Tâm lý con cả, con thứ và con út

Thảo luận trong 'Thảo luận tâm lý' bắt đầu bởi Anita, 20/7/17.

?

Bạn là con thứ mấy?

  1. Con cả

    4 vote(s)
    36.4%
  2. Con thứ

    1 vote(s)
    9.1%
  3. Con út

    3 vote(s)
    27.3%
  4. Con một

    3 vote(s)
    27.3%
  5. Con sinh đôi

    0 vote(s)
    0.0%
  1. Anita

    Anita Guest

    Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, vì vậy vị trí của mỗi người trong đó luôn có ảnh hưởng lớn lên tính cách. Tâm lý con cả, con thứ và con út đa phần có sự khác biệt nhất định. Do ảnh hưởng của môi trường, cách đối xử của cha mẹ, và đặc biệt là việc tự nhận thức vị trí, trách nhiệm, hướng đi của bản thân. (Đôi khi điều này gây nhiễu tới quá trình xét mbti type của một người). Mọi người hãy cùng thảo luận, chia sẻ về tâm lý con cả, con thứ, con út, con một và tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề này.

    Thấy có bài báo này khá hay và phản ánh khá đúng việc kết hôn giữa con cả, con thứ và con út. Chia sẻ chút: Mẹ mình con cả, bố mình con út. :d Chị mình con cả và anh rể mình cũng con cả làm cho hôn nhân trở nên khó khăn và đứng trước bờ vực tan vỡ.
    Vì sao con cả không bao giờ nên lấy con cả - VnExpress Gia đình
    Copy luôn cho những ai không vào được link(hoặc lười click :D)
    Hai vợ chồng đều là con cả dễ xảy ra việc tranh chấp quyền lực trong nhà.
    Các nhà tâm lý tin rằng, chúng ta có thể chọn được người bạn đời phù hợp hơn nhờ dựa vào thứ tự sinh trong gia đình mình.

    Dựa vào cuốn sách The New Birth Order Book: Why You are the Way you are của nhà tâm lý Kevin Lemanm, cũng như những nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Marriage và Family hay Human Nature, trang Business Insider đã tìm ra những cặp đôi tốt nhất và tệ nhất dựa vào thứ tự sinh.

    [​IMG]
    Ảnh: atearofhappiness

    Nếu bạn là con cả?

    Người bạn đời tốt nhất: Con út

    Người bạn đời tệ nhất: Con cả

    Khi con cả kết hôn với con út, tỷ lệ thành công khá cao bởi sự hấp dẫn của những điều đối lập nhau. Con đầu lòng vốn chỉn chu sẽ giúp con út có tính tổ chức hơn. Ngược lại, con út mang màu sắc tươi trẻ đến cuộc sống của con cả và nhắc nhở con cả không nên nghiêm trọng hóa mọi vấn đề. Hôn nhân giữa con cả nữ và con út nam là lý tưởng nhất vì cả hai dễ hài hòa các nhu cầu với nhau nhất.

    Hai con đầu lòng kết hôn với nhau dễ dẫn đến sự tranh giành quyền lực. Con đầu lòng thường cầu toàn, thích mọi thứ làm theo cách của mình, từ đó dẫn đến việc muốn kiểm soát mọi thứ. Để mọi việc ổn thỏa, Leman khuyên cặp đôi không nên cố thay đổi bạn đời và hãy ngừng chỉ trích.

    Hôn nhân giữa con đầu lòng và con thứ thường gây bối rối cho con đầu lòng vì con thứ thường ít chia sẻ tâm sự và không giỏi khi nói về cảm nhận của mình. Cặp đôi này muốn hôn nhân tốt đẹp cần cởi mở với nhau. Con cả nên khuyến khích con thứ tâm sự bằng những câu hỏi: “Em/anh cảm thấy thế nào?”, “Hãy nói cho anh biết em đang nghĩ gì?”, "Em có thể nói rõ hơn không?"...

    Nếu bạn là con thứ?

    Người bạn đời tốt nhất: Con út

    Người bạn đời tệ nhất: Con thứ

    Phần lớn con thứ giao tiếp không tốt, và giao tiếp sẽ tệ gấp đôi trong một cuộc hôn nhân giữa hai con thứ. Họ có xu hướng không tranh cãi trong bất cứ vấn đề gì vì họ cảm thấy không cần thiết, và họ sẽ kìm nén cảm xúc của mình.

