[ SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TÂM LÝ GIỮA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG ]

Thảo luận trong 'Kiến thức Xã hội' bắt đầu bởi surphi10, 18/3/15.

  1. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Trừ khi tất cả là thánh nhân, còn không loài người vẫn sẽ tự mình phân biệt giai cấp. Một người tài giỏi sao có thể đặt mình ngang hàng một một kẻ yếu kém hơn rất nhiều? Công hữu tư liệu sản xuất là điều có thể, nhưng không phân giai cấp thì thực sự chỉ có trông mơ.

    Nói chung cái xã hội mà Amicy đề cập cũng đâu hoàn toàn giống chủ nghĩa cộng sản, chỉ giống 1 chút thôi, hắn đã cho rằng con người vốn không bình đẳng. Vì vậy chúng ta nên thực tế hơn một chút, hoàn thiện thứ chủ nghĩa xã hội còn đang dang dở, thay vì nghĩ đến cái xã hội không tưởng không khác gì thiên đường kia ...
     
    Anita thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Cái ý thức tập thể có thể ví dụ về việc tự giác bỏ rác nơi công cộng vậy. Cách làm tạm thời, kém hiệu quả là ra luật bắt mọi người phải bỏ rác nơi công cộng, ai làm trái bị phạt tù, tiền, roi... Nó áp dụng dc nếu các cá nhân đều có ý thức công cộng tốt, nhưng ko phải ai sinh ra cũng có sẵn ý thức vậy, đặc biệt là giả như cứ 1000m mới có 1 thùng rác. Cách làm dài lâu là xây dựng một hệ thống thùng rác công cộng thông minh sao cho người vứt cảm thấy thoải mái để vứt thay vì phải đi xa, với chi phí thấp nhất có thể. Luật pháp, trừng phạt ko còn quan trọng nữa vì mỗi cá nhân đều dc cung cấp điều kiện cho việc hình thành ý thức giữ vệ sinh công cộng. Vì còn phân chia giai cấp nhà nước - người dân nên còn cần tới luật pháp. Khi ko còn nhà nước nữa thì xã hội sẽ hoạt động theo cơ chế "tự phản ứng"(responsive?) chứ ko phải một điều luật rập khuôn nào.

    Lý thuyết thì đã sao? Lý thuyết cũng là phản ánh của hiện thực vậy, muốn chỉ trích thì phải dựa vào cái cụ thể của lý thuyết chứ sao chỉ vì định kiến nó là "lý thuyết" mà đã bỏ qua. Cái đứng đắn của thuyết CNCS là chỉ ra bản chất cách mạng và giai cấp, và cách giải phóng giai cấp vô sản là xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất.
    Thế nào là thực tế hơn một chút nhỉ? Cái phân giai cấp mà CNCS hướng tới là xóa bỏ giai cấp nhà nước - người dân, tư sản - vô sản. Nhà nước ko phải là bản chất của xã hội, vì thời cộng sản nguyên thủy đã ko có nhà nước rồi. Nếu nhà nước sinh ra dc thì cũng phải chết đi dc chứ, tại sao ko phân giai cấp lại chỉ có trong mơ?

    Đúng là trong xã hội con người thì con người rất quan trọng, nhưng XH loài người dựa trên thế giới tự nhiên nên có thể cải biến con người nếu thuận theo tự nhiên. Không cần tất cả phải là "thánh nhân", mà có thể xây dựng hệ thống cơ sở vật chất thông minh để con người tự hình thành nên ý thức tập thể.
     
    Anita thích bài này.
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Nhật Tân chưa hiểu hết khái niệm "tài nguyên vô hạn" và "dễ tiếp cận". Tài nguyên đã vô hạn rồi thì ở đánh nhau làm gì nữa cho mệt người.

    Chính phủ có ba nhiệm vụ bản chất: Nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người. Nhiệm vụ thứ hai là phân chia số tài nguyên hữu hạn đó một cách hợp lý theo tiêu chí của nhóm người đó. Nhiệm vụ thứ ba là đàn áp những người nào đi ngược lại tiêu chí đó.

