽ dạy em, thất bại cũng dạy em. Em cứ thế mà học, học cả từ sai lầm, đổ vỡ, hoang mang. Và mẹ, mẹ cũng thế, mẹ cũng sẽ tiếp tục học. Vì mẹ biết, khi nuôi con cũng là quá trình người mẹ “lớn lên” cùng con. Hôm qua mẹ đi xem phim Em là bà nội của anh. Phim hài nhưng có nhiều chi tiết khiến người ta rơi nước mắt. Nhất là cảnh cuối, khi đứa con trai mong mẹ hãy giữ nguyên hình hài đang có để sống trọn vẹn tuổi thanh xuân. Nhưng người mẹ ấy đã chấp nhận cởi bỏ để quay về thực tại. Xem đến đó, mẹ cứ khóc ròng. Người phụ nữ là thế, người mẹ là thế đó Nam. Sẵn sàng đánh đổi những cơ hội của cuộc đời chỉ để được là mẹ, được làm mẹ. Dẫu khi ngoái lại, thấy sau lưng mình cũng đầy chặt những nuối tiếc và lỗi lầm...
INTP à: Ti: Fe: P, ko phải SJ: Kiểu liệt kê xong phân tích mà ko rút ra kết luận nào như này cũng giống Ti Si.
^ ^^ ISFJ Câu này chỉ nói lên Fe thôi. Nhỡ nó học tốt rồi thì thúc ép gì nữa? Bài này là sự hoài niệm cảm xúc của người mẹ về quá trình nuôi nấng con, áy náy vì ko thể làm tốt hơn trong việc dạy dỗ(nên mới nói "mẹ cũng lớn lên cùng con"). Vui vì niềm vui của người khác là Fe. Cả bài thì dằng dặc các hình ảnh hồi tưởng quá khứ là Si. Sicherheitskontrolle erforderlich Người này có vẻ ghét con mình lắm thì phải.