Lí giải năng lực tâm linh của INFJ.

Thảo luận trong 'MBTI' bắt đầu bởi Brayno, 18/2/16.

  1. Brayno

    Brayno Guest

    Bài viết mình tự dịch. Link gốc: Real of Fake: The INFJ Psychic Personality Type | Best USA Psychics Trong quá trình dịch có thể có sai sót, mong các bạn thông cảm.

    Liệu INFJ có thật sự sở hữu năng lực tâm linh như mọi người vẫn thường nghĩ?
    [​IMG]
    Hình tượng Cassandra được dùng để tượng trưng cho INFJ.

    Hôm nay, tôi xin phép được thảo luận với các bạn một vấn đề khác ngoài khía cạnh tâm lý học. Và nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay sẽ là INFJ - một trong 16 loại tính cách MBTI. Họ vẫn thường được cho là sở hữu một loại năng lực “tâm linh” khá đặc biệt. Và cũng vì khả năng trực giác của INFJ là rất cao nên thường những suy nghĩ tâm linh này xuất hiện khá nhiều trong phần lớn sinh hoạt thường ngày của họ.

    Lý do mà tôi muốn thảo luận về chủ đề này, cụ thể là về cá nhân INFJ là bởi vì tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp cho chúng ta phần nào phân biệt được khái niệm giữa khoa học và tâm linh, cũng như kiểm chứng được tinh đúng đắn giữa niềm tin và lý trí trong cuộc sống.

    Một số người cho rằng năng lực tâm linh là một mệnh đề không có tính xác thực. Họ luôn tỏ thái độ nghi ngờ đối với những cá nhân sở hữu loại năng lực dị thường này. Và tình trạng vơ đũa cả nắm là một điều không thể tránh khỏi khi họ vô tình bắt gặp được một số người sử dụng khả năng này một cách chưa hợp lý. Họ cảm thấy những tuýp người như vậy thường có vấn đề về thần kinh và nhận thức.

    Dựa trên lý thuyết của họ mà nói, nếu như một nhà tâm linh lừa bịp, thì tất cả những nhà tâm linh khác sẽ đều được coi như là những kẻ lừa bịp. Thế nhưng, nếu như một ông bác sĩ lang băm thì chẳng lẽ tất cả bác sĩ khác đều là lang băm hết hay sao? Nếu một ông linh mục suy đồi về mặt đạo đức thì tất cả các vị linh mục khác sẽ đều bị coi như thế? Một nhà chính trị gia không tốt thì những người khác cũng đều như vậy?

    Riêng cá nhân tôi thì suy nghĩ theo một hướng khác. Một cá nhân không hoàn chỉnh thì vấn đề nằm ở chính cá nhân đó chứ không liên quan gì tới cả một cộng đồng. Tôi có thể gán mác “lừa bịp” cho một chuyên gia tâm lí đọc nguội bình thường nhưng không hề khẳng định điều đó đúng đối với những nhà tâm linh hoặc những chuyên gia cố vấn về tinh thần.

    Vậy thì dựa trên cơ sở đó, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu về INFJ, nhóm tính cách được cho là có trực giác phát triển nhất trong các loại tính cách. Nhưng trước khi bắt đầu, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về nhóm tính cách này.


    Tâm lý học của Jung

    Carl Jung phân loại cá thể dựa trên các đặc điểm tính cách. Ông cho rằng mỗi người đều sử dụng bốn chức năng nhận thức để trải nghiệm thế giới này theo cách riêng của mình. Các chức năng này bao gồm cảm giác, trực giác, lý trí và cảm xúc.

    Cảm giác gắn liền với năm giác quan của chúng ta. Đối với những người sử dụng chức năng này, họ luôn tin tưởng những gì mắt thấy tai nghe hơn là trực giác hoặc thậm chí cả những vấn đề cần đến tính logic. Trái ngược với chức năng nhận thức này là trực giác. Nó cho người dùng sự thấu đáo khi nhìn nhận một vấn đề mang tính trừu tượng. Trực giác luôn “nhìn” thấy được khả năng đằng sau mọi việc. Tuy nhiên, nó cũng mang hơi hướng khá chủ quan.

