Trao đổi cách typing

Thảo luận trong 'Thảo luận lý thuyết' bắt đầu bởi dfuz6, 13/6/16.

  1. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Cứ tưởng bản thân khi vừa viết vừa nghĩ đã luôn tuồng lắm rồi cho tới khi thấy bài viết của ENFP mới biết mình còn thua kém ghê gớm :))
    - Thứ nhất, cả 8 chức năng của MBTI đều gọi là chức năng nhận thức. Nói theo định nghĩa thì loằng ngoằng không thống nhất nên mình sẽ nói theo cách hiểu của mình: cả 8 chức năng đều thu thập và xử lý dữ liệu, nhưng N/S nó vận hành theo kiểu gần với tiềm thức, vô thức/bản năng tự nhiên hơn, còn T/F vận hành như kiểu một bộ qui tắc của lý trí/tình cảm (những thứ thuộc về phần ý thức) con người đối với cuộc sống, xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng ý thức khi nào chúng ta T/F, nhưng sẽ mơ hồ hơn khi N/S. N/S không hẳng không có quy tắc riêng nhưng sẽ khó mà hiểu rõ được. Còn T/F bản thân nó là quy tắc của 1 người với môi trường bên ngoài nên đương nhiên sẽ thể hiện rõ tính đánh giá, khi nhận thức = T/F sẽ có xu hướng cho thông tin nhận được vào các giá trị định sẵn như true/false ...
    Việc một người dùng chức năng nào nhận thức chính tùy thuộc vào dom của người đó là gì. Vd như ENTJ, dùng Te để nhận thức và tư duy là chủ yếu, Ni chỉ là phụ trợ để tối ưu hóa cái mà Te đã nghĩ.

    Mà để ý thì INFJ và ENFP đều có cách tư duy khá giống nhóm NT.
     
    Last edited by a moderator: 19/6/16
    AnitaMây Trời thích bài này.
  2. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Nx-Sx là mô hình định hình thực tế, Fx-Tx là giống luật để căn cứ vào đó kết hợp với thực tế hành động nên mới gọi là chức năng ra quyết định.

    VD bạn thấy một người giết người và nguyên nhân khiến người đó buộc phải giết người, đó là bạn perceive thực tại về người đó. Sau đó bạn quyết định tha cho người đó, hoặc tố cáo người đó, đó là bạn dựa vào các quy tắc của bản thân để hành động. Giả sử bạn tố cáo người đó, sau đó việc tố cáo đó dẫn tới một hậu quả tồi tệ (gia đình người đó tan vỡ chẳng hạn), bạn perceive điều đó và sau đó bạn sẽ thay đổi các ưu tiên của mình. Đó là ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của Px và Jx.

    - Ti dựa vào các quy tắc cá nhân mà bản thân cho là hợp lý (được kiểm nghiệm qua lại bằng Ne/Se). Ti sử dụng Ne/Se để quan sát, sắp xếp, kiểm định lại ưu tiên của Ti, và các ưu tiên này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức thế giới của Ne/Se (nhanh chóng loại bỏ các thông tin đã bị phân loại sai).

    - Te dựa vào môi trường xung quanh, tìm cách sắp xếp mọi thứ hợp lý (ảnh hưởng qua lại với Ni/Si). Te sử dụng Ni/Si để định nghĩa bố cục hợp lý cho bên ngoài (câu thế nào là hợp lý/hiệu quả?). Việc bố cục này sẽ đưa đến các hệ quả thay đổi nhận thức Ni/Si, do đây là 2 function có tính tích lũy.

    - Fi dựa vào các quy tắc cá nhân theo cảm nhận (được tích lũy và ảnh hưởng qua lại bởi Ne/Se). Hệ cảm xúc của Fi được xây dựng qua trải nghiệm cảm xúc từ Ne/Se, và quay lại ảnh hưởng đến Ne/Se tương tự như Ti (loại bỏ các thông tin họ không thích).

    - Fe khách quan với môi trường xung quanh và "phân phối" cảm xúc của họ một cách hợp lý (như là cố tỏ ra công bằng với tất cả mọi người). Fe sử dụng Ni/Si để định nghĩa bố cục phân phối cảm xúc của họ, việc này cũng dẫn đến thay đổi Ni/Si, tương tự như Te.
     
    1967, Ginny, Huyên Linh2 others thích bài này.
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Tiếp:

    SP và NP: SP và NP đều có thể tò mò, nhưng khi hướng tới một hệ thống x thì Se hướng tới trải nghiệm/nhận thức về như một x "tổng thể" còn Ne sẽ xé nhỏ x ra thành các hệ thống con a,b,c etc để tìm hiểu (vd như surphi ở trên).

    Cách test: gợi một chủ đề người đó quan tâm và xem cách người đó đặt câu hỏi phản hồi lại.

