Tội ác của Bill Gates

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Haru Nakano, 16/6/16.

  1. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Người này là ví dụ tiêu biểu cho việc đặt sai vị trí: INTP làm kinh doanh và trở thành tỷ phú thế giới. Tội ác lớn nhất của ông này là ko nhận thức được hệ quả những việc mình làm.

    Danh sách tội ác nổi bật:
    1. Độc quyền Microsoft Windows làm trì trệ và kìm hãm sự phát triển của công nghệ một thời gian rất dài.
    2. Lập ra và điều hành quỹ từ thiện lớn nhất thế giới(để trốn thuế và tránh thuế).
    3. Đầu tư vào GMO Mosanto làm lũng loạn nền nông nghiệp truyền thống ở các nước châu Phi.
    4. Đầu tư và thử nghiệm vaccine trái phép cho trẻ em ở châu Phi và giấu nhẹm kết quả.
    ...
    chi tiết: Gates Foundation Critique - Techrights
    Buồn cười là nhiều người chả biết tí gì về con người này và tôn lên như là tấm gương doanh nhân và nhà từ thiện để học hỏi.
     
    Last edited by a moderator: 19/6/16
  2. Anita

    Anita Guest

    Theo mình những người không làm gì mới là tội ác đấy :v
    Một người làm sao kiểm soát được tất cả. Kể cả có giàu, có là danh nhân thế giới đi chăng nữa,... kể cả có là ENTJ
    Với lại nếu sai lầm nhỏ hơn thành công thì người ta thường bỏ qua

    Bài viết nêu lên một cái nhìn khác nhưng hơi ép buộc :p
     
    liperdo, Mèo Hâmrogp10 thích bài này.
  3. rogp10

    rogp10 Guest

    Chưa nói đến vấn đề sức khỏe nhưng để cho Monsanto nắm bản quyền giống lúa là đe dọa an ninh lương thực. (nó cúp nguồn giống là khỏi ăn)
     
    Anita thích bài này.
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Vậy mới nói nguy hiểm là ko biết hệ quả những việc mình làm. Động cơ tốt mà cách làm ngu thì phá hoại có khi còn khủng khiếp hơn. Ngoài ra nhiều tổ chức ở các lĩnh vực chuyên môn có report về kết quả hoạt động từ thiện nên việc họ nghi ngờ động cơ của Gates là có cơ sở.

    Việc độc quyền windows thì ko thể coi là chuẩn hóa công nghệ được, vì khi có cập nhật bổ sung thì phải phụ thuộc vào một mình Microsoft. Hay ở thị trường máy chủ thì linux server chiếm đến 90% chứ chả ai dùng windows server phế thải. Cái nguy hiểm nhất của Microsoft làm ra những sản phẩm phế thải và ép buộc người dùng ko có lựa chọn khác, bằng mấy trò vendor lock in hay regional lockout. Vì chỉ có một lựa chọn nên nhiều người coi nó là "chuẩn", là điều hiển nhiên và bình thường.

    Tất cả hoạt động từ thiện/ đầu tư của Bill Gates sau khi rời M$ đều có đặc điểm chung là độc quyền và toàn cầu hóa. Vì làm việc với danh nghĩa tư nhân nên mọi hoạt động đều ko bị kiểm soát, và các công ty tư nhân có thể tự do lách luật thử nghiệm trái phép trong khi núp bóng danh nghĩa từ thiện của Gates. Quan trọng hơn cả việc từ thiện chỉ nên hoạt động nhỏ lẻ ở cấp địa phương thay vì toàn cầu hóa và dồn tất cả quyền lực vào một phía. Cho con cá mà ko phải cần câu còn hại hơn là ko cho gì, nhất là ở đây cho hàng rổ cá chứ ko phải vài con.
    Làm mà suy nghĩ ko thấu đáo, ko nhận thức hành động của mình tới xung quanh... thì còn nguy hiểm hơn là ko làm.