    Bạn có thể biết được một người có khả năng trực giác hay không khi họ có thể kết nối được những mẩu thức phức tạp và không mang tính hiển nhiên. Trực giác nhìn sâu hơn và nói rằng: “Sự việc này không hề đơn giản như vậy. “. Tuy nó có thể hợp lý hoặc không hợp lý trong vài tình huống, điển hình như một vài ví dụ sắp tới mà tôi sẽ đưa ra. Nhưng điều quan trọng đối với những cá nhân sử dụng chức năng nhận thức này là họ luôn biết cách tin tưởng vào chính mình cũng như những gì mà thâm tâm họ mách bảo.

    Điều này không có nghĩa là họ bị che mắt hoàn toàn. Cá nhân sử dụng trực giác thường ưu tiên khoanh vùng những vấn đề mang tính trừu tượng đầu tiên, hơn là sự thật của nó. Họ biết được đâu là một vấn đề mang tính ngụy biện, trong khi đó những cá nhân sử dụng cảm giác sẽ chỉ coi nó như một biểu hiện bên ngoài. Trực giác còn giúp những cá nhân này tiếp cận kết luận thông qua những khái niệm không mang âm hưởng truyền thống, từ đó khám phá ra nhiều góc độ mới hơn cho sự việc hiện tại. Còn cảm giác thì ngược lại hoàn toàn.

    Cặp nhận thức còn lại cũng mang tính đối nghịch. Lý trí đề cao sự thật và giải quyết vấn đề một cách nguyên tắc và triệt để mà không dựa trên cảm xúc cá nhân. Họ cho rằng những quyết định hợp lý và thông minh sẽ luôn mang tới một kết luận hợp lý. Còn những cá nhân sử dụng Cảm xúc thường không xem trọng vấn đề này mà họ đề cao quan hệ, cũng như “giá trị” của con người nhiều hơn.


    Katherine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers

    Katherine Cook Briggs và con gái của bà, Isabel Briggs Myers đã tiếp thu kiến thức của Jung rồi áp dụng nó để phát triển lý thuyết riêng của mình. Họ đã đúc kết và hình thành nên phân loại tính cách Myers-Briggs hay còn gọi tắt với cái tên là MBTI, nhằm liệt kê ra 16 loại tính cách dựa trên những dữ liệu phân tích có cơ sở từ Jung.

    Từ đó, họ thêm vào bốn nhân tố nữa đó chính là: hướng nội/hướng ngoại và đánh giá/nhận thức.

    Chắc hẳn các bạn cũng đã nắm rõ được khái niệm hướng nội/hướng ngoại. Đúng vậy, ý nghĩa của nó không chỉ đơn thuần có nghĩa là sự cởi mở hay nhút nhát. Người hướng ngoại tiếp nhận được nhiều năng lượng hơn khi họ tương tác với người khác, trong khi đó, việc ở một mình sẽ làm cạn kiệt đi nguồn năng lượng của họ. Trái ngược hoàn toàn với điều này, người hướng nội ưu tiên khoảng thời gian một mình là nhiều hơn.

    Nhận thức và Đánh giá

    Trong khi đó, người đánh giá hay tìm kiếm vấn đề cốt lõi của sự việc. Họ hướng tới hành động nhiều hơn. Họ tìm kiếm giải pháp khi có xung đột xảy đến và thường đối mặt với nhiều mâu thuẫn hơn. Một số người cho rằng những cá nhân này là những con người hay xét nét, nhưng đó không phải là bản chất thực sự của cụm từ này. Dù thế nào đi chăng nữa, họ luôn định hình rõ ràng thứ mà họ mong muốn và không mong muốn là gì.

    Người nhận thức thì luôn cần cho mình một khối lượng thông tin phong phú trước việc đi đến kết luận. Họ muốn có một góc nhìn đa chiều và minh bạch cho tất cả mọi người. Kết luận thường không hấp dẫn đối với họ, và thường thì họ cũng lẩn tránh điều này. Đối với người đánh giá thì họ chỉ là một cá nhân ù lì và kém hiệu quả trong công việc.

    Bốn tính trạng mang tính đối lập này có thể kết hợp với nhau theo 16 cách, điều ấy giải thích vì sao lại có đến 16 loại tính cách trong MBTI. Nhưng hôm nay tôi chỉ muốn tập trung vào một nhân vật đặc biệt trong số ấy, đó chính là INFJ.


