Spoiler Theo thiển ý mình thì là: mọi thứ đều hoạt động như nó vốn thế. Nay thấy có sự "khác" thì ắt là có họa. Nhưng trong mắt dân thường thì ko nhìn dc như người tu theo Đạo, nên chỉ thấy tốt(hoặc xấu) mà ko thấy các quan hệ nhân quả trước sau của sự tốt/xấu đấy. - Khôn ngoan xuất hiện tức là đã có đại lừa dối rồi. Vì về bản chất khôn ngoan đi đôi với xảo trá. Ở bản khác có ghi "trí huệ" thay cho "trí tuệ". Trí tuệ= thông minh, trí huệ = biết chân tướng thật giả, đúng sai. Nếu là trí huệ thì nghĩa câu đấy có thể là: xuất hiện bậc minh trí tức là phải có sự đại lừa bịp gian dối mới cần tới họ. Mình thì thấy bản trí huệ "make sense" hơn, trí tuệ có thể là dị bản sai. - Thấy con cái hiếu thảo tức là gia đình đã có bất hòa. Vì cha mẹ nuôi con, con cái phụng dưỡng cha mẹ là chuyện bình thường. Gia đình có lục đục thì mới có cơ hội để thấy hiếu thảo hay ko. - Quốc gia có hỗn loạn thì mới thấy/gặp dc trung thần. Tương tự, quan thần phục vụ đất nước là chuyện hiển nhiên. Trung thần xuất hiện tức là quốc gia đã có nạn. Xuất hiện cái tốt tức là tự nhiên đã bị con người phá vỡ thế cân bằng vốn có của nó. Vì tự nhiên ko có các đánh gia chủ quan của con người: tốt xấu, đúng sai, đẹp xấu, hay dở....v.v Spoiler Ở vị trí của bậc thánh nhân thiên chân lo cho thiên hạ thì nên: - Bỏ bậc thánh hiền, khinh bậc trí tuệ thì dân được lợi không xuể. Thánh và trí ở đây là quan niệm về tiêu chuẩn người tài để trị quốc của Khổng Tử. Vì cái tài đấy là để trị dân, chứ ko phải thực sự lo cho dân. Lo cho dân theo quan niệm Lão Tử là hướng dân về sự thuần phác tự nhiên mà sống(hoàn thuần). - Tương tự bỏ nhân và nghĩa trong các quan niệm đạo đức giáo điều o ép thì dân mới trở lại bản chất tốt lành. Đại ý của chương này là bỏ những cái đẹp đẽ hào nhoáng bên ngoài mà quay về với cái "thực", cái ngu si chất phác mộng mạc của dân. Mình cũng mới đọc dc 2 nguồn thôi, nhưng đa phần là bình giảng như nhau. Chỉ sợ họ giải ko đủ ý chứ ít thấy sai.
Mình nghĩ bản dịch sẽ bị ảnh hưởng bởi cái hiểu của người dịch, dễ thấy trong mấy bản tiếng Anh vì không núp được sau chữ Hán nữa. Mai đọc tiếp chap 38
Có trí tuệ thì có giả trá, không còn chân thật nữa, Có bất hiếu thì mới có hiếu (phủ định bất hiểu). và ngc lại Có bất trung thì mới có trung (phủ định bất trung) và ngc lại Nói chung đã phân định ra a thì tức là phải có non-a rồi. Không có trọng thì không có khinh. Không có nhân nghĩa thì không có bất nhân nghĩa. Ý của cả đoạn này là bỏ đi bias, quay trở về bản nguyên mà hành xử (Dịch: Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành, động tĩnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh).
Sao thời đó ko diễn giải tường minh ra nhỉ, vì thiếu từ ngữ hay không có phương tiện ghi chép. Dù là trọng tự ngộ và ngón tay chỉ trăng thì cũng nên chỉ trăng cho rõ ràng chứ .
