Mình chả biết, đang nghĩ không biết làm gì cho nó xong nợ đây. Đang cảm thấy cuộc sống không mục đích, ngày qua ngày cứ mãi thế. Và đang nghĩ không biết từ giờ đến cuối đời mình chắc cũng chỉ đến thế mà thôi. Công việc nhà nước đang học thì mình bất mãn. Mà k làm nhà nước cũng chả biết làm cái gì cho nó phù hợp. Muốn bản thân cần sống nó có ý nghĩa tý mà chả biết làm sao khi chả thấy yêu nổi cái công việc của mình. Thậm chí mọi cái mình muốn mình mạnh và yêu thích thì ngành mình học đều không đáp ứng. Nói thế chứ, mục đích là sông một cuộc sống có ích, với đam mê của mình. O(∩_∩)O dù cái đam mê ấy là gì thì đến lúc chết chắc cũng chưa biết mất thôi
Giống INFP bạn mình, cũng ko hài lòng với ngành học và vô định kiểu bạn... Cách nói của bạn giống lắm Mà hình như ai cũng có lúc như thế cả. Từ từ mọi thứ sẽ ổn thôi Nên xác định rõ mình có khả năng gì và có thể làm được gì, đây là cái quan trọng nhất. Dựa theo đó mà ta có thể định hình được mục đích sống phù hợp. Bây giờ lên danh sách những điều bản thân sẽ làm xem cậu giỏi những điều gì nhất -> làm thử -> ghi kết quả theo 4 mức: quá tệ - tệ - bình thường - tốt - rất tốt. Sau đó đánh giá và chọn những điều mà mình giỏi nhất rồi tổng hợp lại, xem mình có thể làm được gì với những khả năng này, ứng dụng thực tế như thế nào
ừm Mình thì đồng ý với ý kiến của bạn @Haru Nakano . Riêng cá nhân mình nghĩ, đôi khi quyền lợi của bản thân (không hiểu vì mình theo nghĩa nào), và cái chân hạnh phúc, khao khát của ta nó trái ngược nhau. Khi hi sinh, ta cảm thấy dường như quyền lợi của bản thân bị mất đi (theo 1 nghĩa nào đó), nhưng ta lại đạt được chân hạnh phúc, mong muốn của mình, là dc chở che, giúp đỡ cho người khác (đó là mục đích sống của mình) . Đại khái thế, không biết diễn tả sao nữa Ừm, nó không phải kiểu cao thượng hay gì đâu, mình nghĩ nó sẽ thỏa mãn khát vọng trong sâu thẳm lòng mình, và mình cảm thấy vui vì điều đó (Mặc dù sẽ phải hi sinh một quyền lợi gì đấy vị kỉ chăng, nhưng âu tất vì người cũng là vị mình vậy)
Mình thích câu nói này của Thomas Jefferson: "Do you want to know who you are?.Don't ask.Act.Action will delineate and define you" Cái đam mê đó theo mình nghĩ không phải tự khi sinh ra là đã có sẵn trong bạn như là đã lập trình.Bạn phải tìm hiểu nó,thử nó.Mà nếu như bạn có là 1 chương trình đã được lập trình sẵn đi nữa thì cái chương trình đó cũng phải cập nhật,nâng cấp thường xuyên như window chẳng hạn. Khi nhìn vào các tấm gương thành công thì mình thường nhìn vào quá trình khổ luyện của họ,sự thất bại họ chịu đựng.Bởi vì theo mình giá trị của 1 con người được thể hiện không phải ở lúc anh ta hưởng thụ những thành quả đó mà chỉ thể hiện lúc anh ta đối mặt với những thách thức,nghịch cảnh trong cuộc sống. Và những tấm gương đó đôi khi không quá rực rỡ như trên mặt báo,không quá nổi tiếng để ai cũng biết mà chỉ là những con người bình thường quanh mình với những nỗ lực phấn đấu trong cuộc sống thôi.Bởi vì nó thực tế hơn,gần gũi hơn và dễ chạm vào hơn đối với mình
Đành rằng sự thật nó không có đẹp như trong kinh sách (điều kiện hết sức quan trọng là những giá trị đó được xã hội coi trọng, ngay cả ở những nước quốc giáo như Sri Lanka hay Miến cũng chưa đạt được), nhưng cái khổ thì nó là muôn đời, phi thời gian , dù là điều kiện tốt nhất cũng là đồ hữu vi mà thôi