    [​IMG]
    INFJ sở hữu một loại trực giác đặc biệt


    Từ góc nhìn của INTP


    Trước tiên, tôi xin xác định một điều rằng cá nhân tôi không phải là một INFJ. Như các bạn cũng đã đoán được, tôi thật ra chính là một INTP. Tôi thích tiếp cận với nhiều thông tin, nên tôi thu thập chúng và truyền tải đến các bạn càng nhiều càng tốt.

    Thứ hai, tôi không phải là một người có kiến thức sâu rộng về MBTI. Tuy nó giải thích cho tôi rất nhiều về những thắc mắc về hành vi của bản thân cũng như mọi người xung quanh, nhưng nó không phải là tuyệt đối. Điển hình như cặp cảm giác/trực giác sẽ luôn có thang điểm dao động từ 1-100, nên nếu như bạn có 80% cảm giác thì 20% còn lại sẽ là trực giác. Các khái niệm về chức năng chủ đạo, hỗ trợ, thứ cấp, hạ cấp là khá rõ ràng để nhận biết đối với một số người. Nhưng mặt khác, vẫn còn một số khẳng định mình nằm trong khoảng 50/50. Nên đây đơn thuần không phải là lý thuyết căn bản - không bao giờ tồn tại một thứ ấy trong tâm lý học. Thế nên nó chỉ được coi như là một môn khoa học “mềm” mà thôi.

    Quay trở lại chủ đề, tôi đã từng hẹn hò với một INFJ trước đây khá lâu và nhận ra rằng MBTI thực sự có thể dự đoán được những tình huống có thể xảy ra trong mối quan hệ của chúng tôi. Nó còn có thể dự đoán được những hành vi của cô ta trong cuộc sống; giải thích lý do vì sao cô ta thường thấy bản thân hay có những suy nghĩ mang hơi hướng tâm linh, và vì sao cô ta có thể phân tích người khác một cách thấu đáo nhưng không thể nào giải quyết được những khúc mắc trong cuộc sống của mình. Cũng tại thời điểm đó, tôi cũng gặp được một INFJ khác. Những cá nhân này thực sự đã mang đến cho tôi những trải nghiệm hết sức đáng nhớ trong cuộc đời mình.

    Xin lưu ý: Trước khi tiếp tục, tôi xin làm rõ lại một điều đó chính là bản thân tôi đây không phải là một chuyên gia về MBTI. Những gì mà tôi sắp trình bày dưới đây chỉ dựa trên những trải nghiệm cá nhân đối với một nhóm người nhất định mà tôi từng tiếp xúc. Nếu bạn nghĩ rằng tôi là một kẻ ba hoa thì xin hãy tiếp tục thu thập thêm thông tin để đi đến một kết luận cho riêng mình.


    Cậu trả lời từ INFJ

    Những nhà nghiên cứu ước tính rằng INFJ chỉ chiếm 1% trong thành phần dân số thế giới. Và bạn sẽ càng khó có thể nhận ra được điều này bởi vì chính họ lại là những người thường xuyên xuất hiện trên Internet.

    Điều này thật ra cũng dễ hiểu. 8 type hướng nội đã chiếm 25% dân số. Và bạn có thể sẽ dễ bắt gặp những người hướng nội hơn trên những diễn đàn nghiên cứu về MBTI. Những type hướng ngoại thì thường hay tụ tập đi chơi cùng bạn bè, đa phần là vậy.

    Bởi vì INFJ là một type khá thú vị và sở hữu những năng lực đặc biệt mà các loại tính cách khác không có. Một số người trong cộng đồng MBTI đã tự biến mình trở thành loại tính cách này. Rất có thể xảy ra trường hợp một INFP có thể tự ngộ nhận mình là INFJ vì lí do nhầm lẫn hoặc vì ý thích cá nhân. Được trở thành một INFJ ở trên mạng là một điều hết sức thú vị.

    Và đây chính là lí do tại sao.


    Trực giác hướng nội

    “N” mang ý nghĩa là trực giác. Và những con người này thì có một trực giác quả thực rất siêu phàm. Và bởi vì họ là những người hướng nội nên chức năng nhận thức chủ đạo (Ni) này hướng thẳng vào bên trong. Điều này giúp INFJ phân tích tình huống dựa trên nhiều góc độ khác nhau và cuối cùng họ dùng trực giác của mình để xác minh tính đúng đắn của vấn đề. Họ nhìn người cực kì tốt và có thể nắm bắt chính xác được động cơ của người khác.