    Cho đến hiện tại, năng lực/giới hạn sản xuất của con người vẫn nhỏ hơn nhu cầu đã, đang và sẽ phát sinh. Điều đó dẫn đến việc một vài cá nhân có sức mạnh lớn hơn sẽ cố gắng giành lấy phần nhiều tài nguyên về mình. Số còn lại được hưởng tài nguyên ít hơn có hai lựa chọn, một là tự biến mình thành elite để đứng vào nhóm chiếm nhiều tài nguyên, hai là đoàn kết lại theo thời gian sẽ đứng lên lật đổ bọn chiếm tài nguyên nhiều hơn kia, rồi lại biến mình thành những người nắm giữ đa số tài nguyên và tiếp tục theo vòng xoáy đó.

    (Cá nhân mình không nhất trí với chuyên chính vô sản và cách mạng vô sản. Bởi cả hai cái này đều chỉ là sự chuyển dịch phần tài nguyên được sở hữu từ tay người (phe) này qua tay người (phe) khác, chẳng giải quyết được khỉ gì hết. Thậm chí mô hình XHCN thế kỷ trước còn làm xã hội thụt lùi, vì năng lực sản xuất cá nhân bị kìm hãm.)

    Có 3 vấn đề cần giải quyết:

    - 1 là tài nguyên hữu hạn.
    - 2 là khả năng tiếp cận tài nguyên.
    - 3 là năng lực sản xuất cần phải >>>>> nhu cầu.

    Và phải được giải quyết thông qua tiến bộ khoa học chứ không phải chính trị.

    Xã hội thông tin ngày nay (xét trên một khía cạnh nào đó) cũng có thể được coi là ví dụ cho việc nhu cầu cá nhân đồng hóa với nhu cầu cộng đồng với tài nguyên là thông tin/tri thức. Có ai thấy các mạng lưới thông tin này loạn lạc, hoặc trì trệ (vì không có người quản lý trực tiếp) không, hay là các bạn vẫn bày tỏ cái tôi/quan điểm hay làm bất cứ cái gì mình thích theo đúng vai trò/trình độ của mình, và cuối cùng cộng đồng vẫn được lợi.
     
    Anita thích bài này.
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nó đã tồn tại ở thuở sơ khai rồi, là xã hội cộng sản nguyên thủy.

    Phần câu hỏi: mỗi cá thể sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình bởi phản ứng của môi trường. Luật pháp là ko cần thiết nữa vì cơ sở vật chất đã cung cấp điều kiện cho việc hình thành ý thức cá nhân.

    Nhiều người có vẻ khó chấp nhận CNCS vì nó "không tưởng" nhỉ, thực ra cái cần chỉ trích, đóng góp là hướng đi ở giai đoạn CNXH thì đúng hơn, đặc biệt là chuyên chính vô sản.
     
  5. Bao Mua He

    Bao Mua He Thành viên

    Tham gia ngày:
    17/1/16
    Bài viết:
    5
    MBTI:
    ISFJ
    Các bạn không nên nói quá dài dòng và cao siêu về CNXH khiến cho người khác hoang mang và cảm thấy nó không thực tiễn.Cứ hiểu đơn giản là CNXH là đem quỹ công đi đầu tư cho khoa học kĩ thuật thay vì mua súng,mua kiếm đi đánh nhau,xâm lược kiểu thực dân đế quốc.Cộng Sản = của chung = quỹ công còn tư bản = vốn riêng = của riêng.Làm gì các Marx nào cấm tư bản ? Làm gì có CNXH ngăn cản được tư bản ? Cái tuyên truyền CNXH hay CNCS là hoang tưởng,không có thật là cái tuyên truyền của báo chí Tây.CNXH có từ lâu rồi,có từ thời cha ông ta đắp đê,có từ thời cả làng cùng nhau đắp đê,cày ruộng đó đơn giản là một nhà nước phục vụ cho xã hội,vậy thôi.
     
  6. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Chính hắn, đoạn bôi đậm. Tuy nhiên những tư tưởng về chuyên chính vô sản thời Marx và Engels là phản ánh từ xã hội thời đó, nên nó cũng là điều dễ hiểu.

    Cũng như sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản trong lòng phong kiến, CNCS sẽ nảy sinh trong lòng tư bản. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật là nền tảng để tiến tới CNXH khả thi, chứ ko phải cách làm giáo điều như nhiều nước/ đảng CNXH từng sụp đổ. Trong thế giới công nghệ thông tin thì có rất nhiều TLSX mà giới tư sản muốn tư hữu cũng ko dc, và người ta ngày càng đấu tranh để chống việc tư hữu nó.
     
