cái này chả liên quan gì ) trường hợp này vô cực là của sự vật còn hữu cực là của con người, thế nên nó không mâu thuẫn tý nào. Còn "sự vô hạn vượt khỏi biên nhận thức của con người" lại là một nghịch lý. Có những điều vượt khỏi sự hiểu biết của con người nhưng con người vẫn xác định được biên của nó, cái này là 1 ví dụ trong vô cực có hữu cực, cũng giống như 1 và tiến tới 1. Ta không thể biết hết những số tiến tới 1, nhưng hoàn toàn có thể biết ranh giới của nó .
Nhận thức thì cá nhân mình hiểu là việc tiếp nhận thông tin thông qua các giác quan (nhìn thấy, cảm thấy etc). Còn mâu thuẫn là bởi nhận thức của con người chỉ bị giới hạn trong "rất nhiều số 9" chứ ko hình dung ra được "vô tận số 9", nên ko thể biết được dãy số ấy sẽ tiến về đâu nếu không sử dụng các mô hình như phép tính giới hạn. Vậy nên mới nói khoa học sẽ phần nào làm giảm đi hạn chế trong nhận thức thông qua các mô hình dự đoán.
"Bỏ" luật pháp bằng cách dùng những luật có hàm ý loại trừ luật pháp, chứ ko phải phá luật hay ko dùng luật. Ví dụ nếu ko muốn dùng luật bản quyền copyright thì dùng giấy phép của copyleft. Hai giấy phép này ko mâu thuẫn về pháp lý nhưng đối nghịch về mục đích. Luật pháp chỉ thực sự phát huy đúng vai trò của nó khi người dân có đủ quyền tham gia thiết kế, sửa đổi. Nhưng trên thực tế với cơ chế luật hiện nay nói chung luật dc ban hành bởi một nhóm người "có năng lực chuyên môn" về luật, nhưng rất hạn chế về lĩnh vực cụ thể mà họ làm. Lệ thuộc vào luật thì tưởng dễ thấy rồi chứ? Người ta học luật là để chấp hành nghiêm chỉnh, tránh phải dùng đến nó. Còn giới kinh doanh học nó để kiện nhau, chiếm thế độc quyền. Dân Mỹ thì nếu thấy kiện mà dc tiền bồi thường là sẵn sàng kiện, mặc dù "đúng luật" nhưng ai cũng thấy cực kỳ phi lý. Nói về lshtt là vì phải có lĩnh vực cụ thể chứ, làm việc có liên quan tới nó thì thấy chướng mắt thôi.
Khổ quá cái này cũng đã đề cập rồi. Những cái lợi của lshtt hiện tại rất hạn chế so với cái hại mà nó gây ra, mà tất nhiên là ko thể loại bỏ ngay lập tức dc. Mục đich của nó là bảo hộ sự tự do kinh doanh, nên dần thay đổi cách thức kinh doanh thì tính hữu dụng của nó sẽ giảm dần. Với các công ty về nguồn mở miễn phí thì ko kiếm tiền từ việc tư hữu sở hữu trí tuệ nên ko phải dùng tới nó, và đó sẽ là xu hướng tương lai . Bàn ở đây mục đích chính là thay đổi cách nhìn để chấp nhận những cái mới thôi, chứ tự thân xã hội đều vận động theo quy luật hết, ko phải do một cá nhân quyền lực nào quyết định cả.
Mới nghĩ dc vài ý: - Ảnh biểu diễn sắc độ đậm nhạt thay vì màu sắc. Ở góc nhìn vật lý thì màu sắc ko tồn tại "thật" trong tự nhiên, mà là cảm giác của hệ thần kinh với phản xạ của ánh sáng từ vật nó hấp thụ. Cũng như đa dạng tính cách chỉ là kết quả của tương phản mạnh/yếu về năng lực type với tiêu chí cụ thể. Sự đa dạng đấy lại ko hữu ích trong việc nhóm các type thành một tập có chung chức năng/đặc điểm. Căn phòng có các đồ vật với đa dạng màu sắc nhìn tuy đẹp nhưng ko gắn màu của đồ vật với chức năng thì chỉ rối mắt chứ ko có ích gì. Cũng như mbti types làm rõ sự phân hóa đa dạng về tính cách con người nhưng chưa gắn dc mục đích/chức năng type cho việc phân hóa đấy. - Ảnh cũng cho thấy đen trắng thực ra là một - là hai cực tương phản dc xác định rõ ràng, khác với xám là khoảng chưa/không xác định. Hai chức năng đối nghịch nhau nhưng lại chung một trục, chỉ khác hướng. Như các cặp function tuy nghịch nhau nhưng giống nhau ở góc độ nào đó: Ti-Fe, Te-Fi, Ni-Se, Ne-Si. Khi thiên về xác định sự tương phản rõ rệt thì sẽ khó xác định dc cường độ khoảng giao thoa mạnh yếu. Cũng như MBTI phân loại rất rõ từng type nhưng ko chỉ ra dc khoảng xám giữa 2 người cùng type, hay khoảng xám giữa các type gần nhau. Khoảng xám là góc nhìn mới so với góc nhìn cổ điển, rạch ròi đen-trắng. Giống tính chất lượng tử của đơn vị qubit, trạng thái có thể là khoảng xám chồng chập đen và trắng chứ ko như chỉ trắng hoặc đen của bit. Nếu MBTI có thể phân biệt rõ dc type qua quan sát bên ngoài(như dùng bài test ứng dụng các năng lực của function) thì liệu cái nhân function còn rõ ràng dc ko? - Trắng và đen ko tự định nghĩa chính mình dc mà phụ thuộc vào nhau. Xám cũng vậy và phải phụ thuộc vào cả trắng lẫn đen. Nên tự thân xám nó bao gồm nhiều phổ khác với đen trắng chứ ko hẳn là trung gian. Như trong motif truyện ko hẳn lúc nào cũng chỉ có 2 phe thiện-ác và trung lập. Phe trung lập thực ra là tập hợp của các phe phản thiện/phản ác, và phản-phản thiện/phản-phản ác.... Ở góc nhìn tương tự với mbti thì sự đa dạng của các type cũng có thể là kết quả của sự tương phản trên, khi đã xác định dc 2 type là phe ác và phe thiện(hoặc đối lập về một tiêu chí nào đấy).
Tự nhiên nhìn vô làm mình nhớ tới câu "Travel far enough, you meet yourself." của David Mitchell - tác giả Cloud Atlas. Có ai coi phim này không? Ni hoạt động mạnh quá nên vẫn chưa hiểu vì sao có cái kết luận này.