    Những thứ mà người khác thường hay bỏ sót đều rơi thẳng vào nhãn quan tinh tường của những cá nhân này và sau đó họ dùng trực giác nhạy bén của mình để tương tác với chúng và đồng thời đối chiếu lại với giá trị nội tâm sâu sắc bên trong của họ. INFJ thấy được điều mà người khác không thấy và biết được điều mà người khác không biết. Câu nói “Chúng ta hiểu nhiều hơn là chúng ta biết” áp dụng rất đúng đối với loại tính cách này.


    Cảm xúc hướng ngoại

    Chức năng nhận thức thứ hai của INFJ chính là cảm xúc. Vì chức năng chủ đạo của họ hướng vào trong nên chức năng này sẽ là chức năng hướng ngoại (Fe). Họ cảm nhận được cảm xúc của người khác theo cách mà nhiều người không thể cảm nhận được. Vì thế nên các INFJ thường là những nhà xã hội học hay những nhà cố vấn tài giỏi. Họ nắm bắt cảm xúc của người khác một cách rất đặc biệt.

    Nhờ có Fe nên các INFJ có một mối quan tâm đặc biệt đến con người mà những loại tính cách hướng nội khác không có được. Điều này lí giải vì sao họ thường hay bị nhầm là những người hướng ngoại. Họ quan tâm đến những người xung quanh mình và luôn tìm cách để thấu hiểu mọi người bằng cách đặt ra những câu hỏi sâu sắc nhằm tìm ra được bản chất của từng cá thể. Họ có thể hiểu được những cá nhân khép kín nhất, vì họ luôn biết cách để khêu gợi trí tò mò của người khác.

    Chắc hẳn các bạn đã ngạc nhiên với sự kết hợp Ni-Fe này rồi phải không? Họ tương tác với thế giới này thông qua cảm xúc của mọi người, rồi dùng trực giác của bản thân để đúc kết ra những lý tưởng cho chính mình. Đối với cái nhìn của người ngoài (hoặc đôi khi là của chính họ), INFJ sở hữu riêng cho mình một khả năng lạ thường để có thể biết được những bí mật mà không thể nào có thể lí giải được một cách hợp lý bằng lí trí hay thực nghiệm.

    Họ được mệnh danh là những nhà tâm linh. Trực giác giúp họ hiểu được người khác nhiều hơn là cho chính bản thân họ.

    Họ còn có chức năng hạ cấp Se cho phép họ hòa nhập với môi trường xung quanh. Ngôn ngữ cá nhân hay những tín hiệu phát ra từ con người đều được họ nhận biết theo cách mà nhiều người không thể nhận biết được. INFJ là loại tính cách có sự kết hợp hoàn hảo giữa một chức năng nhận thức giúp họ tổng hợp những thông tin cá nhân và hai chức năng nhận thức giúp họ thu thập thông tin từ thế giới bên ngoài. Họ biết được bản chất của sự việc cũng như động cơ của người khác. Thế nhưng, mặc dù họ rất giỏi trong việc này nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng.


    Tính xác thực là điều tất yếu

    [​IMG]
    Họ coi trọng sư thật.


    Không cần phải tranh cãi nhiều khi nói rằng INFJ là người có thể trở thành một chuyên gia tâm lí đọc nguội hoặc một chuyên gia về tâm linh qua điện thoại. Đối với INFJ mà nói, họ cần tính xác thực cao trong sự tương tác giữa người với người. Họ biết rất rõ khi nào một người đang nói dối. Những trò lừa gạt trong cuộc sống thường không thể qua mắt được họ. Bên cạnh đó, họ còn hấp thụ hết cảm xúc của những người xung quanh.

    Chính vì lẽ đó, họ cần sự minh bạch của người khác và thường có những chỉ trích gay gắt đối với những thái độ không đúng ý họ. Bởi vì họ thuộc tuýp người đánh giá nên họ thường có tiêu chuẩn cao đối với chính mình cũng như những người thân xung quanh.

    Điều này có thể gây nên sự xung đột và căng thẳng cho họ. Nếu như INFJ cảm thấy mình không sống thật với con người của bản thân, họ có sẽ muốn tách ra khỏi môi trường ấy ngay lập tức. Và điều này có thể sẽ hủy hoại những mối quan hệ thường ngày của INFJ.