    Con thứ nhìn chung có hôn nhân kéo dài, bởi họ học được cách thỏa hiệp và đối thoại với các anh chị em của mình trong suốt quá trình trưởng thành. Tuy nhiên điều này lại gây bối rối cho người bạn đời của họ, bởi vì con thứ thường che giấu cảm xúc thật của mình.

    Để giải quyết căng thẳng, Leman cho rằng cả hai nên giữ mọi thứ đơn giản và làm những việc thể hiện sự tôn trọng nhau cũng như xây dựng lòng tự trọng cho nhau, dành cho nhau thời gian để được giao du với bạn bè bên ngoài...

    Con thứ và con út là cặp đôi lý tưởng, bởi con thứ dễ thỏa hiệp trong khi con út thường ít quan tâm đến xã hội. Cả hai cũng giao tiếp tốt bởi vì con thứ không cảm thấy e dè khi chia sẻ mọi vấn đề với con út. Có một nguy cơ với con thứ là họ thường hạ thấp bản thân, Leman khuyên họ cần cảnh giác về điều đó. Ngoài ra, việc nhận ra những biểu hiện ích kỷ của con út là rất quan trọng. Theo Leman, nguyên tắc chung là không nên cười khi bạn đời đau khổ, hãy cười với người ấy, chứ không phải cười nhạo người ấy.

    Nếu bạn là con út?

    Người bạn đời tốt nhất: Con cả

    Người bạn đời tệ nhất: Con út

    Cuộc hôn nhân của hai đứa con út sẽ vô cùng hỗn loạn. Con út thường có xu hướng mang rắc rối tài chính vào hôn nhân. Cuộc hôn nhân giữa hai con út cần rất nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề: ai là người trả các hóa đơn, ai là người làm việc nhà, ai là người lo việc đối ngoại... Nếu không có quyết định vững chắc nào được đưa ra, cặp vợ chồng con út sẽ nhanh chóng gặp rắc rối.

    Theo Leman, con út có sẵn xu hướng đẩy trách nhiệm sang người khác. Nếu hai người cứ khăng khăng đổ lỗi cho nhau thì họ không thể đi đến kết quả tốt đẹp.

    Để điều này không xảy ra, Leman gợi ý cả hai nên thận trọng lắng nghe và đảm bảo không thao túng nhau. Cả hai cũng nên giải thích với nhau về mọi việc và đừng giữ thế thủ. Quan trọng hơn, hãy luôn giữ tinh thần hài hước, lạc quan, thoải mái - những phẩm chất vốn có của con út.

    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/vi-sao-con-ca-thong-minh-hoc-rong-luong-cao-hon-con-thu-355551.html -> Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi hành vi của cha mẹ?

    Con cả, con thứ, con út - Ai sẽ thành công hơn trong sự nghiệp?
    Con cả

    Chu đáo, tham vọng và năng nổ là phẩm chất vốn có của những người được sinh ra trước tiên trong gia đình. Những người con cả thường có xu hướng thích được làm việc trong những môi trường đầy tính cạnh tranh như xây dựng, luật hay y dược.


    Người ta đã nghiên cứu và đưa ra kết quả rằng phần lớn những phi hành gia thường là con cả hay con út trong gia đình. Đừng quên rằng có đến hơn một nửa những người được giải Nobel hay tổng thống Mĩ đều là con cả nhé. Vì chúng ta đã có những người con cả “đình đám” thế giới đó thôi: Bill Clinton, J.K Rowling, Winston Churchill…


    Con thứ


    Những người con thứ thường có xu hướng dễ tính, hiền hòa và nhường nhịn hơn. Khi người con út được sinh ra, vô hình chung người con thứ đã mất đitiếng nói riêng của mình, vì thế họ học được cách kết nối và lôi kéo sự ủng hộ từ các thành viên khác trong gia đình. Nhờ đó, người con thứ có kỹ năng sống và giao tiếp rất tốt.


