Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại? Trái đất có sự sống. Vậy sao vũ trụ bao la như vậy lại không có thêm hành tinh nào có sự sống nào nữa? Tính theo xác suất, cụ thể là phương trình Drake, thì sẽ tồn tại rất rất rất nhiều hành tinh có sự sống như Trái Đất. Vậy liệu Trái Đất có đặc điểm thần thánh gì khiến cho nó là hành tinh duy nhất có sự sống đến bây giờ ( theo con người khám phá được). Chắc chắn đặc điểm đó tồn tại, ai cũng biết, đó là khoảng cách đến Mặt Trời, va chạm thiên thạch đúng lực, đúng thời điểm, hay mật độ các chất v.v… Nhưng tôi không tin là trong vũ trụ này, mỗi Trái Đất được hưởng đặc ân đó. Vậy thì việc con người không khám phá ra sự sống khác là do lý do còn lại: Sự kém cỏi của các sinh vật sống. Trong cụm giả thuyết này thì, thứ nhất xét đến sự kém cỏi các sinh vật ngoài hành tinh. Giả sử hành tinh tồn tại sự sống là có, thì những sinh vật này không có đủ khả năng để đến Trái Đất, hay lọt vào tầm nhìn thất của con người. Tôi rất nghiêng về giả thuyết này. Việc nghiêng về giả thuyết này bắt nguồn từ việc tôi nghiêng về giả thuyết cả anhxtanh là Photon ánh sáng là hạt chuyển động nhanh nhất và không thể chuyển động nhanh hơn vận tốc này ( Gần đây có thí nghiệm chứng minh có hạt còn nhanh hơn cả photon, mà nói chung tôi vẫn chưa bị thuyết phục lắm, đang chờ 1 bằng chứng rõ ràng hơn), và những giả thuyết về vụ nổ bigbang, giãn nở vũ trụ v.v… Vũ trụ mất hơn chục tỷ năm để lan rộng đến bây giờ, với sinh vật tân tiến nhất, giả sử có thể chuyển động với vận tốc nhanh nhất ( theo tôi) – vận tốc ánh sáng, thì việc du hành khắp vụ trụ để có thể chạm mặt người Trái Đất là rất bất khả thi. Nó giống như kiểu một vùng rừng rộng lớn, nguy hiểm, cổ kính và bí ẩn, có một vài bộ lạc sống trong đó, nhưng mãi mãi không thể nào biết đến sự tồn tại của nhau. Về các lý thuyết về lỗ giun, cú nhảy anpha thì lại lôi tôi đến hàng loạt điều thắc mắc khác liên quan không gian, thời gian thật ra là gì, liệu vũ trụ có là cái gì giống 1 tờ giấy để gập đôi lại không? Vậy thì bên ngoài vũ trụ là cái gì, cái thứ mà vũ trụ đang giãn nở và chiếm chỗ là cái gì? Vô định? Vậy không phải nó vẫn là vũ trụ sao? Khó quá bỏ qua, tôi vẫn tin những giả thuyết này có cơ hội lớn để thành sự thật, nhưng chưa đủ lớn để hạ bậc giả thuyết sự kém cỏi của các sinh vật ngoài hành tinh xuống khỏi vị trí thứ nhất. Xét cho cùng, các sinh vật chỉ là 1 đống các hạt hóa học vô tri kết hợp lại với nhau thôi mà. Nhưng mà tại sao nó lại có ý thức, cảm xúc v.v…? Câu hỏi tiếp theo, các sinh vật đó không giống người Trái Đất, họ có thể sống hàng tỷ năm, và có thể đã chu du hàng tỷ năm, sao đến giờ vẫn chưa đến Trái Đất. Điều này theo tôi liên qua đến phương diện còn lại của cụm giả thuyết sự kém cỏi của các sinh vật sống. Đó là sự kém cỏi của con người: Con người không thể tiếp cận được người ngoài hành tinh ( đi đến, nhìn thấy, nghe, phân tích được v.v… ). Con người không thể đi đến và nhìn thấy người ngoài hành tinh trên hành tinh của họ, hay đang đi du lịch ngoài vũ trụ. Lý do quá xa. Và con người không biết, không giải mã được người ngoài hành tinh đã đến Trái Đất ( nếu người ngoài hành tinh đã đến được Trái Đất). Ý thứ nhất thì không có gì đế nói thêm, còn về ý thứ 2. Ý tôi là nếu họ – người ngoài hành tinh phát triển tới mức có thể đến Trái Đất thì có thể họ cũng có thể phát triển làm cho không gian, thời gian ở nơi họ đáp xuống Trái