    Khi INFJ kết nối được với chức năng hạ cấp (Se) của mình, họ cảm thấy mình có thể hiểu được một cá thể hơn bao giờ hết và muốn tìm cách để hướng cá thể ấy tới những điều đúng đắn. Cho dù họ đúng nhưng điều này có thể làm người khác khá khó chịu.

    Đoạn văn trích từ trang Personality Junkie dưới đây có thể sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này: “Luôn có cái nhìn không mấy tích cực, INFJ sau khi khi biết được sự thật phũ phàng rằng không phải ai lúc nào cũng hoàn hảo, họ bắt đầu cảm thấy như bị cô lập với xã hội và điều này khiến họ trở nên đau khổ”. Nhưng đấy là vì INFJ đã chưa thực sự sử dụng đúng chức năng hạ cấp (Se) của mình.

    Hay nói cách khác, họ rất dễ rơi vào trạng thái Cassandra. INFJ thực sự là những con người thông thái. Họ luôn muốn định hướng cũng như giúp đỡ người khác bằng tri thức của họ. Tuy nhiên, họ cũng khó tránh khỏi tình trạng nghi ngờ bản thân vì đa số quyết định của họ là hoàn toàn dựa trên trực giác.


    Quan điểm của người ngoài cuộc

    [​IMG]
    INFJ là những cá nhân có tầm nhìn xa.


    Đối với tôi, INFJ là những con người hiền lành, tốt bụng và dễ chịu.. nhưng chỉ khi bạn chưa thực sự thân thiết đối với họ. Một khi bạn trở thành người thân INFJ, bạn sẽ gặp phải những tiêu chuẩn cao mà họ đề ra, điều này sẽ gây một chút khó khăn cho bạn đấy.

    Dù họ có khả năng đi guốc trong bụng người khác, họ cũng mong đợi một điều tượng tự từ những người mà họ tiếp xúc. Họ sẽ không cho bạn biết điều gì đang làm họ chán nản và mệt mỏi và sẽ thất vọng nếu bạn không nhận ra được điều đấy. Điều này làm cho họ trở nên cực kì nhạy cảm và phán xét trong một mối quan hệ. Cuộc sống thật ra vốn không hề dễ dàng gì đối với những cá nhân này.

    Vì họ mang trong mình một tâm hồn thuần khiết nên sự minh bạch và thật thà từ mọi người là một điều quan trọng đối với họ. Một số người sẽ cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với những tiêu chuẩn này của INFJ. Tuy nhiên, phần thưởng dành cho họ sẽ rất xứng đáng nếu như họ làm được điều đó. Nhưng không phải INFJ lúc nào cũng thuần khiết như vậy, họ vẫn luôn có “bản ngã” của mình.


    Một ví dụ trong cuộc sống thường ngày

    [​IMG]
    INFJ luôn có "bản ngã" của mình

    Một lần nọ, tôi và bạn gái cũ (INFJ) của mình đang đi mua sắm. Đã lâu rồi chúng tôi không gặp lại nhau và rất có thể sẽ không liên lạc với nhau trong một vài ngày sắp tới, nên chúng tôi dành ra thời gian để đi mua sắm, nhân tiện cũng để cho cô ta có thời gian để sắm sửa một vài đồ dùng cá nhân cho riêng mình. Trong khi cô ta đang ở quầy mua sắm, tôi có việc phải vào nhà vệ sinh nên rời cửa hàng. Nhưng sau khi đi một hồi tôi vẫn không thể tìm ra được nhà vệ sinh ở đâu cả.

    Một lúc sau, tôi vẫn không thể tìm thấy được nhà vệ sinh nên đành quay trợ lại cửa hàng để cùng bạn gái tôi đi đến những nơi tiếp theo. Một cặp đôi khác bỗng nhiên từ đâu tiến tới và giới thiệu cho tôi nghe về hội nhóm cầu nguyện của họ. Và họ có nhã ý mời tôi tham gia.

    Tôi cảm thấy khá phấn khích với lời đề nghị này và để đáp trả lại điều đó, tôi đưa cho họ số điên thoại của mình. Sau đó, tôi quay lại chỗ bạn gái tôi đang đứng đợi. Thế nhưng, họ lại tiếp tục đi theo tôi và hỏi liệu tôi có thể cung cấp thông tin của bạn gái tôi cho họ luôn được không.