    Những người tiếp xúc với họ thường cảm thấy rất dễ chịu và thấy được chia sẻ. Vì thế công việc của họ gắn liền thường là những nhà thương thuyết, các nhà hoạt động xã hội, hoạt động vì hoà bình và môi trường, tư vấn…


    Trên thực tế, chúng ta có những nhân vật như Bill Gates, Madona hay công nương Diana.


    Con út


    Họ là những người rất sáng tạo, thông minh và vô cùng duyên dáng, thậm chí là rất hấp dẫn. Do quan niệm “làm em ăn thèm vác nặng” nên họ có vẻ như thua thiệt hơn các anh chị của mình, họ luôn chiến đấu vì sự công bằng cho mình và cho xã hội.


    Công việc mà họ dễ thành công hơn cả là phóng viên, làm quảng cáo, kinh doanh và nghệ thuật. Họ là Cameron Diaz, Eddie Murphy và Rosie O’Donnell.


    Con một


    Có những đặc tính rất giống với con cả nhưng họ lại phải gánh vác nhiệm vụ rất nặng nề, đó là đáp ứng toàn bộ những mong đợi của bố mẹ. Họ thường tỏ ra tự tin hơn, có khả năng ăn nói lưu loát hơn và sáng tạo hơn những đứa trẻ khác. Cũng có những trường hợp, vì quá được cưng chiều, chăm bẵm, họ trở nên yếu ớt, cần sự che chở và đôi khi ngây ngô với thời cuộc.


    Cá tính của họ, hoặc rất mạnh mẽ, hoặc rất mờ nhạt. Tương tự, họ có thể rất thành công hoặc chẳng là gì trong biển người đông đúc. Các nhân vật điển hình là Rudy Guiliani, Franklin Delano Roosevelt, Tiger Woods, Maria Sharapova và Leonardo Da Vinci.



    Con sinh đôi


    Do được chăm sóc rất công bằng ngay từ khi vừa sinh ra nên anh em/chị em sinh đôi thường có những tính cách và suy nghĩ rất giống nhau. Cũng vì thế mà mức độ thành công của họ trong công việc và cuộc sống cũng rất tương đồng với nhau. Chẳng hạn như Harold và Bernard Shapiro, lần lượt đã trở thành Hiệu trưởng của các trường đại học danh tiếng như Princeton University và Canada's McGill University


    Còn rất nhiều yếu tố khác nữa chi phối sự thành công ở mỗi người như khoảng cách giữa các anh chị em, hoàn cảnh của mỗi gia đình và quá trình hình thành nhân cách trong những năm đầu đời.


    Được sinh ra là con cả hay con út liệu có thực sự ảnh hưởng đến mức độ thành công hay không? Khoa học vẫn đang tiếp tục kiểm chứng nhưng có một sự thật chắc chắn luôn đúng: Đó là mọi sự thành công đều phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của mỗi người.
     
    surphi10, Mây Trời, rinlovegood3 others thích bài này.
  2. surphi10

    surphi10 Guest

    Theo một trường phái tâm lý học gia đình, thì gia đình được xem là một hệ thống, mà ở đó cha mẹ, anh chị em tương tác với nhau và hình thành nên tâm lý cũng như các bệnh tâm lý của các thành viên. Điều này còn được gọi với một cái tên u uất hơn là "ổ bệnh đa thế hệ".

    Ví dụ, cha mẹ lạnh nhạt, không quan tâm tới nhau, không quan tâm tới con cái. Thì đứa con cả thường sẽ trở thành cha mẹ thay thế cho những đứa em. Và đứa em thường có khả năng trở nên ngổ ngáo ở trường, nghiện rượu, đánh nhau... để thu hút sự chú ý của cha me, giữ gia đình gắn kết. Điều này có thể hoàn toàn diễn ra trong vô thức. Thế nên một đứa con có vấn đề gì thì ít nhiều là do vấn đề của hệ thống gia đình.

    Hệ thống gia đình có thể là hệ thống mở , cũng có thể là hệ thống kín, hoặc ở bất kỳ đâu ở giữa. Hệ thống càng kín thì những vẫn đề của gia đình sẽ mãi được duy trì, và truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ, một người cha nghiện rượu, luôn được mẹ bao che rằng "cha con bận việc không về nhà được", thì người cha sẽ vượt qua cảm giác tội lỗi nhanh chóng và tiếp tục uống rượu lần sau. Hệ thống mở với phản hồi tích cực sẽ giúp cải thiện các vấn đề của hệ thống rất nhiều.