Đất để thăm dò ngưng đọng lại, và người Trái Đất không thể nào khám phá ra được. Họ phát triển đến cái mức coi con người như chúng ta nghĩ đến các động vật hoang dã, tức là không can thiệp vào đời sống thiên nhiên, và không để lại bất cứ dấu vết gì chúng ta có thể phát hiện. Hoặc không, có thể các tổ chức có tiềm lực đã phát hiện, nhưng lại giữ bí mật ( cái này cũng nằm trong sự kém cỏi của con người). Con người kém cỏi, con người đang phát triển… Tại sao con người lại có cảm xúc? ( cái vấn đề này thằng bạn tôi đề cập suốt). Nếu con người chỉ như cỗ máy, thì sự phát triển của con người đã đến mức nào rồi? Không còn gì ngáng chân, không còn do dự hay chán nản. Và theo tôi, cũng không còn động lực mà phát triển. Xung quanh chúng ta, hầu hết tất cả mọi thứ đều phát triển nhờ nhu cầu của con người. Mà nhu cầu lớn như hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ cảm xúc, sự tò mò, sự thỏa mãn, sự yêu thương, sự tham lam v.v… Sự tham lam, tất cả mọi cảm xúc tóm lại ( tham lam được hạnh phúc, tham lam thể chất, tinh thần, tham lam được thanh thản, được giàu v.v..), là động lực phát triển của con người. Nó mạnh, cực kỳ mạnh. Nếu không còn cảm xúc, con người không còn động lực để mà phát triển như vậy giờ. Đó chính là lý do tôi đưa ra để giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên lại giữ lại cảm xúc cho con người. Cảm xúc là 1 thứ gì đó bậc rất cao, vậy không có lý gì chúng ta lại bị người ngoài hành tinh so sánh giống chúng ta so sánh với loàn gián, loài kiến đúng không? Tôi e là, người ngoài hành tinh cũng chỉ xem cảm xúc là 1 dạng bản năng giống chung ta coi việc kiếm đồ ăn của loài côn trùng là bản năng thôi. Họ đã phát triển lên 1 cái gì đó cao hơn, cao hơn nữa, cao hơn nhiều. Chúng ta là những sinh vật đơn bào trong mắt họ. Ngoài tham lam ra, tất nhiên sẽ có thỏa mãn. Có phải sự thỏa mãn là lý do không một nền văn minh nào ở Trái Đất phát triển mãi được ( kể cả con người). Liệu loài người chúng ta có phát triển lên 1 cái gì đó cao hơn giống người ngoài hành tinh để tiếp tục thống trị, hay sẽ vì sự thỏa mãn mà dừng lại trên bước đường tiến hóa, hay nói cách khác là bị bỏ lại tụt hậu dần so với thiên nhiên xung quanh? Con người quá mạnh rồi, thống trị cả Trái Đất. Ruồi, muỗi, gián, chuột, sư tử, voi, cá mập không tuổi gì với chung ta, nếu chúng có tiến hóa để trở nên mạnh mẽ hơn thì cũng sẽ bị 7 tỷ dân hơn của chúng ta phát hiện và ngăn chặn. Chúng ta có thể mất mát lớn, nhưng với sự thống trị hoàn toàn trên Trái Đất như giờ thì không thể nào chúng ta bị tiêu diệt bởi bất kỳ loài sinh vật nào khác. Kể cả thiên thạch, sóng thần, núi lửa chúng ta cũng có thể đối phó được. Bây giờ đối thủ đe dọa được con người chỉ có thể là con người, hoặc vũ trụ ( nếu chậm trễ thì vũ trụ cũng chả thể tuyệt chủng được chúng ta). Sớm muộn con người cũng có thể sinh sống ở các hành tinh lận cận thôi, giống như chuột sống lẩn trốn con người, con người lẩn trốn sự nổi giận của vũ trụ từ hành tinh này qua hành tinh khác, nhưng… sẽ sống được thôi. Điều tôi đang nói là với chiến tranh con người sẽ hủy diệt lẫn nhau trong mật ngọt. Nhưng chiến tranh cũng là động lực giúp con người phát triển, chúng ta trên đỉnh cao, sự thỏa mãn bao trùm. Nếu không chiến đấu với chính loài mạnh nhất là chúng ta thì liệu chúng ta còn động lực phát triển nhanh như hiện nay không? Chiến tranh hủy hoại loài người, cũng là thứ giúp con người không dừng lại mà tha hóa. Vậy chiến tranh có nên không? Hay như bất cứ thứ gì trên đời, không có không tốt mà nhiều quá cũng không tốt. Phải giữ ở mức vừa phải, nghe thật vô nhân đạo. Nhưng tôi nghĩ đó là sự thật. Mà…nói gì thì nói tôi không thích chiến tranh, nhất là nó gần tôi… ( Tóm lươc nội dung chém gió với thằng bạn khi đang chở nhau trên đường : )) )