Mình xin trả lời Đầu tiên về vấn đề người tốt,người xấu.Mình quan niệm trong mỗi người chúng ta đều có 1 phần tốt và phần xấu tùy trong trường hợp nào mà nó sẽ thể hiện ra thôi.Ngay cả những kẻ xấu nhất cũng có 1 phần tốt.Để mình lấy ví dụ cho bạn xem nhé: mình từng gặp 1 người rất thành công trong công việc,cuộc sống nhưng tay này lại rất độc đoán và khá nóng nảy,quyết liệt khi làm việc với mọi người,rất thực dụng,tư duy kiếm tiền.Bạn thấy tay này có xấu ko nào.Nhưng mình phát hiện rằng cũng nhờ tính cách quyết đoán,mạnh mẽ như vậy nên hắn ta mới có thể trụ được trong môi trường cạnh tranh cao và là thủ lĩnh của cả nhóm.Tay này độc tài và khá rắn với những người trong nhóm của hắn nhưng lại là người thương yêu vợ con,kiếm tiền về cho gia đình 1 người hiền lành như bạn nói liệu có yếu đuối,có đủ mạnh mẽ như hắn để trụ được trong môi trường khắt khe đó,đòi hỏi cao đó.Nhân vô thập toàn:mình thường thấy những vị lãnh đạo cứng rắn,độc đoán ngồi ở vị trí cao bởi vì họ có sức mạnh để bảo vệ được cái thành quả của họ.Mình có thể nói những người này là sói(bản năng sinh tồn,đấu tranh cao),những người hiền lành bạn nói liệu có là cừu?(nhu nhược) Không ai xấu tuyệt đối cũng không ai tốt tuyệt đối cả.Đối với mình chỉ quan tâm xem phương cách nào đã đưa họ lên cái đỉnh cao đó và ráo riết học hỏi và phải mạnh mẽ lên nếu không muốn bị chèn ép.Tất nhiên học hỏi có chọn lọc nếu học thì mình sẽ học cái tính cách chịu đựng gian khổ,kiên trì của họ chứ ko học tính độc đoán của họ.Mình tôn trọng cá tính của họ nhưng mình sẽ ko trở thành "fan hâm mộ" của họ đâu mà mình quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa họ và mình,cạnh tranh ngược lại họ
Điều còn lại ,bạn muốn hy sinh lợi ích cá nhân để đạt được lợi ích chung của 1 nhóm,1 tập thể và muốn những thành viên còn lại cũng làm như vậy.Bạn làm thế nào để thay đổi họ,để họ thấu hiểu.Kinh nghiệm của mình nếu bạn làm như thế thì bạn đang phí công vô ích.Chỉ có thể dùng kỷ luật sắt mới có thể buộc những con người khác nhau đó cùng hướng về 1 mục tiêu chung đó.Còn ko thì bạn phải cho họ thấy 1 cách rõ ràng lợi ích cá nhân họ nhận được khi từ bỏ những lợi ích cá nhân kia.Nói giống như 1 vụ mua bán trao đổi hơn là hy sinh ko đòi hỏi Bạn có cái nhìn lý tưởng hóa nhiều nhưng nó ko giống trong thực tế đặc biệt là cái thực tế ở Việt Nam này.Bạn cũng biết nghi ngờ và có ý muốn tìm hiểu giải quyết vấn đề.Bạn có lý tưởng hy sinh vì 1 lý tưởng lớn nào đó.Mình cảm giác bạn là INFJ thì phải
Cái này admin Amicy từng đề cập rồi thì phải. Trước khi làm gì thì phải biết mình muốn gì đã, mà việc này thì hơi bị khó. Vì có nhiều thứ tưởng là mình muốn, nhưng thực ra chỉ là cái thân nó bắt mình phải chiều nó thôi. Ý là "vì người khác" ko có đối lập với "vì bản thân". Cả 2 đều là vì cuộc sống của chính mình hết. Thấy dù người tốt hay xấu thì đều chết như nhau hết đấy chứ, có mấy ai sống quá 100 tuổi đâu? Vì ai đi nữa hay mục đích của bạn là gì thì mình thấy nó xoay quanh khả năng hợp tác. Những người theo chủ nghĩa cá nhân sẽ khó mà thích nghi dc với cuộc sống hiện đại "xã hội hóa". Cái này có thể tham khảo ứng dụng của lý thuyết trò chơi về sự hợp tác.