    Nhân tiện, Mark Zuckerberg INTP cũng dành 99% tài sản để làm từ thiện "cho thế hệ sau". Kiếm tiền bằng cách tạo ra một mxh độc hại rồi dùng nó để làm từ thiện, hài.
     
    Last edited by a moderator: 16/6/16
    liperdo, Anitarogp10 thích bài này.
  5. Fr7to7

    Fr7to7 Guest


    Những vấn đề bạn nêu ra ở trên mình ko bàn tới vì chưa tìm hiểu nhiều mình chỉ xin nêu ý kiến của mình thôi.Đã là con người thì nhân vô thập toàn kể cả những người nổi tiếng tài năng.Mình quan sát thấy họ ngoài tài năng ra thì luôn luôn có 1 mặt nào đó xấu xí,1 góc tối nào đó nếu nhìn theo góc độ khác nhau.

    Tất nhiên mình cũng hiểu ý bạn là mọi người đang thần thánh hóa quá 1 con người nào đó,thổi phồng tài năng của họ.Mình thì tôn trọng họ đánh giá cao những việc họ làm nhưng sẽ vẫn tự tin vào bản thân mình để học hỏi chính họ thậm chí nếu có thể cạnh tranh vượt họ chẳng hạn như câu nói của người Nhật Bản khi học hỏi phương Tây: "học theo phương Tây,đuổi theo phương Tây,vượt qua phương Tây".Mấu chốt cuối cùng là mọi người có tự tin vào chính bản thân mình để ra sức học hỏi họ hay ko

    Câu cuối thì quá tiêu cực khi nói cái mạng xã hội của Mark Zuckerberg là độc hại như bạn đã từng nói rằng phát minh của con người là xấu hay tốt do chính tay con người sử dụng quyết định thế mà bạn lại cho rằng Mark Zuckerberg phát minh ra 1 thứ xấu xa thì quá là ý kiến tiêu cực
     
    liperdoAnita thích bài này.
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Không nói Gates sai lầm, mà là độc ác, và chơi bẩn. Có thể không có tư cách để phán đạo đức ông ấy, chỉ thấy nhiều người không hiểu đúng mà chỉ dựa vào những cái bề ngoài. Vụ từ thiện thì không quan tâm lắm, chủ yếu là thủ đoạn cạnh tranh kinh doanh khi điều hành M$.

    Kiếm nhiều tiền là tài năng, nhưng kiếm rất nhiều tiền đến mức thành tỷ phú thì tài năng này chắc chắn chỉ có hại cho chứ không có lợi cho xã hội; vì về bản chất nó là bóc lột người làm thuê hoặc móc túi người dùng. M$ rơi vào trường hợp hai.
    Một số thủ đoạn cạnh tranh bẩn của M$:
    - Ép các hãng sản xuất phần cứng và laptop phải chịu thêm phí ship nếu không cài windows OS=> hầu hết các laptop khi xuất ra thị trường đều cài mặc định windows.
    - Cài các tính năng độc quyền hoặc chuẩn riêng không được hỗ trợ từ các sản phẩm cạnh tranh. Chủ yếu là các chuẩn định dạng file trong office và các API độc quyền vào các hãng phần mềm độc lập ISV. Ví dụ plugin activeX chỉ thích ứng với IE nên khi activeX trở thành chuẩn trên thực tế thì người dùng bắt buộc phải dùng IE để xác nhận các digital certificates.
    - Tự ý cài thêm các sản phẩm/tính năng đi kèm mà không cho người dùng lựa chọn khác. Trò này gọi là vendor lock in, kiểu bán cái áo mà "khuyến mại" thêm cái quần(mà giá đã kèm), nhưng lại làm áo liền quần nên không thể cắt quần ra để dùng quần của hãng khác. Ví dụ điển hình là trò cài IE làm chuẩn web browser mà không cho lựa chọn browser khác, lại còn dọa xóa IE thì làm OS mất ổn định.
    - Tấn công các công ty nguồn mở và Linux để giảm sự ảnh hưởng của GNU/Linux lên thị trường OS bằng trò patent troll và đòi phí bản quyền thương hiệu.

    Cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh thì có lợi cho người dùng vì nhà sản xuất phải liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Còn chơi bẩn thì không vì người dùng không có lựa chọn về giá lẫn chất lượng. Quan trọng nhất là nó kìm hãm sự phát triển công nghệ vì sự cạnh tranh không dựa trên cải tiến công nghệ mà là thủ đoạn dìm hàng đối thủ để đạt lợi nhuận tối ưu.
     
    Last edited by a moderator: 18/6/16
    Anita, liperdorogp10 thích bài này.
  7. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Là người điều hành và định hướng facebook thì không thế nói là vô can được. Ví dụ internet không có người kiểm soát nên mọi cái tốt xấu trên internet là tự nhiên chứ không đổ cho những người tạo ra nó được. Còn facebook là sản phẩm của công ty tư nhân và có người điều phối kiểm soát rõ ràng.
     
    Anita thích bài này.
  8. surphi10

    surphi10 Guest

    Lâu lắm rồi mới cmt trên forum, chủ yếu toàn làm ninja tàng hình đọc thôi, nhưng đọc đến bài này thì không thể không cmt.
    1, Kinh doanh với mục đích là làm đồng tiền luân chuyển liên tục từ người này sang người khác, cùng với đó là của cải vật chất được sản xuất và sử dụng liên tục. Đạo đức trong kinh doanh là làm ra lợi nhuận và không vi phạm pháp luật. Thế thôi, mọi cách thức đều là 1 phần của kinh doanh.
    1,2,3 đều là những thủ đoạn bình thường và phổ thông trong kinh doanh, mạnh thì có quyền, yếu thì phải lo tìm đường mà mua bán, sáp nhập cho mạnh lên. Riêng cái 4 thì việc mua bằng sáng chế của người thứ 3 ( hoặc của chính đối thủ ) để kiện đối thủ thì pháp luật có quy định về việc này, công nhận là chơi xấu thật - nhưng mình cũng không biết là microsoft với linux bọn nó đấu đá ra sao, nên cũng không bàn luận. Quan trọng là cùng lắm gọi là "chơi không đẹp" chứ gọi là "tội ác"?
    Mà những lý do đó không phải là lý do quan trọng nữa cơ, lý do quyết định việc Microsoft trở thành độc quyền - theo mình - là việc họ không mạnh tay với Win giả, mà tận dụng nó là công cụ để đi khắp thế giới. 1 hệ điều hành phổ thông, dễ sử dụng, đặc biệt là cảm giác lách được 1 đống tiền thì ai thèm xài những hệ điều hành khác làm gì? Linux và những hđh khác không tìm nổi ngách mà chui lên : chi phí thì ngang nhau , thương hiệu kém xa, khác biệt về sản phẩm thì có nhưng không đáng kể ( sự bảo mật, người dùng bình thường hồi đó cần tính năng này làm gì, quan trọng là nó không thân thiện với người dùng ).
    2, Từ thiện để trốn thuế. Có số liệu về tiền Billgates đã bỏ ra làm từ thiện, mình thì không tính được là số tiền này so với số tiền thuế nếu phải đóng ít hay nhiều hơn. Nhưng mà với 1 tổ chức lớn thế này chắc chắn sẽ bị kiểm tra rất sát sao, trừ khi BillGates mua chuộc luôn nhà nước. Nghe giống kiểu vụ Panama gần đây nhỉ. Nói chung cũng có khả năng, mình không có ý kiến.
    Còn nói là để marketing thì mình thấy không hiệu quả chút nào. Marketing kiểu gì mà chủ tịch kiêm CEO lại rời công ty, bán cổ phiếu. Bằng chứng cũng cho thấy microsoft đang mất dần lợi thế. Nếu muốn tiêu cực mà giải thích thì có thể giải thích là Billgates không còn đủ khả năng cạnh tranh trực tiếp với đối thủ, như là Stevejobs, nên đành đi đường tà, vớt vát được bao nhiêu thì vớt??
    3, Cái này mình không biết, nên không ý kiến.
    4, Kiểu như từ thiện chỉ là cái mác để hợp tác với các hãng dược, trường đại học biến châu Phi thành nơi thí nghiệm, thực hành hả.
    Còn cưỡng ép giảm dân số thế giới nữa chứ, có số liệu để so sánh xem thử vụ làm từ thiện này cứu được bao nhiêu người và giết chết bao nhiêu người thì mới biết là làm tăng hay giảm dân số.