Đoạn đầu thấy hay hay đến đoạn cuối thì hơi nhảm, chả liên quan chủ đề "Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?" Tôi tin có sự sống ngoài trái đất. Gần đây các nhà khoa học có phát hiện 1 hành tinh có điều kiện gần giống trái đất, tức là "sự sống" mà con người tìm kiếm có thể tồn tại ở đó. Các sinh vật trên trái đất cần nước để tồn tại và có nước trên sao hỏa nhưng đến nay chưa có thông tin tìm thấy sinh vật trên sao hỏa. Ngoài nguyên nhân giới hạn của khoa học kĩ thuật và khả năng con người, tôi nghĩ còn nguyên nhân nữa là con người không hẳn tìm sự sống mà tìm nơi nào đó có thể di cư lên được hoặc giống gì đó na ná như loại sinh vật có trên trái đất. Giả thuyết của tôi là nó có ở đó nhưng các nhà khoa học không nhìn thấy. Chọn lọc tự nhiên và quá trình tiến hóa giúp sinh vật trên hành tinh phù hợp với điều kiện sống ở đó. Sinh vật trên trái đất uống/hút nước trực tiếp dưới dạng lỏng, biết đâu sinh vật trên hành tinh khác chỉ cần ăn cục băng vào rồi dùng nhiệt cơ thể hóa lỏng hoặc có cơ chế hấp thu Hydro và Oxy trong không khí qua da. Người cần Oxy để sống còn sinh vật ngoài hành tinh cần Cacbon thì sao? Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng... mỗi hành tinh mỗi khác, có thể trong điều kiện này thì chúng trong suốt, điều kiện khắc nghiệt quá thì "ngủ đông" nên con người không phát hiện ra. Về mức độ phát triển của chúng, có thể còn lạc hậu mà cũng có thể đã phát triển đến mức thấy rằng nên vừa phải và phù hợp với tự nhiên. Khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão tạo ra rất nhiều sản phẩm nhưng đồng thời cũng tạo ra cả núi rác, vì thế xuất hiện xu hướng vật liệu thân thiện môi trường, vd xây nhà lại trở về dùng gỗ như trước đây. Vũ khí phát triển hoặc tai nạn trong ứng dụng khoa học có thể dẫn đến diệt vong, sinh vật ngoài trái đất đã trải qua việc đó và thấy nên hãm phanh sự phát triển, họ cũng có thể thăm dò các hành tinh khác nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng hoặc để bị phát hiện (nhỡ vớ phải bọn máu chiến, vũ khí tối tân, quay ra xâm chiếm hành tinh họ có phải gay không ). Vì thế con người vẫn chưa biết đến sự tồn tại của họ. Góp phần tán nhảm vậy thôi
Tui thấy con người giống như 1 con vi khuẩn sinh sống trên 1 cọng lông là trái đất, và trái đất nằm trên 1 vùng tay gọi là vũ trụ và vũ trụ chỉ là 1 phần nằm trên 1 cơ thể nào đấy. Tui thích thuyết "đa vũ trụ", con người bao gồm phần xác và phần hồn, khi chết thì phần hồn không mất đi, theo định luật bảo toàn thì phần hồn có thể sẽ chuyển sang 1 "cái" gì khác. Mặt khác, các nhà thiền sư có nói về sự trải nghiệm thoát xác, hay nói cách khác tâm trí của họ bay bổng trong không gian và có thể "đi" từ nơi này đến một nơi khác vô cùng xa và khác với trái đất. Kết hợp các điều trên tui có một sự mường tượng về việc chúng ta (và bất kì sinh vật sống nào) đang di chuyển qua lại (phần hồn) giữa các vũ trụ. Đây cũng là 1 cách, theo tui, để lý giải cho hiện tượng luân hồi + với việc sinh vật sống trên trái đất giảm đi hoặc tăng lên trong từng thời kì.