  7. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    Cái này ko những bao gồm chỉ là tranh chấp tài sản mà còn là mâu thuẫn về nhiều thứ nữa
    Ví dụ như tình dục chẳng hạn.Sẽ ra sao nếu 1 người thiếu thốn tình dục tấn công quấy rồi những phụ nữ còn lại.

    Hoặc danh tiếng như các ca sĩ đấu đá nhau ở hậu trường showbiz để cạnh tranh khán giả

    Nếu chỉ nói thế thì con người chỉ việc ăn với ngủ để thỏa mãn nhưng như đã nói con người không những muốn giàu về vật chất và cả tinh thần.Bởi vì xã hội ngày nay đã phát triển phân ra quá nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự sắp xếp quản lí rồi nên con người mới tạo ra những thể chế,nhà nước,chính phủ,các tổ chức,công đoàn để bảo vệ lợi ích của nhau và điều phối mấy cái mâu thuẫn

    Về ý thứ 2 xã hội thông tin ngày nay mình cho rằng vẫn có những quy định đặt ra để quản lý cái xã hội ảo này mà bạn đâu có thực sự tự do hoàn toàn đâu.Vẫn có những người quản lý như cái forum này được lập ra và quản lý bởi các admin.Bạn lướt web được ở đây là nhờ nhà cung cấp dịch vụ và họ có khi đang nắm giữ các thông tin của bạn.Khi bạn đăng ký mail,khi bạn chat chit,bạn đều phải đăng ký thông tin cá nhân cho dù có thể là giả đi nữa.Bạn chỉ có nhiều sự tự do hơn và không để ý tới những sự quản lý đôi khi vô hình đó mà thôi
     
    Anita thích bài này.
  8. Bao Mua He

    Bao Mua He Thành viên

    Tham gia ngày:
    17/1/16
    Bài viết:
    5
    MBTI:
    ISFJ
    Cái CNCS không tư hữu là các tài sản riêng dần dần sẽ trở thành các quỹ công của chung,tất nhiên đều này rất khó và còn lâu mới đạt được.CNCS phát triển mạnh thì cần phải có Công-Nông làm nên chính vì thế Marx mới coi CNTB là bước đệm lên CNCS những Gulag,kế hoạch năm năm liên tục của Stalin cũng là bước đệm lên CNXH cho Liên Xô tạo ra một siêu cường với rất nhiều nhà khoa học cầm đầu chính quyền Kosygin,Voroshilov,Beria,Yakolev,Mikoyan... (về việc LX vì sao suy sụp thì mình không muốn nói vì dài dòng lạc đề).Cái CNCS và CNTB mà các bạn thấy ở thể kỉ XX đơn giản là trò chơi của mấy tên cường quốc một bên là Liên Xô và một bên là Mỹ dùng để tuyên truyền,tranh chấp tầm ảnh hưởng có thế thôi.Còn các nhà XHCN hiện đại đặc biệt ở Mỹ rất chi là Trốt sờ ki ít làm người ta lệch lạc rất nhiều trong việc hiểu về CNXH và CNCS.
     
  9. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Nhu cầu con người thay đổi tương ứng theo năng lực cá nhân và xã hội. Dễ hiểu thì ko thể đứng ở góc nhìn của người hiện đại để coi hành vi giết người ở thời mông muội là phi đạo đức và ngược lại, người cổ đại nếu nhìn thấy người hiện đại bây giờ thì cũng coi họ ko khác gì chúa vậy. Ở xã hội cộng sản hiện đại, ý thức và nhân cách con người sẽ khác xa với thời bây giờ, bởi cơ sở vật chất thay đổi một cách hệ thống thì ý thức cũng thay đổi hệ thống.
     
    Anita thích bài này.
  10. Bao Mua He

    Bao Mua He Thành viên

    Tham gia ngày:
    17/1/16
    Bài viết:
    5
    MBTI:
    ISFJ
    Bạn tìm đọc cuốn "Tại sao Marx đúng ?" nó sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc và những hiểu biết sai lầm cơ bản về chủ nghĩa Marx.Cái bạn nói là một trong những cái hiểu sai lầm và cơ bản về CN Marx của đa số người.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.