Đây đều là những gì mình rút ra được từ quan sát thực tế nên nó chỉ mang tính tương đối thôi các bạn bổ sung thêm nhé. IQ: N và T thường cao hơn S và F EQ: F thường cao hơn T SQ (SOCIAL QUOTIENT): E thường cao hơn I CQ (CREATIVE INTELLIGENCE): N thường cao hơn S( không chắc lắm) AQ (ADVERSITY QUOTIENT): J và T thường cao hơn P và F.
IQ từ lâu đã bị chỉ trích là ko đủ để đánh giá trí thông minh rồi. VD như Richard Feynman dc giải Nobel lĩnh vực vật lý chỉ có IQ 120. Mấy cái chỉ số kia cũng quá đơn giản và phiến diện để đánh giá năng lực con người trong một thế giới phức tạp, thay đổi quá nhanh như thế này. Mỗi nhóm MBTI type ko mạnh cố định về 1 tiêu chí nào mà phụ thuộc vào nhu cầu xã hội đề ra, mà xã hội này thì thay đổi ko ngừng. Nhìn chung chỉ có thể thấy xu hướng chuyển dịch của xã hội hiện tại là hướng về khả năng thu thập, xử lý và ứng dụng thông tin/kiến thức khổng lồ. Nói cách khác nó là xu hướng của N và J. Những type có N và J sẽ có lợi thế trong việc sinh tồn và phát triển, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Thật ra chỉ số IQ không phải không đúng mà là các bài test iq không chuẩn, chỉ số này cùng với CQ,SQ và EQ rất khó thay đổi theo thời gian( nên nhớ các chỉ số này biểu thị khả năng cao nhất có thể đạt được của con người, ví dụ một người khi gặp một biến cố nào đó thì SQ sụt giảm sau khi hồi phục thì SQ tăng trở lại nhưng dù có cố cách mấy thì cũng chỉ có thể tăng tới một mức độ nào đó mà thôi,và mức độ này mới là chỉ số thật sự chứ không phải khả năng hiện tại của người đó). Vì thế bạn nói các type tùy theo nhu cầu xã hội mà có thể thay đổi khả năng ở các tiêu chí cũng không chuẩn xác lắm. Mà ở VN bây giờ thì các type đều có thể phát huy khả năng của mình hết:INT,IST đi kĩ thuật; E thường đi kinh tế... chỉ có mỗi INFJ và INFP là không có chỗ để phát huy cái điểm mạnh nhất của mình.
INFJ và INFP cực khó tồn tại trong xã hội thiên về vật chất và bị phân tán như xã hội Việt Nam.Điểm mạnh nhất cũng như là điểm yếu nhất của họ là tinh thần và họ thường đắm chìm nhiều vào những suy tưởng của mình khó thoát ra để đối mặt với thực tế ko được hoàn hảo,đẹp đẽ như ý của họ
Đoạn bôi đậm: ý là năng lực của các nhóm type dc coi là "mạnh" hay "yếu" phụ thuộc vào yếu tố môi trường(VD như người I ko thể phát huy ở nơi làm việc dành cho người E và ngược lại), chứ ko phải thay đối các tiêu chí kể trên. Theo mình biết thì IQ test có thể cải thiện dc nhờ tập luyện. Người có kết quả cao IQ test chưa chắc dc coi là thông minh hơn mức "trung bình", mà chỉ đơn thuần là có nỗ lực trong việc tập luyện nó. IQ test cũng có nhiều thiên vị về trình độ học vấn và văn hóa/ngôn ngữ(đa phần các bài test là tiếng Anh). IQ test vốn ban đầu là để áp dụng với trẻ thiểu năng trí tuệ, nên khi áp dụng với người bình thường hoặc người có trí thông minh cao hơn mức trung bình thì độ chính xác càng giảm. Trí thông minh ở đây ko đơn thuần là thay đổi về số lượng nên ko thể chỉ áp dụng các phương pháp định lượng như IQ test. Bản thân MBTI cũng có thể coi là có chức năng định tính về năng lực nói chung của con người. Mà tưởng INFJ thì phát huy dc ở mảng tư vấn tâm lý, nghiên cứu tâm lý chứ. VN là nước đang phát triển nên các ngành yêu cầu trình độ cao ko có đất dụng võ chứ các nước phát triển thì thiếu gì
Chỉ số IQ theo ý mình hiểu là khả năng tư duy logic của một người, càng cao thì tốc độ tư duy logic càng nhanh và ngược lại. Theo một bài bài đọc đâu đó thì IQ gồm 3 yếu tố: trí nhớ ngắn hạng, khả năng tư duy (lập luận) và khả năng ngôn ngữ. IQ cao thì chỉ có nghĩa là suy luận logic nhanh hơn, chính xác hơn chứ chưa có nghĩa là "trí tuệ" hơn. Nếu liên hệ với MBTI thì những T dom type chính là những type cần có chỉ số IQ cao nhất vì họ thường xuyên dùng tư duy logic để tương tác với các vấn đề. Những type F, ngược lại nếu có IQ cao thì sử dụng lại kém hiệu quả hơn, chẳng khác gì gân gà, vì họ ít dùng tới và không thích dùng tới (chủ yếu là trong môi trường học tập bất đắt dĩ phải dùng), nhưng để giải quyết vấn đề xã hội thì họ lại chuyển sang dùng EQ các kiểu. Tóm lại là có IQ cao cũng như có thêm 1 thứ vũ khí lợi hại, nhưng nếu không biết dùng và phát huy tối đá khả năng của nó thì nó cũng chẳng khác gì 1 cọng gân gà, dùng không được mà bỏ qua thì đáng tiếc. Và mỗi chỉ số chỉ đơn thuần thể hiện 1 phần khả năng của não bộ thôi, nên nếu đứng 1 mình nó thì không thể gọi là "trí tuệ" được
Ngành tâm lý hiện nay ở VN còn quá non trẻ. Tư vấn thì chắc chủ yếu là tư vấn học đường chứ người Việt chưa quen với hình thức này lắm, còn mảng nghiên cứu thì còn tệ hơn không chỉ ở ngành này mà còn ở tất cả các ngành khác(vì thế nhân tài toàn ra nước ngoài hết cũng không có gì khó hiểu).