@Thuong Mình chỉ viết linh tinh, không quan tâm tới nội dung nên nó có hơi nhảm 1 tý :v Giống kiểu viết để thỏa mãn mình thôi Bạn thông cảm @rukawa90 Mình thì lại thích cái ý tưởng có 1 cái vũ trụ lớn bao trùm 1 đống vũ trụ của chúng ta. Và có 1 vũ trụ lớn hơn bao trùm 1 đống vũ trụ lớn. Và có 1 vũ trụ lớn hơn nữa bao trùm 1 đống vũ trụ lớn hơn :v @lemming96 Mình... Không hiểu ý bạn lắm :v
à, ý t đơn giản là c có đang có brainstorm k ý mà, tại t đọc bài (sau quá trình suy nghĩ) của c thấy quay quay như trong cơn lốc, mở đầu cái gì là tốt -->kết thúc: t k thích chiến tranh, thế là t cứ nghĩ : chiến tranh k bao giờ là tốt, đồng ý vs c ^^ có phải ý c là: -có sự sống ngoài trái đất hay k? câu trả lời là chưa biết (nguyên nhân là sự ngu dốt vô hạn của con ng) -tại sao con người có cảm xúc? Đó có phải sản phẩm tinh túy của tiến hóa, lại còn có thể cao siêu tinh túy hơn k? -mặt xấu của cảm xúc có thể dẫn đến sự hủy diêt (trong đó có chiến tranh). chiến tranh có tốt k? Tốt khi nó giúp cuộc sống của c (hay loài người) tốt hơn (duy trì số lương tối ưu,vv..), nhưng c k thích/muốn khi c đứng ở diện số lượng bị loại, (thế thì thật vô nhân đạo)-tóm tại là c k thích chiến tranh. Vây, chiến tranh là k tốt, dù sao đi nữa? PS: k có ý công kích khi đưa ra câu hỏi có vẻ khó hiểu, chỉ tò mò vì t cũng hay có lúc suy nghĩ kiểu này, vì nghe bảo Ne hay có.
Mình xin nhận xét bài của bạn thế này Đầu tiên là tiêu đề của topic này:"cái gì là tốt?".Vậy điều đó có nghĩa là trong topic này sẽ có nhiều thứ để chúng ta bàn về,để lựa chọn cái nào là tốt.Nhưng trong đoạn bài viết đó mình chưa thấy bạn nêu rõ ràng những thứ đó là gì?.Mình đoán bạn đang muốn diễn đạt thế này đúng ko:"tại sao nền văn minh con người chúng ta bây giờ chưa thể vượt ra khỏi giới hạn để vươn ra ngoài vũ trụ tìm thấy những người ngoài hành tinh kia.Phải chăng tình trạng hòa bình này đang khiến chúng ta thỏa mãn không biết vươn lên.Vậy chúng ta có nên tiến hành chiến tranh để tạo ra sự cạnh tranh thúc đẩy phát triển.Hòa bình - chiến tranh:cái nào là tốt bây giờ?" Phần bạn bàn về người ngoài hành tinh mình ko muốn nhắc tới vì mình chưa có kiến thức đầy đủ về vấn đề này và vì ko có ý kiến nào mới cả Mình muốn làm rõ hơn về việc bạn bàn về con người về sự thỏa mãn của họ,về việc bạn nói về chiến tranh thúc đẩy sự phát triển: Con người và động vật đều có điểm chung là có bản năng sinh tồn(những phản ứng trước tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự tồn tại của chính mình như ăn,uống,tình dục...).1 số loài động vật cũng có cảm xúc y như con người chứ con người không độc quyền.Vậy cái gì khiến con người khác động vật chính là tư duy,tính sáng tạo(nghĩ ra ngoài cái hộp:"think out of the box") điều đó khiến con người có thể thắng được bản năng tự nhiên của mình.VD:trong tự nhiên,loài khỉ,vượn vẫn sống trong tình cảnh hái lượm thức ăn nhưng con người thì đã biết chế tạo các công cụ để thỏa mãn nhiều nhu cầu của mình Tính sáng tạo của con người là nguồn gốc để con người tạo ra nhiều thứ:đạo đức,pháp luật,khoa học,tôn giáo,...Và càng sáng tạo ra nhiều thứ mới thì con người càng xuất hiện nhiều nhu cầu mới(lòng tham ):được ăn ngon,mặc đẹp,được hâm mộ,tôn sùng,kính trọng... như bạn nói.