    Se/Ni và Ni/Se: Se/Ni giống như các vòng tròn khác nhau tỏa ra từ vô số điểm khác nhau, Ni/Se giống một vòng tròn bao quanh các điểm. Cụ thể hơn, ISP có xu hướng trừu tượng và hình tượng hóa từng chi tiết/sự kiện cụ thể họ đã trải qua. Ni/Se có xu hướng lập một cái overvision bao phủ tất cả sự kiện đã trải qua và tìm cách đặt các sự kiện khác vào đó.

    Cách test: gợi lên các chủ đề có phạm vi xa nhau nhưng ở trong cùng một hệ thống lớn. Ni/Se sẽ có xu hướng dùng một overvision chung để giải thích các chủ đề này, Se/Ni thường sẽ lý luận về chúng như hai chủ đề độc lập. Cách 2: thử chơi trò đưa ra một câu chuyện mở và tìm cách fill in the blank, Ni/Se có xu hướng đọc tất cả các chi tiết rồi tạo ra vision bao quát chúng để đóng vấn đề, Se/Ni sẽ tập trung vào từng chi tiết và móc nối với nhau để đưa ra lời giải (kiểu Sherlock Holmes).
     
    AnitaMây Trời thích bài này.
  4. - Khi làm test (các phương pháp thử cũng thế) thì chọn thời điểm bạn thấy bản thân ổn định, bình tĩnh, thoải mái nhất, biết rõ mình dùng gì nhất. Không làm khi stress, làm đùa giỡn hoặc làm khi còn đang 'muốn" mình trở thành type khác khiến trả lời không trung thực. Chẳng hạn P muốn là J vì dứt khoát hơn, F muốn làm T vì lý trí hơn, hay Ni khi cởi mở cũng có biểu hiện giống Ne, Te-Fi nếu "tốt bụng, vì cộng đồng" thì cũng thành F. Ngoài loop của tertiary và grip của inferior thì còn có shadow function, mấy anh này cũng xuất hiện khi thiếu cân bằng.

    - Ở gia đình xã hội VN thì đa số trẻ em đều sống chung với S và có khi bị ép trở thành SJ - Si-Ne, không phát triển được traits N, đôi khi là Te, Fi. Nên các bạn , đặc biệt INxx, chừng nào còn cảm thấy mình sống và chịu ảnh hưởng quá nhiều từ gia đình, bạn bè, internet thì đừng làm test/các phép thử hay tự type, hãy dành thời gian khám phá bản thân qua nhiều hoạt động thực tế, giao tiếp, làm việc với nhiều người hơn. Mình chỉ bắt đầu quá trình này ở tuổi 19 và qua rất nhiều cơn khủng hoảng, kể cả trầm cảm trong 3 năm. Đến 22 tuổi thì mới có type thật của mình. Có nhiều tài liệu còn vạch cả timeline cho từng type là bao nhiêu tuổi thì phát triển function này, bao nhiêu tuổi thì phát triển function kia, nhưng không chính xác mấy. Tùy cá nhân mà có người phát triển sớm và mạnh, có người rất muộn và yếu, chưa kể các trường hợp bệnh lý, rối loạn.

    - Đừng tin vào bất cứ stereotype nào và mô tả type nào trên mạng do người ta viết. bạn chỉ cần hiểu function. Một ví dụ điển hình nhất mà ít ai nhắc tới là xSFJ bị stereotype "bà mẹ nội trợ" rất nhiều, trong khi nhờ Fe-Si mà họ có thể là những người giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà kĩ thuật chuyên nghiệp nhất bạn từng gặp và trông giống hệt bất cứ type nào, kể cả INTJ "mastermind."
     
    Last edited by a moderator: 25/6/16
    rogp10, Mây TrờiAnita thích bài này.
  5. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    À nhớ hồi trc có ENTP troll mình, mình hỏi @Mây Trời type gì ,_, anh ấy đã không ngại ngần nói ESFP ,_, mình kiểu O.O ều dố = )) anh ấy nói là dạng mà muốn nằm nghỉ cả ngày như này là ESFP. = )) và mình tin = )) ngu không chịu được = ))

    => Kinh nghiệm: đừng bao giờ tin lời NT = ))
     
    Mây Trời thích bài này.
  6. Raven

    Raven Guest

    Việc bạn typing sai và nhầm lẫn là do trình gà thôi. Chuyện vốn chỉ có vậy.
     
  7. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    ~.~ Mình hoàn toàn đồng ý với cái này. Ngày trước mình y hệt ISFP. Họ sống trong thế giới cảm xúc, thích thú với bề ngoài, nhạy cảm, hướng nội (ngày trước mình shy lắm), blah blah >~> <~< >~< <~>.