    Vì là một hệ thống, nên cũng có thể dự đoán được những xu hướng tính cách của các thành viên trong gia đình trong một bối cảnh xã hội nhất định. Trong hình mẫu Bach, mọi hệ thống xã hội có 4 nhu cầu cơ bản:
    1, Nhu cầu năng suất sản xuất
    2, Nhu cầu duy trì cảm xúc
    3, Nhu cầu có các mối quan hệ
    4, Nhu cầu thống nhất

    Đoạn sau đây được trích từ sách "Gia đình. Cách thức mới giúp tạo dựng lòng tự trọng mạnh mẽ" của John -Bradshaw. Theo mình nghĩ, những dòng sau đây, phụ thuộc khá nhiều vào bối cảnh xã hội, nên không thể chắc nó còn bao nhiêu % giá trị, nhưng có lẽ rất đáng để tham khảo. (Khác những dòng phía trên - mình nghĩ những dòng phía trên nó là pattern luôn rồi, và sẽ mang ý nghĩa lâu, rất lâu)

    Đứa con đầu lòng: thường được gia đình kỳ vọng rõ nhất. Đứa trẻ mang nhiều kỳ vọng hơn những đứa con khác về nhu cầu năng suất sản xuất của hệ thống. Chúng sẽ phát triển theo xu hướng giống người cha, đưa ra quyết định và nắm giữ các giá trị phù hợp hay đối nghịch với người cha. Chúng thường có khuynh hướng như sau:
    - Chúng được định hướng theo hình mẫu của người khác và có nhận thức xã hội. Chúng sẽ ý thức rõ ràng các quy tắc và hình tượng xã hội.
    - Chúng phát triển mạnh mẽ và rõ ràng, dứt khoát. Chúng muốn chi tiết và có khuynh hướng thực tế hơn là tâm linh.
    - Bởi sự kỳ vọng và áp lực phát sinh do cha mẹ còn trẻ tuổi và bị ép buộc, nên đứa con đầu lòng thường lo lắng đến vấn đề phát triển lòng tự trọng cao.

    Đứa con thứ 2
    : Liên quan đến nhu cầu duy trì cảm xúc của hệ thống. Nó phản ứng lại với các luật lệ được che đậy và vô thức trong hệ thống gia đình. Đứa con thứ 2 thường phát triển theo xu hướng giống người mẹ. Nó đưa ra quyết định và giữ lại giá trị phù hợp hay đối nghịch với người mẹ. Thường có khuyng hướng:
    - Chúng sẽ hành động theo sự kỳ vọng và nhu cầu vô thức của người khác cũng như bản thân chúng. Chúng thường là phần mở rộng của các nhu cầu và khao khát của người mẹ. Nếu là con trai nó sẽ trở thành người đàn ông như mẹ nó mong muốn được kết hôn cùng. Nếu là con gái nó sẽ trở nên bừa bãi giống người mà mẹ nó bí mật muốn trở thành.
    - Đứa con thứ 2 mang theo những vấn đề cảm xúc bị che dấu trong gia đình và thường gặp khó khăn trong việc kết hợp cái đầu và trái tim với nhau. Điều này có nghĩa là đứa con thứ 2 thường sẽ nhận thức bằng trực giác rằng, có điều gì đó không ổn đang diễn ra mà không biết là điều gì và vì sao. Chúng sẽ lập ra "những điều phải làm được dấu kín" ngay lập tức nhưng không thể diễn đạt những gì chúng cảm thấy. Bởi điều này nên đứa con thứ 2 thường có vẻ ngây thơ và lúng túng. Một cách chủ quan, nó thường cảm thấy "điên dại"

    Đứa con thứ 3: Đứa con thứ 3 đáp ứng nhu cầu cần mối quan hệ của hệ thống ...
    Đứa con thứ 4: đáp ứng nhu cầu thống nhất của hệ thống...

    Đứa con duy nhất: ...
    Đứa con út: ...

    Thôi muốn tìm hiểu thì tìm sách đọc đi nha, lười viết ra quá :v
     
    lemming, Lữ Hoàng, Anita2 others thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.