Cốt lõi tính cách, tức là không bao gồm các đặc điểm được học tập trong quá trình sống (như type lý trí trong theo quá trình trưởng thành sẽ trở nên tình cảm hơn, và vice versa). Hiện mình đặt ra các giả thiết sau: 1. Do gen: Tất nhiên đây là giả thiết có khả năng xảy ra nhất. Có nhiều nghiên cứu khoa học suggest điều này (dù chưa thể kết luật chắc chắn) VD: Do Genes Influence Personality? | Psychology Today Về mặt lý thuyết thì khi xác định được mô hình ánh xạ giữa gen và tính cách, một cặp cha mẹ hoàn toàn có thể tự quyết định con của họ sẽ mang tính cách gì khi lớn lên. Tuy nhiên nếu chỉ do gen thì có lẽ là chưa đủ (không giải thích được sự khác biệt tính cách giữa những người có bộ gen giống nhau, như các cặp sinh đôi chẳng hạn) mà có lẽ tính cách còn bị một vài yếu tố khác tác động. Một vài ví dụ: 2. Do chế độ dinh dưỡng: Đây cũng là một giả thiết có khả năng xảy ra không kém giả thiết thứ nhất. Điều này có thể giải thích được sự khác biệt trong nhân cách giữa các thế hệ khác nhau. 3. Do môi trường: Bao gồm các điều kiện địa lý, bầu không khí, độ tinh khiết của thực phẩm v.v. 4. Do thông tin hấp thụ trong quá trình định hình tình cách. 5. Do cường độ làm việc của não bộ và cơ thể trong quá trình định hình tích cách. Vân vân và vân vân II. Vấn đề tiếp theo mình đặt ra ở đây là cốt lõi tính cách. Khi tìm hiểu MBTI thì tất cả đều nhất trí MBTI là không thay đổi, nhưng MBTI có thực sự đã là "tính cách hạt nhân" hay chưa, hay là còn các phân tầng sâu hơn MBTI và tạo nên MBTI. Ví dụ hình tượng là màu đỏ, ở một vài điều kiện môi trường khác nhau thì nó sẽ phát triển và định hình các "nhánh" đỏ khác nhau. Tức là các type MBTI (hay các hệ thống phân loại khác), nó chỉ là các thể hiện khác nhau của một vài "tính cách cốt lõi" nào đó với các điều kiện khác nhau (điều này cũng giải thích được tại sao các phân vùng địa lý khác nhau tồn tại các "tập hợp tính cách" khác nhau, các thế hệ khác nhau cũng khác nhau). Giải quyết được vấn đề này thì sẽ trả lời được câu hỏi: Phân loại tính cách có thể được thay đổi hay không? Có 3 khả năng có thể xảy ra: 1. Phân loại tính cách thực sự có thể chuyển thành biểu hiện của một phân loại tính cách khác. Lúc này cần phải lật ngược lại lý thuyết của Jung. 2. Phân loại tính cách không thể thay đổi. Tuy nhiên không phải là bẩm sinh (tức là có thể chủ động chọn cho con cái một phân loại nào đó thông qua "tính cách cốt lõi" và các điều kiện phụ để hình thành phân loại). 3. Phân loại tính cách là bẩm sinh, không đổi. Một nguồn để tham khảo cho tiện thảo luận: Introduction to Psychology 1.0 | Flat World Education
Quan điểm của mình là sự phát triển của con người(về nhận thức con người) phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội(tâm lý học, công nghệ sinh học di truyền...). Với sự phát triển của tâm lý học hiện tại thì có thể tạm coi là MBTI và lý thuyết của Jung "dùng được". Nhưng khi có nhu cầu phát sinh từ thực tế mà nó chưa đáp ứng dc(để giải thích sâu hơn, đúng hơn về bản chất nhận thức con người) thì phải có một lý thuyết/mô hình mới kế thừa và thay thế. Trả lời cho âu hỏi thì cognitive functions mbti hiện tại có thể coi là "tính cách hạt nhân", nhưng trong tương lai gần thì chưa chắc. Kết quả đầu ra thay đổi khi dữ liệu đầu vào thay đổi, với rất nhiều biến mà con người ko thể tính hết dc. Bản thân lý thuyết Jung cũng đã góp phần là một nhân tố làm thay đổi dữ liệu đầu vào, khi mà giúp con người hiểu đúng hơn về bản thân thì sự phát triển của họ cũng bị ảnh hưởng(bất kể họ có nhận thức dc nó hay ko).