Quotient có chính xác không thì không nói (cần nhiều yếu tố mới khẳng định được, ví dụ kết cấu não của những người có High IQ so với người bình thường). Quan trọng là khó có một thang đo Quotient chính xác lắm. Dù sử dụng thang đo nào thì câu hỏi và cách trả lời cũng dễ bị nhiều yếu tố khác tác động (như với IQ thì có cả những thuật toán giúp ghi nhớ nhanh hoặc tính nhanh nữa, tức là cái này hoàn toàn rèn luyện được). Chưa kể việc đo lường một khái niệm trừu tượng như trí thông minh là rất khó, khi mà thậm chí cũng chưa có một chuẩn nào để định lượng "thế nào gọi là thông minh". Cái này cũng tương tự như MBTI test vậy (làm test trên mạng thường dẫn đến mistype, ngộ nhận bản thân). Mình đồng tình với ccharge, IQ test chỉ có tác dụng thực sự trong việc nhận biết đối tượng có chậm phát triển trí tuệ hay không. Để ứng dụng xa hơn thì còn cần nhiều nghiên cứu (tuy nhiên nếu xét phạm vi hẹp thì vẫn có thể thiết kế ra các bài test "trí thông minh" phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đấy). Xã hội Việt Nam nào giờ toàn short-term vision nên đám nghiên cứu (như INT) làm gì có đất dung thân. INT nói chung ở trong nước dễ trở thành loser, muốn dành thời gian làm việc gì có ích cũng khó vì không có điều kiện thực nghiệm/ứng dụng giả thiết. Chỉ có cách tự thay đổi mình để (tạm) thích ứng với hoàn cảnh trước khi có thể thay đổi/tìm hoàn cảnh khác thôi. Nhưng có thay đổi cũng khó mà bằng được S (trong môi trường mình N thường bị underrated). Mà thực ra xã hội Việt Nam đề cao F hơn T nên sâu sắc trong cảm xúc như INFJ và INFP có lợi thế nhiều ấy chứ. Mình biết mấy INFJ thì đều ở mức khá trở lên, không có ai thành loser hết. INFP thì tệ hơn chút nhưng mình thấy nhiều khi vấn đề xuất phát từ họ hơn là từ môi trường (đánh giá sai bản thân hoặc phán xét xã hội rồi suy nghĩ luẩn quẩn bế tắc). Đồng ý với đa số, nhưng thực ra nền tảng của xã hội vẫn là S thôi. Như trong ngành CS, mấy chục năm trước Computer Scientist toàn N thì bây giờ rất rất nhiều S làm (còn N bỏ đi xây dựng các lý thuyết cao hơn). Hoặc xa hơn nữa ở thời cách mạng công nghiệp, nhiều người lo ngại mấy ngành có tính S (lao động chân tay) chết hết, bị thay thế bằng máy móc hết, nhưng thực ra vẫn sống nhăn răng. Tóm lại N có vai trò khi phân tích, thiết kế ra các thuật ngữ, phương pháp, cấu trúc, thay đổi một hệ thống theo thông tin phản hồi, còn khi hệ thống đã thành hình với các quy chuẩn rồi thì nó được vận hành bởi S, lực lượng chiếm số đông và phù hợp với công việc đó hơn.
Cái lo ngại trong đoạn bôi đậm thấy giống mấy suy nghĩ chất phác kiểu N thì "thông minh", "có giá trị" hơn so với S thì phải. Đặt ở góc nhìn "chọn lọc tự nhiên" trong sinh học tiến hóa vào linh vực xã hội thì về cơ bản vẫn là "mạnh được yếu thua" thôi. Nhưng mạnh ở đây ko đơn thuần là một chỉ số chất phác nào đó có thể đo lường dc, mà khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.