    Tôi đồng ý. Tuy nhiên, trong lúc cho họ số điện thoại của bạn gái mình, tôi lại lóe lên trong đầu một suy nghĩ: “Không được. Những người này có thể không bình thường như mình nghĩ. Và mình không nên cho họ số điện thoại của cô ta.” Nhưng bởi vì phép lịch sự, tôi đã cho họ một số điện thoại giả. Và cũng vì tình huống không cho phép (bạn gái tôi đang đợi; tôi vẫn chưa thể đi vệ sinh) nên tôi bắt buộc phải làm như vậy.

    Một lúc sau tôi thuật lại toàn bộ sự việc cho bạn gái của tôi nghe. Cô ta đã rất cáu gắt và bảo rằng tôi đã nói dối với họ, rằng hành động đấy của tôi là không thể chấp nhận được. Tôi giải thích cho cô ta hiểu rằng mục đích tôi làm như vậy là cốt bảo vệ cho cô ta. Nhưng bạn gái tôi không nghe điều đó, cô ta cho rằng một khi tôi đã nói dối với người khác thì không có lí gì mà tôi không thể làm điều tương tự với cô ta được.

    Bạn gái tôi không hề nhận ra rằng mục đích và quyền lợi mà tôi đặt lên hàng đầu là không hề giống như cô ta. Tôi muốn bảo vệ cô ta đồng thời có thể phần nào tránh xa được những thành phần không tốt. Tôi biết rằng sự việc có thể sẽ tiến triển rất xấu nhưng điều mà tôi mong muốn nhất đó chính là cô ta có thể hiểu được điều đấy.

    Nhưng cô ta đã quá xem trọng nguyên tắc của vấn đề.

    Chúng tôi chia tay sau sự việc đó nhưng vẫn duy trì mối quan hệ là bạn. Một thời gian sau, cô ta mới hiểu được lí do vì sao tôi làm như vậy. Vì Ni là một chức năng khá cứng nhắc nên nó khiến cho INFJ không thực sự suy xét ý kiến cũng như bản chất của vấn đề và cho rằng lúc nào mình cũng đúng.


    Về phạm trù tâm linh

    [​IMG]
    INFJ "đi guốc trong bụng" người khác.

    Giờ đây chắc các bạn đang thắc mắc một điều rằng nó có liên quan gì đến khả năng tâm linh của mội người. Tôi lại lấy tiếp một ví dụ về bạn gái hiện tại của tôi. Cô ta thường có những suy nghĩ rất lạ thường về thế giới này, rồi sau đó bắt gặp những suy nghĩ ấy ngay trong chính những sự việc xảy ra hằng ngày, và bắt đầu tưởng tượng ràng mình sở hữu một khả năng tiên tri nào đó.

    Nhiều lúc cô ta còn cho rằng mình có thể cảm nhận được ma quỷ đang lai vãng xung quanh và cho rằng con trai cô ta cũng đã từng nhìn thấy chúng. Thế nhưng, cậu nhóc này chẳng qua đã bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những chương trình truyền hình về ma quỷ mà cô ta xem được trên TV.

    Quan sát thấy mẹ của mình dành hàng giờ chỉ để ngồi trước màn hình nghiên cứu về chúng hoặc đọc những tài liệu nói về đề tài này, cậu bé biết rằng nếu như mình kể cho bà ta nghe rằng mình đã từng gặp ma thì chắc chắn bà ta sẽ tin tưởng cậu ngay. Và sự thật thì quả đúng như vậy. Và thực sự là cậu bé này chưa từng gặp ma bao giờ cả. Qua tiếp xúc, tôi biết được cậu nhóc nghịch ngợm này đặc biệt có sở thích khêu gợi trí tò mò của người khác chỉ để kết thân hay tán dóc cho vui mà thôi.


    INFJ cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác

    Họ tất nhiên có lúc sẽ bị lừa. Đối với trường hợp cô bạn gái của tôi. Dù cho cô ta có những suy nghĩ điên rồ như thế nào đi chăng nữa, cô ta vẫn luôn khẳng định rằng khả năng tâm linh của mình là đúng. Đấy là bởi vì cô ta đã sống trong đầu quá nhiều tới mức mà không ai có thể hiểu được những suy nghĩ ấy nữa - ngay cả bản thân cô ta cũng vậy.

