Triết của Kant là metaphysics, nên hơi bị outdated so với thời đại ngày nay. Physic là tìm hiểu về thế giới vật lý mà con người đang sống thì metaphysics tìm hiểu "nguyên bản" của thế giới đấy. Công cụ của metaphysics là ngôn ngữ và một vài ký hiệu toán học vay mượn từ formal logic nên dễ thấy dùng metaphysic để tìm hiểu cách thế giới hoạt động sẽ ko sát. Ví dụ "vật tự thể" (noumenon) của Kant là một concept cơ bản của metaphysics: là thứ tồn tại độc lập ngoài khả năng nhận biết của con người. Nên nó khá là vô nghĩa với con người nói chung. Như khái niệm god là một noumenon. Cho dù god có thật đi chăng nữa thì god cũng ko tác động tới cuộc sống con người, vậy god ko có ý nghĩa gì. Tuy nhiên nhờ vào việc tìm hiểu god của một con chiên như thế nào có thể phần nào biết được tâm lý hay con người họ (Ludwig Feuerbach). Kant là INTP nên dễ thấy triết ông này thiên về phân tích và mở rộng ý tưởng (Ti) hơn là đánh giá và điều hướng kiểu Te. Ti kiểu nó sẽ chỉ ra chi tiết cơ chế hoạt động của một thứ như thế nào, logic, rõ ràng, phức tạp nhưng lại ngớ ngẩn trong việc hoạch định nó ra sao, như nó dùng để làm gì, nên dùng vào việc gì... Nhìn chung triết dùng dc chỉ khi các lĩnh vực khác đang bế tắc trong lối đi, còn với hiện trạng khoa học công nghệ hiện tại thì đã có nhiều công cụ tốt hơn. Đọc metaphysics để mở rộng nhân sinh quan hay đơn giản là giải trí thì ko sao, nhưng ko nên dùng lẫn sang các lĩnh vực khác, giống như là dùng đá đánh lửa hàng ngày trong khi có bật lửa trong tay. Với lại ENTP thì đọc Nam Hoa Kinh của Trang Tử sẽ hợp hơn, một phần vi văn hóa Á Đông, ông này lại là triết gia ENTP. Triết INTP nó thiên về phát triển cho lĩnh vực riêng của nó hơn, hơi extreme kiểu nghệ thuật vị nghệ thuật chứ ko vị cuộc sống. Hay cận đại thì có Bertrand Russel, cũng là một triết gia nổi tiếng phương Tây. Tiểu luận ông này dù topic có nghiêm túc đến đâu cũng luôn toát ra một điểm chính: là cuộc sống phải tìm những niềm vui để yêu và hưởng thụ cuộc sống. Nhưng hay mắc lỗi chiết trung, tức là góp điểm hay ở mỗi chỗ mang về, ko có chính phụ, ko có tư tưởng nền tảng rõ ràng. Triết gia thường nghèo nhưng ông này cũng là số ít có cuộc sống sung túc và giàu có.
cảm giác câu trả lời của Wis có phần hơi chống chế, quá chung chung. Cái mình đang nghĩ đến k hẳn quan trọng phải là những gì đang diễn ra chệch như nào so với những gì siêu hình học dự đoán (k biết gọi vậy đúng k?), cụ thể về các công cụ tốt hơn và "mục đích"(?) nhưng nó chính xác là như vậy. Trong thời đại giải trí lên ngôi, bản thân bàn đến những chuyện này cũng là một loại giải trí sang thôi, cảm ơn đã recommend. Không đeo bám quá khứ cũng như mơ về tương lai mà tập trung cho thực tại là điều kiện cần.
Giờ mới nhớ Tất Đạt Đa là Đức Phật. Triết của Phật nihilism lắm, ko chơi được. Đọc Tứ Diệu Đế sẽ thấy mục đích của tu hành theo Phật là trốn tránh cái khổ của cuộc sống này, nên nó chỉ phù hợp với một số kiểu người. Không ai muốn khổ, nhưng đối mặt và overcome cái khổ để tìm đến sung sướng hay chạy trốn cái khổ, nói cách khác cũng chạy trốn cái sướng, lựa chọn nào phù hợp hơn?
Tớ nghĩ cái tư tưởng bên Phật đó là chấp nhận và coi cái sướng khổ là một điều hiển nhiên, và để nó tự nhiên diễn ra. Trong quan niệm đạo phật thì sướng khổ bất phân, cũng k có gì được gọi là vượt qua, đối mặt với cái khổ hết. Đọc Phật mình nghĩ để phá trừ kiến chấp, để thay đổi cách nhìn nhận mọi thứ thôi, chứ việc quyết định hành động như thế nào thì hơi xa rời tư tưởng phật giáo, bởi xét cho cùng thì có quyết định như thế nào thì vẫn như nhau cả
Có hai loại khổ: một là khổ thân, hai là khổ tâm. PG chỉ giải quyết được khổ tâm mà thôi. Người thường để đạt đến cứu cánh thì phải đi qua cái khổ để thực hành, tức là đối mặt. Đây không phải là khuyến khích khổ hạnh, "khổ" trong TDĐ phải hiểu là một thuật ngữ Phật giáo.