@lemming96 :v uh nói chung mình cũng ko có quan điểm đạo đức gì khi viết thế này, có thể nói là brainstom, hay đúng hơn là lúc nào mình cũng brainstom. Nhưng mình ko thích cái từ này. Nói chung chỉ viết những thứ có trong đầu ra rồi đăng thôi, và chưa chắc mình đồng ý :v Nên đừng có suy sét mình như thế nào qua mấy cái như vậy nha : ))) Mình thích đưa ra câu hỏi kiểu vậy. Và thằng bạn mình cũng là ENFP, Ne gặp nhau, nói nhảm thôi. Từ chủ đề người ngoài hành tinh và ra kết luận chiến tranh tùm lum :v @Nhật Tân cảm ơn bạn. Mình thấy quan điểm của bạn hợp lý hơn. Klq mà lúc đầu mới đọc tên bãn tưởng là Việt Tân :v
Sr k cố ý suy xét. Mình đồng ý sáng tạo. Ấy là chóp bu của quá trình tư duy. Sản sinh cái mới-thúc đẩy mọi thứ. sáng tạo làm xuất hiện nhu cầu mới? t k cho là thế. sự tham lam có thể làm điều ấy chứ sáng tạo chả có lý do gì. Còn t thắc mắc thêm k biết bọn động vật bậc thấp hơn mình có tưởng tượng được như bọn mình k nhỉ ? hình như bọn tinh tinh gì đấy làm đc hay sao ý, gg thôi
Ở đây mình bàn thêm về chiến tranh:chiến tranh cũng chỉ là 1 dạng cạnh tranh như bao dạng khác thôi tuy nhiên mình nghĩ nó là dạng cạnh tranh khá tiêu cực.Tức là nó có tính hủy diệt lớn và các bên tham gia đều có ý chí gây thiệt hại 1 phần hoặc hủy diệt đối phương.Và những sáng tạo trong chiến tranh thường cũng được sử dụng với mục đích như thế.VD:bom nguyên tử,xe tăng,súng máy,tên lửa V2... Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ như nhờ có chiến tranh mà những phát minh đó được tạo ra hay nhận biết mà ứng dụng vào nhưenicilin được phát minh trước thế chiến nhưng chỉ nhờ chiến tranh nó mới được chú trọng ứng dụng để chữa trị thương tật binh sĩ,mạng APARNET tiền thân của internet ban đầu được dùng cho mục đích của quốc phòng,vệ tinh,chinh phục không gian sinh ra trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Liên Xô(chiến tranh lạnh) Bản chất của những sự phát triển nhanh hay chậm đó là có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ hay ko.Con người ngày nay đã hiểu rõ do đâu có sự phát triển đó là sự tự do cạnh tranh.Do đó để đẩy mạnh sự phát triển con người chỉ cần thúc đẩy sự cạnh tranh lên thôi ko nhất thiết phải gây chiến.Tuy nhiên điều nghịch lý là những thành tựu đạt được của con người lại càng làm giảm động lực của con người đi(bớt tham vọng hơn,bớt quyết tâm hơn,ko tin vào lý tưởng nào hết,sống vật chất hơn).Một điều nữa là sự phát triển khi đạt được 1 tầng nấc cao thì sẽ giảm dần lại bởi vì nó sẽ phân nhánh ra quá nhiều lĩnh vực như văn hóa,âm nhạc,khoa học,... phân tán sự tập trung các nguồn lực Vậy nếu gây chiến bây giờ để thúc đẩy sự phát triển.Ko khôn ngoan bởi vì nó sẽ phá hủy những nền tảng con người mất công gây dựng nên.Có thể điều khôn ngoan hơn là hãy thúc đẩy sự cạnh tranh tạo ra những đối thủ hùng mạnh cạnh tranh trực tiếp trên các lĩnh vực kinh tế,văn hóa,công nghệ,khoa học đồng thời thúc đẩy sự hợp tác nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển