Ngô ngư ông đắc lợi thì ai cũng thấy rồi, nhưng cái này là chủ nghĩa cơ hội chứ chả có gì để đáng tung hô cả. Công bằng mà nói thì ai cũng giỏi nhưng Lưu Bị ưu tú hơn hẳn. Bị có điểm xuất phát thấp hơn Tào và Tôn rất nhiều, nhưng lại có thể tự tay gây dựng cơ đồ sánh ngang. Cái này là ưu điểm nổi trội của Ni-Je: mọi trường hợp ngẫu nhiên nhưng xác định được biên thì đều có thể quy về trạng thái cơ bản. Nhà Ngô về sau cũng lục đục nội bộ và tan rã nên đúng ra thì không ai thực sự thắng trong TQDN cả. Hình như không có hoặc rất ít INTP xuất hiện trong TQ, nên có khi làm thằng mọt sách ngu ngơ lại giữ được mạng mà vẫn có được cái mình muốn(không dẫn dắt ai mà cũng không đi theo ai). Vụ Bị đem quân đánh Ngô trả thù cho Vũ thì có nhiều phân tích/thuyết âm mưu cho rằng kỳ thực là kế sách từ đầu của Bị hoặc Lượng. Vũ trẻ trâu kiêu ngạo ko sớm thì muộn cũng phải chết, Lượng chỉ mượn tay để trừ hậu họa về sau thôi. Vốn từ đầu Vũ đã ko ưa Lượng(trọng sĩ tốt khinh sĩ phu), người ko có tầm nhìn thì sẽ cản trở đại sự. Bị ko có lý do để giết Vũ nhưng có lý do để dạy Vũ một bài học, vì Vũ rất hay so bì chuyện trọng dụng với Mã Siêu, Hoàng Trung..., lại ko biết thân phận tôi-vua của mình. Việc Bị mang quân trả thù cho Vũ có thể là hối hận vì ko ngờ Vũ phải chết thảm, hoặc diễn cho tròn vở. Đây cũng là một trong những tình tiết về sau người ta cho rằng tại sao Bị lại là ngụy quân tử, giả nhân giả nghĩa...
Nói về xuất phát điểm thì Tháo cũng không hơn Bị nhiều đâu (xuất thân quý tộc nhỏ). Bị sau này còn có danh nghĩa Hoàng thúc, uy tín phải nói là rất lớn nhưng cả chục năm trước khi gặp Khổng Minh vẫn chưa gây dựng được gì. Nếu xét về khai thác sử dụng yếu tố lợi ích trong tình thế thì combination Ni và Te vẫn trội hơn. INTP trong TQ thì có Bàng Thống giống nhất, gặp được minh quân nhưng tiếc là chết thảm. Kinh Châu là mấu chốt để Long Trung Sách tiến qua giai đoạn 2, chẳng đời nào Lượng và Bị đi thí Kinh Châu như vậy (nếu là Ni dom). Vũ tuy kiêu ngạo nhưng vẫn là tướng cầm quân tốt nhất dưới quyền Bị, lực lượng dưới quyền cũng toàn elite (như anh em họ Mã) . Việc Lưu Bị phạt Ngô đánh Kinh Châu có thể có mục đích xa hơn báo thù nhưng mất Kinh Châu chắc chắn là sự cố ngoài ý muốn.
Bị là Si dom thì phải. Ni-Je sao có chuyện ngoài 40 tuổi mà ko có công danh gì, đã vậy còn mang danh Hán thất. Ni vốn hiếu học, cũng phải được cỡ thái thú hay gì đấy chứ. Ni-Je ko làm tiểu thương thì dạy học cũng được, Bị lại đi dệt chiếu (đậm mùi SJ). Mấy cái kế này kia là đồn nhảm thôi. Ai chơi ROTK thì Kinh Châu chình ình giữa bản đồ, phía bắc giáp Tương Dương của Tào Ngụy, phía đông giáp Giang Đông, mất là cái chắc. Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc – Wikipedia tiếng Việt Kéo xuống phần Chiến lược mới thấy, Long Trung đối sách của Lượng ko có gì mới cả. Ngô vốn đã có dự trù sẵn. Thời điểm Vũ bỏ Kinh Châu đánh Tương Dương thì, Thục chỉ còn sở hữu mỗi Giang Lăng. Nói chung Kinh Châu có cả Gia Cát Lương, Vân, Phi, Vũ ở đó cũng mất thôi. Còn anh Bị đem quân trả thù thì không biết nói sao luôn, phía trên là Tương Dương của Ngụy, phía dưới là Linh Lăng, Trường Sa của Ngô. Kể cả có lấy lại Giang Lăng, bên Ngụy nó ào quân từ Tương Dương xuống cũng toi. P/S: Trận Giang Lăng (208-209) – Wikipedia tiếng Việt
Thực ra khi mất Kinh Châu thì phe Bị chỉ còn giữ 3/6 quận Kinh Châu thôi. Mất Kinh Châu là hệ quả của một chuỗi sự kiện mà cốt yếu là KM không hề tính tới việc Tôn Quyền xưng thần chịu nhục với Tào Tháo sau mối thù Xích Bích (loại trừ khả năng này thì không có chuyện Tôn Quyền tấn công Kinh Châu để phải đối mặt với hai kẻ thù). Điều này dẫn đến việc toàn bộ binh lực Kinh Châu tập trung ở mạn Bắc để đối phó với Tào Tháo mà lơi lỏng mặt phía Đông.