Phật giáo tam sao thất bản lắm, nên diễn giải khác nhau thì sẽ có cách hiểu khác nhau. Tứ diệu đế là bốn chân lý, được coi là doctrine, gốc, căn bản của Phật giáo nên mình sẽ bám theo cho sát. Bài 1: Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế) - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN HOA SEN Khổ đế gồm có Bát khổ, là khổ đau chung của con người: sinh, lão, bệnh, tử, ái, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ uẩn. Tập đế chỉ ra nguyên nhân đau khổ là tham ái, dục vọng. Diệt đế là cắt nguyên nhân đau khổ, và từ đó chấm dứt đau khổ. Đạo đế là con đường thực hành để thoát đau khổ, cụ thể là Bát chánh đạo. Bát chánh đạo cơ bản là tập hợp 8 quy tắc xử sự trong các mối quan hệ giữa người với người, aka social norm. Mục đích của tu tập là để thoát khỏi vòng Luân hồi và lên cõi Niết bàn. Phật giáo quan niệm con người ko thực sự chết mà "hồn" sẽ đầu thai ở cuộc sống mới, có thể thành động vật, con người hoặc ko thể đầu thai (ko siêu thoát), tùy vào Nghiệp ở đời hiện tại. Nghiệp là hành động có tà ý gây ra cho người khác, và người nào tạo nghiệp đời này thì sẽ phải trả ở đời đấy hoặc đời sau, tuân theo quy luật Nhân quả. Nhân quả của Phật giáo là quan niệm làm điều ác sẽ gặp quả báo, làm điều thiện được báo đáp. Người nào đã diệt đế là ko còn nghiệp và vướng mắc trong vòng luân hồi, được lên cõi Niết bàn. Nói cách khác là ko phải sống kiếp sau, thành thứ gì đó mà ko còn ở thế giới này nữa. Niết bàn được gọi là trạng thái an lạc của tâm trí, nhưng theo logic trên thì cũng đồng nghĩa với "ko sống", hay chết rồi. Quan niệm duy tâm kiểu vậy ko phải mới mẻ gì mà đã có từ thời triết của Plato, tuy có khác nhau do khác biệt văn hóa nhưng cơ bản là giống nhau, duy tâm. Phân tích sâu hơn về tứ diệu đế có thể thấy nhiều điều mà theo mình là mâu thuẫn. Đúng là con người ai cũng có cái khổ chung như Bát khổ đã nêu, nhưng nó fair. Sinh ra phải chật vật với cuộc sống để sinh tồn là khổ, nhưng sống sót dc, phát triển dc, hưởng thụ cuộc sống là thành quả từ cuộc vật lộn sinh tồn đấy. Nếu coi sinh là khổ tức là sự tồn tại con người ko có ý nghĩa gì rồi, nói rộng hơn là sự sống của muôn loài. Tương tự, lão khổ nhưng lúc trẻ sướng còn gì, bệnh thì lúc khỏe mạnh, tứ thì phải xem lại lúc sống. Yêu có đau khổ nhưng cũng có vui sướng của tình yêu. Sở cầu bất đắc là muốn mà ko được, nhưng tại sao ko tìm cách cải thiện để đạt được mà phải bỏ nó, trừ những mục tiêu quá vô lý như hái mặt trăng ra. Oán tăng hội là phải sống chung với thứ mình ghét, vân vân và vân vân. Tóm lại vấn đề của Khổ đế là một chiều, chỉ nhìn mọi thứ là khổ mà ko thừa nhận mặt sướng của nó. Tập đế lại đơn giản hóa nguyên nhân của đau khổ bởi tham ái và dục vọng. Đúng là dục vọng, ham muốn là một trong những thành tố dẫn dắt hành động con người, nhưng ko phải lúc nào nó cũng là chủ đạo. Hành động là tổ hợp từ dục vọng, bản năng, nhận thức, suy nghĩ, tính toán, niềm tin cá nhân.... theo một flux. Cho dù hành động bởi dục vọng thuần túy đi nữa, có tới hai cách để ko bị khổ bởi dục vọng ko đáp ứng. Một là từ bỏ ham muốn như diệt đế đã nêu, hai là tìm cách để đạt được, thõa mãn nó. Diệt đế, nếu phải từ bỏ ham muốn để ko phải đau khổ, vốn là bản năng cơ bản của con người thì lại phải cần tới một "ham muốn" để từ bỏ nó. Cho dù nó là dạng khác đi nữa thì cấu tạo cơ bản của nó vẫn là ham muốn. Hoặc là điều này là ko thể, hoặc là chỉ có trạng thái chết, hoặc sống thực vật, bị liệt não... mới đáp ứng dc yêu cầu "diệt ham muốn". Nói cách khác, diệt khổ cũng là diệt sướng, và diệt sự sống của con người. Đạo đế đơn giản chỉ là 8 quy tắc social norm. Nói cách khác là "thay đổi tâm ở bản thân thì mọi thứ sẽ thay đổi", cái này chỉ áp dụng situational kiểu self help chứ khó có thể coi là phương pháp để giúp đạt một mục tiêu nào đó. Niết bàn có thể hiểu là trạng thái vui vẻ vì giúp đỡ được người khác, cảm giác sống trong một xã hội tích cực về cảm xúc thôi, ko có gì phức tạp. Nhưng nếu ai cũng đi tu để dc lên cõi Niết bàn thì ai sẽ cày ruộng, sản xuất, xây dựng? Xã hội mà toàn người tu hành là xã hội chết, lấy tôn giáo làm thước đo cai trị thay vì luật pháp là xã hội nghèo đói, dốt nát. Tóm lại, theo Tứ diệu đế nếu Phật ko cổ súy mọi người tự sát tập thể, hoặc ít nhất là từ bỏ cuộc sống trần tục để lên Niết bàn với nhau thì cũng quan niệm sự sống là vô nghĩa. Đời là bể khổ nên phải thoát khổ, và từ bỏ đời. Nihilist quá.
Theo như đc biết thì lần đầu Tất Đạt Đa cảm thấy khó ở là khi trông thấy mấy người ăn xin già sau đám đông đang hò hoan. Tò mò chạy theo họ và tèn ten: phát hiện ra hình thái cái khổ mà đỉnh điểm là sự chia ly của cái chết. Trở về ông bắt đầu băn khoăn...vv. --> rời bỏ vua cha, vợ con dân chúng đi lang thang... Một cách ban sơ thì nôm na: mọi thứ đều dẫn thay đổi và đến diệt vong (mặc định điều này gây đau khổ)--> thoát khỏi vòng luân hồi của nó như thế nào? Từ bỏ chấp niệm muốn thoát khỏi --> hết khổ. Cái đích nhắm đến có thực sự chỉ là công cụ hay không? XH chưa phát triển đến mức thực hành hoàn toàn được như những gì trong PG bày ra. Nếu coi các quan niệm flexible kiểu như chưa thể đốt cháy giai đoạn mà vẫn đang trong tiến trình có lẽ dễ lý giải hơn chút. Đến khi nào triệt để thoát khỏi việc làm chân tiêu thụ trong chuỗi thức ăn thì tính sau. Thực hành khổ là một tiến trình tự nhiên như mọi tiến trình khác, mặc nhiên nên tôn trọng bởi không thể tránh --> chỉ còn cách lựa chọn thái độ đối mặt (tự thôi miên cũng là 1 cách). Có vẻ như các chư vị Phật tổ muốn chúng ta (thực hành nỗi khổ tâm) để giác ngộ một cách êm ái lẹ làng nhất có thể
Đơn giản là vì con người ta chỉ (muốn) thấy mặt sướng chứ không thấy mặt khổ. Trên lý thì bạn có thể nói sao cũng được, nhưng sâu trong tâm bạn có thấy vậy không (đặc biệt là khi mũi dùi đang chĩa vào bạn, bạn thấy như thế nào)? Phật giáo không phải để nói lý. Trong một bài kinh thì không thể nói hết nội dung. Vậy nếu ham muốn đó là trường thọ thì bạn đáp ứng thế nào đây? Có phải là cầu bất đắc không? Câu trên đá câu dưới. Chưa kể muốn làm gì thì đều có nghịch lực nghịch nhân. Thực ra ham muốn cũng có đúng và sai, dù đúng đi nữa mà bị dính mắc (phải được, phải có theo ý mình) thì phát sinh tham ái mà ta cần diệt trừ. Cố gắng không ham muốn thì lại nghiêng về một cực - phải có trí tuệ dẫn đường, dù là phớt lờ một ham muốn. Xin hỏi bạn đã thấy Niết bàn chưa? Điều này hoàn toàn không thể xảy ra. Nhìn xung quanh bạn xem. Bạn đã đưa nihilism ra đây. OK, bạn cho rằng như thế nào mới là ý nghĩa cuộc đời? Hay lại xoay quanh vật chất.