Cũng có lí, vì ngay câu đầu "Mất đạo lớn thì sinh nhân nghĩa". Mà chap 13 có người hiểu "sủng" như "sủng ái" :< 1. Huyền bí học có câu "hãy đến mà xem" hay "nóng lạnh tự biết" vì khi nhìn trải nghiệm của người chứng đạo thì người chưa chứng có thể tưởng bở do cũng có tập, và rồi sẽ bắt chước nói không nói chân nói blabla, hay nói như sách mà ko có tâm tương ưng*. Nói chung là đa số theo huyền bí học đều nguyền rủa cái "thế trí biện thông" này. Thứ hai là cái màn so sánh đạo này thầy nọ rồi chửi nhau chí chóe vô bổ, nếu gượng ép thì "anh kia chứng hơn tôi" còn có nghĩa lí hơn, mặc dù cuối cùng không có ai cả. Thực ra thì ng` ta ráng nói về Đạo "không này, không kia, không nọ" là để cho mình hình dung ra cái cứu cánh tối hậu, cái raison d'etre thôi chứ Đạo nó không có như mình nghĩ. 2. Mình thấy vì Khổng Nho đang bá đạo, nếu giảng rộng ra thì ý nó bash rất rõ ràng. * Người đời nói vầy: nếu nói không không vậy sao đói phải ăn, khát phải uống, bệnh phải đi nhà thương? Còn nếu bạo tay hơn thì 1 bộp vào mặt thấy mấy ông trời.
Tất nhiên là ko tránh khỏi suy diễn chủ quan rồi, cái này có thể hạn chế bằng cách tham khảo nhiều nguồn giải khác nhau. Không biết tiếng Hán nên phải chịu vậy. Cắt nghĩa thế này ko sai nhưng e ko đủ. Đọc cả chương thì thấy đại ý là thánh, trí, nhân, nghĩa, xảo, lợi chỉ là những mỹ từ trong mắt Lão Tử, và thế thì chưa có đủ. Khi phải dùng nhân, nghĩa....v.v. để hành xử tức là đã mất Đạo. Cũng có ý mỉa tư tưởng kiêu ngạo của Khổng Tử nữa. Cái này có thể là thủ pháp cường điệu của Lão Tử, để gây sự chú ý. Hai là giản dị hóa, cô đọng lại các ý phức tạp... thường thấy ở khẩu quyết của cổ nhân. Mình vẫn thích tường minh hơn chút nữa, cao siêu mấy mà khó hiểu quá thì cũng vứt.
Chap 47: so deep. Cái này là The Force rồi Chap 48: so deep. Chap 50: Thực ra 13 là 13 gì thì không rõ. Chap 51: Hơi siêu hình. Thấy chap 55 trở đi đa số nói chuyện to bự, ko thiết thực (với cá nhân mình) và cũng khá là lí tưởng. Chap 64: Hay Chap 72: So deep. Chap 74: so deep. Chap 80: confusing
Mọi người hay thật chứ ta củng thử đọc được phân nữa là bỏ, 1 phần vì nhiều chổ tối nghĩa, phần vì đạo bất đồng. Nội dung thì ta cũng quên gần sạch mất tiêu rồi. Nhưng ta thì thích so sánh Thiên Đạo với các chương trình máy tính, vì nó như 1 vũ trụ nhỏ do con người tạo ra. Mỗi phần mềm đều có những quy tắc riêng được viết bới người lập trình, tương tự như "Đạo". Và các chương trình phải vận hành theo đúng quy tắc của nó, vì nếu không sẽ sinh lỗi, không chạy được. Ý của Lão Tử khi nói về việc thuận theo tự nhiên có lẽ là ý này. Nhưng cho ta hỏi: Lão Tử làm sao biết cái gì là lẽ tự nhiên, cái gì là không? Nếu chúng ta không chứng nghiệm được Đạo, làm sao hiểu cái gì thuận theo ý nó, cái gì nghịch ý nó? Và trên hết nữa, đứng ở vị trí cao hơn đạo, chính là người tạo ra nó - lập trình viên, đấng sáng thế, hay "tác giả". Liệu có gì chắc chắn là vận mệnh của chúng ta không bị "hắn" tác động, không bị "hắn" điều khiển. Thuận theo Đạo mà lỡ nghịch ý "hắn" thì cũng toi mà thôi.
^ Hmm, không ai có thể dám chắc điều ngược lại. Vả lại nếu có G_d thật thì ko bao giờ có "tam toàn", chỉ có toàn trí và toàn năng. Thực ra nếu nói vận mệnh là trong tay đấng nào đó thì rõ ràng ngôn hành không tương ưng