Với sự gợi ý của "The World" mình lập nên topic này để cùng nhau chia sẻ kiến thức về quản trị rủi ro. Trước hết, mình có một vài kiến thức tổng hợp được. Nó như sau: - Phân loại rủi ro: Rủi ro chính yếu và Rủi ro thứ yếu Rủi ro thứ yếu: Là những rủi ro mình kiểm soát được. Là những thứ thành bại tại nhân. Đối với loại rủi ro kiểu này thì nếu thất bại là hoàn toàn tại bạn, tại thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm hoặc do không cần mẫn hợp lý. Nhưng mỗi lần thất bại vì rủi ro kiểu này, bạn càng ngày tiến bộ và quản trị rủi ro loại này tốt hơn => Vì có thể kiểm soát được, nên theo góc nhìn quản trị, đây là rủi ro thứ yếu (ý là tự mlo lấy thân của mình). Rủi ro chính yếu: Là những rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bạn. Như bạn kinh doanh cho vay nặng lãi, thì việc có đòi được nợ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con nợ (nó mà không muốn trả thì có cắt lỗ tai cũng vậy). Những rủi ro kiểu này thì càng mắc càng ức chế, và rất khó để quản trị, vì nó tồn tại ngoài ý chí của bạn => Rủi ro chính yếu phải quan tâm. Lấy một ví dụ nhỏ: Như bạn đi làm thêm bưng phở. Rủi ro thứ yếu là bạn làm rớt quá nhiều tô phở và bị đuổi. Rủi ro chính yếu là ông chủ làm ăn thua lỗ nên cắt giảm nhân sự => cần có những biện pháp quản trị rủi ro kiểu này. - Biểu đồ rủi ro: Có một câu nói kinh điển là: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao. Nhưng câu này mới đúng một nửa. Đúng là Rủi ro là nguồn gốc của lợi nhuận, rủi ro quá thấp thì lợi nhuận thấp, rủi ro vừa phải thì lợi nhuận tối đa, nhưng nếu vượt qua điểm tối ưu đó thì lợi nhuận bắt đầu giảm. Sơ đồ phía dưới: - Xác định độ lớn của rủi ro: Độ lớn rủi ro = xác suất xảy ra rủi ro x thiệt hại nếu xảy ra rủi ro. Ví dụ: Làm dự án A: có 5% xảy ra việc thằng chủ thầu giật tiền ra nước ngoài, thiệt hại 1 tỷ, 2% IS sang tấn công, thiệt hại 100tr => độ lớn rủi ro = 1 tỷ x 5% + 100tr x 2%. - Triết lý quản trị rủi ro: Trước khi bước vào một "trận đánh" , hãy xác định hết mọi loại rủi ro và xác định giới hạn chịu đựng của mình. Vẽ chúng thành một cái vòng, và nhất quyết không bước ra khỏi cái vòng đó. Ví dụ 1, như bạn muốn mua bitcoin thì có 2 rủi ro chính (ví dụ thôi) là mất tiền và ngồi tù. Thì sau khi xác định là bạn có thể chấp nhận mức tổn thất 10k và mức ngồi tù 3 ngày, tiếp theo, bạn xác định độ lớn rủi ro khi đầu tư 30k là 10k, và nếu đầu tư 30k khi bị bắt cũng chỉ ngồi tù 1 ngày => quá tốt. Đầu tư 30k thôi, nhất quyết không đầu tư lên 31k. Ví dụ 2, thực tế của mình, Tết năm ngoái mình chơi đánh bài với bọn bạn. Trước khi đánh mình xác định rằng mình có 50k để mất. Và trong vòng tròn rủi ro của mình thì mình đánh tới bến, và làm mọi trò trong một tâm lý tự tin nhất có thể. Thường thì bọn mình chơi ván 2k, 5k gì thôi, nhưng khi mình bắt đầu có lời thì mình bắt đầu mạnh tay hơn, vì tâm lý đã xác định rõ giới hạn chịu đựng ngay từ đầu. Có những ván mình đặt 20k, 50k trong sự khiếp đản của bọn bạn nhiều ván quyết định xuống xác vì dòng tiền đang dương, thì bốc bài tới bến để lấy ngũ linh. Cuối cùng mình lời được khoảng hơn 100k, nhưng bù lại phải trả tiền nước hết cho cả đám, vì 1 ván bốc quá tay, bài >28. Cuối cùng lỗ 50k, âu thôi cũng chuẩn bị tâm lý trước rồi, nên không sao. Sau đó, mình được gắn cái mác là "liều", mà thật ra thì chả liều chút nào. - Một số cách tài trợ rủi ro: Bỏ trứng vào nhiều giỏ & rủ nhiều thằng cùng đầu tư. (Cùng 1 số tiền nếu bạn đầu tư mua toàn bộ 1 công ty thì rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với việc mua 1/10 của 10 công ty) => Giải quyết rủi ro khi đi bưng phở ở phía trên: Cách thứ nhất, biến 1 phần rủi ro chính yếu thành rủi ro thứ yếu, tức làm cách nào đó biến mình thành người có tiếng nói trong việc điều hành quán phở, thì việc quán phở có đắt khách hay không sẽ 1 phần phụ thuộc vào bạn. Cách thứ hai, bỏ trứng vào nhiều giỏ, tìm công việc dự phòng và nguồn tiền dự trữ dự phòng. p/s: Toàn bộ kiến thức trên mình học được qua LTD (xin tag @An Nhiên vào ), còn một số kiến thức nữa, nhưng có vẻ nó thiên về trong doanh nghiệp nhiều hơn, liên kết nó với các kiến thức xã hội cũng đc nhưng mà lười quá nên thôi dừng bài chia sẻ lại đây :v