    Và mình muốn hỏi nhận định này nghĩa là sao vậy?
    Sức lao động cũng là 1 loại hàng hóa, người mua kẻ bán là chuyện đương nhiên. Còn chưa nói đến microsoft trả lương rất cao. Còn móc túi người dùng thì có gì sai? Như bản chất kinh tế mình nói phía trên, dòng tiền phải chảy trong lưu thông, càng mạnh thì hàng hóa, và mức sống càng lên cao, và mình thấy tỷ phú làm việc này rất tốt, nhưng cũng có nhiều ông suốt ngày để dành 1 đống tiền kìm hãm sự phát triển đất nước.

    Ngoài những thứ bạn nói ra, trong suốt những năm điều hành microsoft chưa nghe bê bối nội bộ nào như apple, google, fb v.v... chứng tỏ Billgates hoặc là 1 thủ lĩnh siêu sao, hoặc là 1 nhà chính trị đáng sợ.
    Nhưng mà nói chung tóm lại, thì mình vẫn thấy "Billgates là tấm gương doanh nhân và nhà từ thiện đáng để học hỏi."
     
    liperdo, Thiên Di(deleted member) thích bài này.
  9. rogp10

    rogp10 Guest

    Đạo với chẳng đức.
    Học hỏi cái trí điêu xảo à.
     
    RavenAnita thích bài này.
  10. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Vậy bạn nghĩ là bạn đang sống trong 1 môi trường ko bị định hướng?.Bạn và mình nếu ko thuộc 1 hệ thống,tổ chức nào thì cũng thuộc 1 hệ thống,tổ chức khác và mỗi hệ thống,tổ chức nào đó luôn có sự định hướng riêng biệt lẫn nhau.Còn nếu như bạn ko thuộc 1 cái hệ thống nào đó thì có nghĩa bạn ko tồn tại

    Bạn đang đăng bài trên 1 cái forum có nội quy,luật lệ riêng.Bạn đang lướt web bằng dịch vụ của nhà mạng nào đó.Mọi thứ trên internet bạn để được tổ chức lại và có quy luật riêng của nó.Nó chỉ cho bạn sự tự do hơn thế giới thực mà bạn trông chờ thôi.

    Việc những công ty như Apple,facebook hay google có làm gián điệp cho chính phủ Mỹ thì đó là chuyện riêng và điều đó chúng ta cần lên án bóc trần.Nhưng bảo những thứ xấu xa,nhảm nhí trên mạng xã hội là do ko kiểm soát rồi nâng tầm lên thành tội ác rồi bảo cái dịch vụ đó là thứ độc hại thì quá sức phiến diện.Chúng ta chỉ có thể nói chất lượng dịch vụ tốt hay tồi thôi

    Nếu nói rằng mọi thứ trên internet xấu hay tốt đều lan truyền 1 cách tự nhiên thì quả thật sẽ mâu thuẫn khi bắt người điều hành facebook kiểm soát những thứ tốt,xấu đó bởi vì như thế cũng là trái với sự tự nhiên theo lập luận trên
     
    liperdo thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.