    Ngày trước hứng thú theo dõi một số người (vùng theo dõi của mình khác các bạn). Thấy nhiều ISFP rất dễ mến, không có kiểu bitchy hay là vô não như các bạn nói. Họ rất biết cư xử và thông minh, hoà đồng và năng động. Họ cứng cáp ấy, không để những gì người ngoài nghĩ ảnh hưởng tới bản thân họ.

    Mình biết nhiều N ngoài đời, IN và EN cũng có, thấy không có vấn đề gì lắm với việc hoà đồng, chỉ là chậm hơn các bạn S một chút nhưng bù lại có nhiều ý tưởng hoặc quản lý tốt. P cũng vậy, các bạn ấy tuy là có dạng nước tới chân mới nhảy nhưng bù lại khá tâm huyết, cuộc sống riêng rồi công việc cũng không bị chày bửa hay quá "thích gì làm nấy".

    Mình thấy những biểu hiện của bốn chữ tuy là có thật nhưng vẫn nằm trong sự điều chỉnh và cố gắng. Thật ra nhìn xung quanh thấy mọi người vẫn không quá khác biệt hay "đỉnh điểm", vẫn là muốn hoà đồng muốn có cuộc sống tốt.

    P/s: thật ra vẫn không hiểu sao mình với ISTJ khá hiểu nhau ,_, có hai đứa ISTJ trong lớp thì một đứa là bạn thân một đứa là "đồng điệu" ,_,
     
    Anita, rogp10Mây Trời thích bài này.
  8. surphi10

    surphi10 Guest

    Chắc chỉ khi bàn về lý thuyết như trên này thôi :D
    Chứ ngoài đời, nhiều khi cố tình sử dụng Te trong khoảng tg dài. Nhưng nhận ra Ne và Te nó càng ngày càng mở rộng vấn đề:
    + Ne làm vấn đề ngày càng đi tràn lan, miên man không có điểm dừng.
    + Te vẫn tiếp tục tiếp thu thông tin từ bên ngoài, và Te của bản thân cũng chưa đủ mạnh, cùng với đó là chịu ảnh hưởng của Ne => quan điểm : bất kỳ khả năng nào cũng có thể xảy ra => cái nào tốt hơn cái nào ta?
    => không kết luận được.
    Nên cuối cùng vẫn phải dùng đến Fi => Thôi thích cái gì thì làm cái đó vậy. ( Nhưng qua thời gian, cũng tiến bộ là nhận thức được quan điểm của bản thân rõ ràng, và những cái thích này nó sẽ đi theo 1 định hướng nhất định chứ không phải bản năng nhất thời )
    Không những thế, còn lấy Ne, Te để biện hộ cho Fi của bản thân nữa, kiểu gì cũng ngụy biện được. Ngoài đời mới biết mình lỳ thế nào :v
    ~~~~~~~~~~~~~~~~
    Còn về cách typing thì mình vẫn nghĩ là MBTI nó là cái bản chất sâu bên trong biểu hiện muôn màu rồi. 1 bản chất có thể biểu hiện nhiều cách, và 1 biểu hiện có thể biểu hiện cho nhiều bản chất. Cực kỳ khó để typing người khác, nhất là đứa như mình, càng thân càng khó typing hơn. Mâu thuẫn ầm ầm ra.
    Nên ứng dụng MBTI lớn nhất với mình ( ngoài khám phá bản thân ra ) là để nhận biết hành động ( của mình, hay người khác ) đang bị ảnh hưởng bởi function nào mà để điều chỉnh hay đáp lại.
     
    Anita thích bài này.
  9. Anita

    Anita Guest

    MBTI ứng dụng tốt nhất với các nhà văn, tiểu thuyết, truyện tranh, phim ảnh...
    Là một chủ thể phức tạp như con người ứng dụng hơi khó. Vì không có người thứ 2 trên đời có bộ gen hay vân tay hoàn toàn giống bạn. Hơn nữa mỗi người lại bị đặt trong vô số mắt xích của những trường hợp khác nhau.

    Nhân tiện cho mình hỏi những function nào trấn áp được những function nào vậy?

    Ví dụ như đối với một người đang dùng Fi mạnh thì mình cần dùng Te, Ne, Se hay gì đáp lại thì hiệu quả nhất, giúp giảm Fi xuống nhiều nhất?
     
    Raven thích bài này.
  10. Raven

    Raven Guest

    Phim ảnh với đạo diễn thì có dùng Enneagram
    Rooney Mara and Dragon Tattoo director play the numbers

    Trấn áp này có khi do cá tính chứ không hẳn do functions. Bạn cứ dùng Fi thoải mái khi nào bị block thì tự biết là bị ai/ cái gì trấn áp. Va chạm cũng khá bình thường.
     
    Anita thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.