    Qua câu chuyện.. Chúng ta có thể đúc kết ra được một điều đó là khả năng tâm linh của INFJ quả thực vẫn là một khái niệm khá mơ hồ. Và chúng ta không phải lúc nào cũng bắt gặp họ trong vai trò của một nhà tâm linh hay kể cả là một người chuyên đi lừa bịp. Thế nhưng, họ có thể dùng trực giác của mình để giúp ích cho xã hội trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của người khác. Họ có thể trở thành những nhà cố vấn hay những giáo viên rất tài giỏi.

    Life coach, cố vấn viên, nhà xã hội học, nhà tâm lý học, bác sĩ, y tá, tu sĩ, người giải tội, người bói bài Tarot, chuyện viên tâm lý đọc nguội, tâm linh qua điện thoại, cố vấn tinh thần,.. là những lĩnh vực rất cần sự có mặt của INFJ. Tôi khuyên bạn nên tiếp xúc với những con người này vì họ là những cá nhân rất thú vị với nhiều ý tưởng độc đáo và tiến bộ.

    Còn nếu như bạn đang tình cờ trong một mối quan hệ với INFJ, hãy tỏ ra thành thực đối với họ cũng như để ý một chút đến những suy nghĩ hoang tưởng trong đầu những thiên thần nhỏ bé đáng yêu này. Bạn chắc chắn sẽ rất hạnh phúc đấy!

    [​IMG]


    @Huyên Linh: vô nhận hàng :3.
    Your Ni is very strong. I can feel it too, but let me tell you, I’m kinda afraid of using it. Forgive me ‘cause I’m not seeking theory for the sake of theory, you know? : ). Sometimes, I know what’s going on inside your mind but that’s so overwhelming to me. Do you remember when you’re saying that something bad might happen to me? Well, I knew exactly what you’re thinking at that moment but I didn’t expect you to say so xD..Well, just want to say that keep dreaming, babe. You’re very special. : )
     
    liperdo, July, Ruồi Trâu4 others thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Cảm ơn nha *ôm ôm* Dịch mượt ghê ^^
     
    Last edited by a moderator: 19/2/16
  3. nhan

    nhan Guest

    Có chắc là INFJ hem :))
     
    Last edited by a moderator: 19/2/16
  4. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    Chắc hay không chắc đâu có quan trọng? Chẳng lẽ vì không chắc mà cả đời không dám nhận gì sao anh?
    Ngày mai có đổi thành ESTJ thì hôm nay vẫn tự huyễn hoặc mình trước đã.
     
    Đỗ Đức Long, Mây Trờinhan thích bài này.
  5. nhan

    nhan Guest

    ost: 5179, member: 19"]Chắc hay không chắc đâu có quan trọng? Chẳng lẽ vì không chắc mà cả đời không dám nhận gì sao anh?
    Ngày mai có đổi thành ESTJ thì hôm nay vẫn tự huyễn hoặc mình trước đã.[/QUOTE]
    Có thể lắm chứ, một ngày làm infj cho nó thú vị, ^^ A k làm infj nữa thì làm gì nhỉ
     
  6. Mèo Hâm

    Mèo Hâm Thành viên

    Tham gia ngày:
    13/11/14
    Bài viết:
    13
    MBTI:
    INFJ
    Mình xin xác nhận là bài viết trên rất đúng :D INFJ hoàn toàn là những cá nhân bình thường, bản thân mình dù thường xuyên có những suy nghĩ khác với mọi người nhưng không bao giờ thấy mình "đặc biệt" hay "tách rời xã hội" và lấy nó làm tự hào (thực ra mình còn không thích bị xem là bất thường). INFJ chỉ là có khả năng mà những cá nhân khác chưa truy cập được đến thôi. Tức là những khả năng đó có tồn tại, nhưng đa số mọi người không xem trọng nó, còn INFJ thì có, và họ vận dụng nó quá tốt đến nỗi người khác nhìn vào mới thấy họ thật đặc biệt, thật khác thường :))
     
  7. Ruồi Trâu

    Ruồi Trâu Thành viên

    Tham gia ngày:
    7/12/14
    Bài viết:
    8
    MBTI:
    ENFP
    Mình thì rất ngưỡng mộ INFJ trung niên với Ti phát triển. Đúng với cái ảnh cuối bài: INFJs just want to save the world without being noticed.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.