Margaret Heffernan: Dare to disagree | Talk Video | TED.com (Video trên có vietsub nhé) Khi xem video này mình học được để tham gia vào tranh luận cần có 3 yếu tố chính: Kiên nhẫn. Năng lượng. Sẵn sàng thay đổi. Đây là 3 yếu tố nghe thì dễ nhưng thật ra rất khó. Nếu so sánh thì mối quan hệ tình cảm giữa nam nữ là cảm xúc, tranh luận lẫn nhau là về tư duy. Nhưng dù là cái nào luôn phải xuất phát từ 2 ng và cái nào cũng tốn nhiều năng lượng, kiên nhẫn cả... Chỉ khác nhau ở chỗ là cảm xúc cần phải có người khác cho lại, trong khi tư duy tự bản thân có thể khám phá. Cho nên theo mình người ta dễ dành kiên nhẫn và năng lượng vào mối quan hệ hơn. Vì vậy đi tìm 1 người có thể tranh luận đúng nghĩa cũng giống như đang đi tìm nửa kia của bản thân vậy (khác cái là về mặt tư duy) Mình khá đồng ý với những gì Margaret nói. Nếu cái gì chúng ta cũng ngại tranh luận, không đưa ra ý kiến của mình thì sự thật sẽ rất khó được sáng tỏ. Đã bao lần bạn bất đồng với bạn trai/ bạn gái/ bạn bè/ gia đình của mình và chọn cách im lặng, cho qua... rõ ràng sau đó chả có chuyện gì được giải quyết. Nếu có thể hãy cùng nhau ngồi xuống, thảo luận, tranh luận... dù nó cần rất nhiều KIÊN NHẪN và NĂNG LƯỢNG song nếu thấy nó đáng hãy làm... bởi vì đó là các mối quan hệ của ta, còn có thể là vì công việc/tiền bạc/hiểu biết, và hơn hết là vì người khác. Ngoài ra nó còn thể hiện sự tôn trọng của mình, các bạn hãy xem hầu hết các ý kiến mình đều cẩn thận đọc, xem xét và trả lời lại. Ít nhiều gì mình nghĩ các bạn cũng thấy được sự tôn trọng của mình trong đó. Như Margaret, mình cũng muốn tạo ra 1 cộng đồng BIẾT SUY NGHĨ. Nơi mà các bạn có thể tư duy, thực tập kỹ năng tranh luận, tìm hiểu kiến thức, bảo vệ quan điểm. Và có thể hai bên sẽ không bao giờ đi đến điểm chung, nhưng nếu tranh luận một cách có văn hóa, chúng ta có thể trái tính cách/quan điểm nhưng vẫn có thể là bạn của nhau nếu biết tôn trọng sự khác biệt đó.. Lời cuối, mong hy vọng tạo ra 1 cộng đồng BIẾT SUY NGHĨ của mình có thể trở thành hiện thực. Bạn có thể có vẻ ngụy biện, mình cũng thế nhưng miễn là chúng ta còn suy nghĩ, chúng ta còn trưởng thành. Thân.
mình công nhận rằng 3 yếu tố này nói thì dễ nhưng khó làm. Đặc biệt khi tranh luận đã đến cao trào, chúng ta có xu hướng muốn chứng minh mình đúng, thay vì cố tìm ra 1 đáp án đúng hoặc cố đi đến thống nhất. Khi không sắn sàng thay đổi, đấy là lúc chúng ta dùng đến ngụy biện và biến tranh luận thành cãi nhau Quay lại chủ đề: Công nhận rằng nếu sợ tranh luận, chúng ta chẳng giải quyết đc gì, ngay từ nền tảng cơ bản của triết học đã nói: "Mâu thuẫn là nguồn gốc của phát triển", dĩ hòa vi quý chính là tìm cách ngăn không cho mẫu thuẫn đi đến đỉnh điểm để phát triển. Mình muốn đặt ra hai điều: 1. Chúng ta đều đã đồng ý về việc dám tranh luận, chúng ta sẽ làm gì để lan truyền nhận thức này (ý mình là tìm cách giải quyết, không chỉ vấn đề) 2. Câu hỏi cá nhân: Bạn có đồng ý về quan điểm có những lúc không nên tranh luân?
1. Bạn thử tìm hiểu phương pháp tư duy 6 chiếc mũ xem. (tiếng việt hình như là "tư duy tồn tại". 1 trong những kỹ thuật trong làm việc nhóm. 2. Chắc chắn rồi. Cái này hiển nhiên rồi. Nhiều khi, "dám đồng ý" cũng là một việc khó khăn mà ta cần phải học
đồng ý dễ hơn tranh luận, né tránh vẫn dễ hơn giải quyết vấn đề. Nhưng đôi khi vì tình thế lùi 1 bước tiến 3 bước. Có thể cho học đọc dữ liệu nào đó, để họ cùng góc nhìn rồi tranh luận. Theo ý mình là vậy các bạn nghĩ sao. ???
@linhidol92 vậy thì là bình thường mà. Việc để ng khác thấy được góc nhìn của mình trong tranh luận là điều cần thiết, vì có vậy thì mới trao đổi được. Nhưng cùng góc nhìn thì khác, họ chỉ có thể thấy góc nhìn của mình thôi. Còn họ vẫn ở trên lập trường của họ để so sánh đối chiếu với mình.