Có thể cho ví dụ cụ thể được ko chứ nói chung chung lý thuyết khó hình dung lắm. Ví dụ nhân tố chế độ dinh dưỡng: Người ăn những đồ cay nóng thì thường nóng tính?
^ Theo ý mình hiểu thì nó là khác biệt chế độ dinh dưỡng do khác biệt thế hệ(thế hệ sau sung túc hơn), khác biệt văn hóa(các nước phương Tây có xu hướng ăn nhiều thịt đỏ), khác biệt địa lý(một số nước ko thể trồng/nuôi 1 số loại đặc thù nên phải nhập khẩu)...v.v.
^ Ừ, ccharge nói đúng ý mình đó. Hiện giờ thì chúng ta vẫn nhìn nhận MBTI là core. Nhưng ý của mình là vẫn còn có thể có những core khác sâu hơn, với những điều kiện cụ thể thì nó sẽ phát triển thành các core bề nổi hơn như MBTI. Vì những cái như "tính cách dân tộc" (người miền Nam phóng khoáng, miền Bắc kín đáo etc), hoặc khác biệt thế hệ - dù nó bias nhưng cũng không phải không có cơ sở (thành kiến xuất phát từ kinh nghiệm chứ không tự nhiên nảy sinh). Nên mình nghĩ phải còn những điều kiện khác chi phối tính cách.
Đọc lại thì thấy ý này giống với mình nhất. MBTI ko phải là 1 hệ thống hoàn thiện ở chỗ nó chỉ nêu ra với loại X này thì sẽ có Y đặc điểm này, nhưng nếu quan sát dc những đặc điểm Y này thì chưa chắc nó là loại X. Điều này ko có nghĩa là nó "sai", nhưng ý nghĩa của nó cũng chỉ tương đương với phân loại tính cách của cung hoàng đạo. Mối quan hệ giữa các loại tính cách của 12 cung hoàng đạo ko phải là ko có cơ sở, cái "nhảm nhí" của nó nằm ở chỗ suy ra từ ngày tháng năm sinh. Tương đương với MBTI là các biểu hiện quan sát dc của từng type. Đây có thể cũng là lý do mình có cảm giác đọc dc suy nghĩ và bắt chước dc hành vi của tất cả các type N(trừ kĩ năng thì cần mục tiêu và thời gian tập luyện), với các type S thì ko có vấn đề gì về tư tưởng, chỉ khó ở thực hành do có quá nhiều biến. Vụ "chọn lựa tính cách" thì đúng hơn là chọn lựa những thứ kiểm soát dc dựa trên core bẩm sinh.
Thuật toán nghiên cứu là: 1. Quan sát hành vi. 2. Giả định một cấu trúc để lý giải hành vi. 3. Quan sát hành vi để so sánh với cấu trúc, nếu có độ chênh thì quay lại 2 giả định một cấu trúc khác để giảm độ chênh. Vấn đề lớn nhất của các MBTI là bế tắc ở khâu thứ 3, do cả input và output của nó đều không hoàn thiện. Kiểu muốn tái cấu trúc một type nào đó thì phải thông qua các thông tin thu thập được từ các biểu hiện sai lệch với thực tế của các đối tượng type đó. Nhưng mặt khác hiện giờ cũng chẳng có cách nào xác thực được chắc chắn đối tượng đó có phải type đó hay không. Luẩn quẩn. Đại loại là phải có một thuật toán/hệ thống test thật chính xác đã thì mới có thể phát triển được lý thuyết.
Theo Jugn theory thì các yếu tố làm nên tính cách con người là nhóm chức năng nhận thức thu thập thông tin và nhóm quyết định. Là N/S và T/F. Có ai nghĩ có thể còn yếu tố khác ảnh hưởng nữa ko? Từ đó việc phân loại thế kia đã đủ chặt chẽ chưa, có thể phân ra dc nữa ko?
Vậy còn lý thuyết của Freud? "Cái tôi", "bản ngã" gì đấy? Và mình ủng hộ cho giả thuyết gen và môi trường.
^ Nếu ko nhầm thì lý thuyết của Freud chỉ có ý nghĩa khởi xướng, thu hút chú ý của xã hội vào cộng đồng tâm lý học chứ ko có ý nghĩa thực tiễn mấy. Jungian theory ít ra còn phát triển thành mbti dc. Mấy người nổi tiếng có ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng rất hay bị/được xã hội đánh giá sai đóng góp vai trò của mình trong chuyên môn. Như Einstein có phải là thuyết tương đối đâu, là hiệu ứng quang điện đấy chứ.