Mọi thứ trong cuộc sống đều tiềm ẩn các rủi ro. Từng có vài thời gian khá tiêu cực, nhìn đâu cũng thấy rủi ro dù chưa thể chắc chắn. Kiểu nhận biết rủi ro của mình có vẻ là thông qua giác quan và trực giác cơ bản. Spoiler Ví dụ trước mình ở cùng phòng với một chị, chị ấy hay dẫn thêm người về ở cùng. Mấy người trước không sao, cho đến một ngày chị ấy dẫn một người về, mình có cảm giác rất lạ và không ổn, định nói cho chị ấy biết nhưng thôi. Sau một thời gian thì chị ấy với người đó mâu thuẫn nặng, mình cũng chẳng giúp được gì, chỉ nhìn mọi thứ diễn ra theo cách của nó. Mình cũng hay nhắc nhở người khác nếu cảm thấy/nhận biết có điều không ổn, sẽ dẫn đến một rủi ro tất yếu nào đó, nhưng tất nhiên rất ít người chú tâm vào lời khuyên của mình. Và sau đó họ đều nhận được cái kết không ổn mà mình đã cảm thấy trước đó. Một số ít người tiếp nhận lời khuyên và sắp xếp của mình thì sau này cuộc sống của họ khá tốt và ổn định. Không rõ các bạn có ai giống kiểu như mình không? Phải chăng mình đang làm quá vấn đề để huyễn hoặc về sự đặc biệt của bản thân nhỉ? :/ Với cuộc sống của bản thân thì mình thường chỉ làm một thứ khi chắc chắn có thể kiểm soát được các rủi ro. Khi tâm lý trong trạng thái thật sự ổn định thì mình rất hiếm khi làm một điều gì đó có rủi ro quá lớn, kiểu như được ăn cả ngã về không Cá nhân mình chia rủi ro làm 3 loại: - Rủi ro tất yếu: Là làm một việc nào đó mà chắc chắn kết quả sẽ có rủi ro đó bất kể những thứ khác thế nào. Ví dụ bạn dùng dao cắt vào tay thì chắc chắn tay bạn sẽ bị chảy máu và mất máu. Bạn hút thuốc lá, uống rượu nhiều thì chắc chắn một ngày nào đó sẽ bị một bệnh gì đó liên quan hoặc sức khoẻ giảm sút. Bạn nặn mụn thì da sẽ bị nhiễm trùng... - Rủi ro nhất thời, trong chớp mắt: Là rủi do diễn ra mang tính phỏng đoán trong thời gian ngắn, nhất thời. Trong một bối cảnh, nhiều lúc mình sẽ chú ý bối cảnh và các vật thể nhiều. Ví dụ nhìn tổng quát một thứ hay một vài thứ có tương tác với nhau, não tự động phân tích và có thể cho ra một cảm giác rủi ro hỏng hóc, rơi vỡ... - Rủi ro phải đối mặt: Như kiểu đi đêm có ngày gặp ma. Bạn không học thì không có kiến thức kỹ năng và một lúc nào đó sẽ phải đối mặt với những thiếu sót của bạn. Bạn tạo một chủ đề thảo luận trình bày ý kiến của bản thân nhưng rất có thể sẽ vấp phải những ý kiến phản bác. Với những rủi ro phải đối mặt này vẫn nên đối phó và khắc phục. Sr vì mấy cái ví dụ hơi tù Spoiler Mình hay nhận thức được rủi ro của bản thân và người khác, rủi ro chung và cả rủi ro của những đồ vật xung quanh... tuy nhiên thường lười tới mức kệ nó tự đến. Giờ mình đang cố gắng học cách kiểm soát, khắc chế, quản trị rủi ro ngay từ đầu và cố gắng luôn luôn tỉnh táo, tạo thói quen tốt góp phần cải thiện cuộc sống, giảm thiểu rủi do (nói thế thôi chứ làm đến nơi đến chốn thì chưa biết)
Hai thành tố chính của rủi ro là xác suất và thiệt hại. Có năm hướng chính để đối phó: - Giảm tỉ lệ: ngăn chặn sự vụ xảy ra bằng nhiều cách, như kiểm tra nhiều lần hay tranh thủ. - Giảm tổn hại: có phương án dự phòng, đối phó. - Chia sẻ: bảo hiểm hoặc liên kết. - Bỏ hẳn khi rủi ro vượt quá sức chịu đựng và cuối cùng là chấp nhận khi rủi ro nằm trong mức chịu đựng và không thể áp dụng 3 biện pháp trên (hoặc không có lợi). Ngoài ra có thể chia theo nội tại/ngoại tại, nhất thời/lâu dài, chia theo đối tượng liên quan.