Quy tắc làm chính trị là cúi càng nhiều càng tốt. Lưu Bang cúi mình trước Hạng Võ. Tư Mã Ý cúi mình trước Tào Ngụy. Tôn Sách cúi mình trước Viên Thuật. Bị vào Hán Trung xong thì lại xưng vương, phong tước ... @Huyên Linh undefined
Bị được lòng thiên hạ vì danh nghĩa chống Tào Tháo để khôi phục nhà Hán, được cơ đồ rồi lại đi xưng thần với Tháo thì tự mâu thuẫn, ai người ta theo nữa. Bang vói Sách thì lại khác.
Đâu nhất thiết xưng thần với Tháo, xưng thần với Ngô cũng được mà. Đừng thắng nhanh quá, giả vờ giằng co với Ngụy 1 vài trận, bảo với Ngô là trong lúc mình đang làm phân tâm Ngụy thì Ngô đánh lấy Hạ Phì đi. Ngô có Hạ Phì thì có khi sẽ quên Kinh Châu. Ngô mà đòi Kinh Châu thì nói Ngô, đánh lấy nốt Thọ Xuân, Bắc Bình. Lúc đó Ngô có muốn lấy Kinh Châu cũng ko có binh mà lấy. Chưa kể, Hạ Phì Thọ Xuân, liền mạch với Kiến Nghiệp hơn. Kinh Châu dàn hàng ngang chỉ giúp Ngô thủ chứ không tranh thiên hạ được. Nâng bi Tôn Quyền ghê vào, Bị vốn là em rể Tôn Quyền, tự nhận bản thân chiếu dưới rồi cho Quyền chiếu trên. Đây Bị ko thích, coi Ngô chả khả gì gia thần nhà Hán. Chính thái độ của Vũ minh chứng cho điều đó. Vũ vốn chỉ là người bán đậu phụ mà dám khinh thường họ Tôn. Quyền ko cắt đầu Vũ mới là lạ. Mà ngay cả khi Thục làm theo đường lối như vậy cũng Ngụy vẫn rất mạnh, Thục còn rất nhiều vấn đề như tộc người Man, thiếu lớp người kế cận. Dành hẳn vài năm nội chính, cho anh Lượng anh ấy phát triển kinh tế, dạy dỗ các em thơ. Dù như vậy khả năng chiến thắng của Thục vẫn là thấp nhất trong 3 bên. Nói chung Lưu Bị bản chất là không biết dùng người. Lúc mới đầu thì dùng loại võ biền như Quan, Trương. Sau được tư vấn dùng quân sư thì chỉ thích quân sư bày kế đánh trận kiểu mỳ ăn liền như Pháp Chính, Từ Thú, phần nào là Bàng Thống. Quân sư có khả năng nội chính cao như Gia Cát Lượng thì không biết dùng, Mã Tốc tuy hay nói quá nhưng khả năng ngoại giao tốt.
Type nhân vật trong Hỏa phụng liêu nguyên, một bộ manhwa khá hay biến tấu từ Tam Quốc: Lãnh đạo: Tào Tháo: ENTJ sát với nguyên tác. Lưu Bị: ENFJ - nhìn người siêu chuẩn. Kiểu biết mình không tự đứng được nên dựa vào biết người và tạo quan hệ thân thiết với những người xung quanh để lập nghiệp giống với Fe dom. Tôn Sách: ESTP - sát với nguyên tác, Se Fe được lột tả rõ hơn. Tôn Quyền: ENTP - sát với nguyên tác. Lữ Bố: INTJ - hình tượng được buff ác liệt nhất.Trong khi Lữ Bố trong truyện là ESFP, không nhất quán và toàn hành động xốc nổi dẫn đến kết cục chẳng ai chơi cùng thì Lữ Bố trong HPLN vừa cơ trí vừa thâm trầm vừa farsee vừa giữ nguyên danh hiệu chiến thần vô địch thiên hạ và chỉ thất bại vì bị một loạt nhân vật bá khác hội đồng. Tư Mã Ý: INTJ - khá sát nguyên tác. Bát kỳ: - Viên Phương: INFP - Dù tài năng nhưng ôm nhiều mộng tưởng cao đẹp không thực tế, lại thường bị cảm xúc chi phối nên thất bại. - Tuân Úc: INFJ - Theo Tào Tháo để thay đổi người cầm quyền từ bên trên, từ đó ổn định thiên hạ. - Giả Hủ: INTJ - Hành động quyết đoán, suy nghĩ sâu xa thâm trầm. - Quách Gia INTP - Lúc đầu lánh đời xong xuất hiện giúp Tào Tháo dẹp yên thiên hạ để chấm dứt chiến tranh, đến cuối đời vẫn nghĩ cho cơ nghiệp họ Tào. - Chu Du: INFJ - Tính cách sát với thực tế hơn Tam Quốc, là người hết lòng phò tá họ Tôn, đa tài, hòa nhã với mọi người. - Bàng Thống: ENTP - vừa xuất hiện là làm một phát giết cả họ Tư Mã rồi lang thang khắp nơi chọc ngoáy thiên hạ. - Khổng Minh: INTJ - khá sát nguyên tác, Te Fi rõ hơn. Võ tướng: - Quan Vũ: ISTJ - sát nguyên tác. - Phi: ESTP - sát nguyên tác nhưng không võ biền lỗ mãng bằng. - Triệu Vân: ISTP - kiểu sát thủ máu lạnh sau bị Lưu Bị cảm hóa thành ISFJ trong truyện.