[Thảo luận]Hiện tượng cuồng thần tượng

Thảo luận trong 'Thời sự, tin tức' bắt đầu bởi Fr7to7, 11/9/15.

  1. Fr7to7

    Fr7to7 Guest

    1 lợi ích tích cực khác của việc tiếp thu các trào lưu nước ngoài đây:

    - Bất ngờ với nhóm nhạc Việt đặc sệt Hàn Quốc nhóm nhạc Việt theo phong cách Hàn Quốc

    - Hiện tượng ca sĩ Sơn Tùng là 1 ca sĩ với giọng ca Bắc Bộ với phong cách KPOP

    - Truyện tranh Long Thần Tướng 'Long Thần Tướng' gây sốt tại ngày hội truyện tranh | Văn hóa - Nghệ thuật | Thanh Niên

    Những hiện tượng trên đều có mẫu số chung là đều là các sản phẩm văn hóa Việt Nam sau khi tiếp thu các trào lưu văn hóa nước ngoài.Có thể nó là những sản phẩm văn hóa phổ thông nhất thời chả mang lại giá trị nào lâu dài cả nhưng nên nhớ rằng những sản phẩm đó có công dụng là thỏa mãn tinh thần con người,nhằm tái tạo sức lao động con người.Và nếu tận dụng tốt nó có thể có sức lan tỏa ra cả thế giới như GangNam style

    Nền văn hóa chúng ta chưa phát triển có thể vì trong mọi lĩnh vực chúng ta chưa có lượng nhu cầu cao về chúng.Chúng ta luôn yêu cầu ở mức độ vừa phải những thứ nào đó.Các trào lưu văn hóa nước ngoài kể trên đều tới từ những nước nổi tiếng "tự tôn","cực đoan" như Nhật Bản,Hàn Quốc,Trung Quốc.Sự "cực đoan" ở đây chỉ sự đam mê 1 cách điên cuồng về 1 thứ gì đó,đã ko thích thì thôi đã thích là phải làm cho tới cùng."tự tôn" ở đây là sự tự tôn bản thân quyết tâm tạo ra giá trị của riêng mình,mọi trào lưu nước ngoài khi du nhập vào phải được chỉnh sửa vào tạo ra 1 thứ của riêng mình,quyết không cam chịu thua kém ai hay theo đuôi ai
     
    Last edited by a moderator: 12/9/15
    Anitalemming thích bài này.
  2. rogp10

    rogp10 Guest

    #22: Nghe như nghịch lí cửa sổ vỡ vậy.
     
  3. lemming

    lemming Guest

    nhỏ to chỉ là vấn đề tỷ lệ trực quan, trong bài toán khó có cách giải của bài toán đơn giản cơ bản, bài toán cơ bản nói về bài toán khó hơn. Bạn nếu thấy tỷ lệ không phù hợp với mình có thể không tham gia, vì đây đang nói về hiện tượng cuồng thần tượng, không mấy liên hệ với tầm cỡ vĩ hay vi mô. Mình thì quan trọng thái độ và cách đến với ý tưởng/lời giải hơn là hệ trọng/tầm phào, tôn trọng/khinh bỉ, xin miễn. Còn chuyện ý tưởng, đã nói là tạo thêm sân chơi bổ ích, hay tập các ham mê lành mạnh hơn. Quên không bổ sung là đẩy mạnh giáo dục nhận thức công đồng, nâng cao dân trí. Bàn luận để ra vấn đề ngọn nguồn cũng là một cách, dù cho có bất tận đến đâu, vẫn là đã đi xa hơn là ngồi chỉ chỏ.
     
    Anita thích bài này.
  4. Không rõ về việc này nhưng có lẽ đây cũng là 1 cách giải thích.

    A "cycle" of attractiveness.
    Sức hút ngoại hình khiến ta cư xử theo hướng thích người đó. Tuy nhiên, việc cử xử theo cách thích ng khác này cũng ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về sức hút ngoại hình.
    Nói cách khác là nó như 1 vòng lặp. Bị thu hút => cư xử thích => bị thu hút hơn.

    Vậy nên có lẽ để không rơi vào cái cuồng thì cứ ngưỡng mộ thần tượng nào đó, nhưng đừng làm gì cả.
     
    Last edited by a moderator: 15/9/15
    Anita thích bài này.
  5. Wind-hunter

    Wind-hunter Thành viên

    Tham gia ngày:
    18/9/15
    Bài viết:
    20
    MBTI:
    INTP
    Enneagram:
    5
    Về mặt lợi ích phát triển bản thân thì mình đồng ý chắc chắn.
    Vấn đề mình đặt ra là liệu xã hội có đủ chỗ cho những người Tri Thức cao? Theo mình, tổ chức xã hội cần có người làm việc ở mức thấp cấp, với khả năng suy luận ko cao. Dù xã hội nào cũng cần có người thừa lệnh, người điều hành, người phát triển nó Ngay cả tương lai có tạo ra Robot có khả năng thay thế khá nhiều việc của con người thì số người thừa lệnh có giảm nhưng vẫn tồn tại ở trình độ cao hơn hiện nay thôi. (ko phải kiến thức, chỉ là suy nghĩ cá nhân)
     
    Anita thích bài này.
  6. Wind-hunter

    Wind-hunter Thành viên

    Tham gia ngày:
    18/9/15
    Bài viết:
    20
    MBTI:
    INTP
    Enneagram:
    5
    "Chi phí cơ hội" là một khái niệm trừu tượng và được đánh giá trên những quan điểm khác nhau của mỗi người mà. Trên thực tế hiện nay, nhiều người cho INTP chúng ta là ko biết thời thế, quá lý thuyết sách vở mà không chạy theo sự nghiệp kiếm tiền bạc danh vọng thì bạn thấy sao :v Nếu như ng đọc "Ngôn tình" để làm nhà văn thì lại không hẳn là bị thiệt theo khái niệm "chi phí cơ hội" đâu. Cũng có thể đọc Ngôn tình tạo ra một cô gái tình cảm, thấu hiểu,... thì chắc gì đã là 1 ảnh hưởng xấu, dễ lấy chồng hơn thì sao? :)))))
     
    Mây Trời thích bài này.
  7. Wind-hunter

    Wind-hunter Thành viên

    Tham gia ngày:
    18/9/15
    Bài viết:
    20
    MBTI:
    INTP
    Enneagram:
    5
    Theo cá nhân mình thấy, hiện tượng cuồng thần tượng xảy ra phần lớn ở nhóm tuổi mới lớn, tâm lý chưa phát triển thôi, Nhóm tuổi tầm 25 trở đi bắt đầu thưa thớt rồi, còn nhóm từ 30 đổ lên thì chắc là thích cái khác nhiều hơn. Bọn HQ chú trọng đánh vào thị trường nhạc teen nên nó mới hấp dẫn con nít thế, màu sắc lòe loẹt, nhảy nhót tưng bừng, còn tiếng Hàn nghe cũng có vẻ nhí nhảnh :D
    Tâm lý tuổi con nít nó ảo tưởng và mơ mộng kinh lắm, cho nên phô ra sự hào nhoáng, lãng mạn,.... là rất phù hợp với tâm lý chung thôi, kiểu mơ ước lấy đc hoàng tử, công chúa K-POP :D . Điều này nguy hiểm vì sự ngây thơ non nớt của tuổi này ko nhận thức được tương lai.
    Với bản thân mình, nhóm INTP, sau 20 tuổi là mình thích nghe nhạc giao hưởng, không lời, đang có xu hướng thích nhạc Trịnh (ca từ sâu lắng, có chất triết học ẩn trong đó, một vài bài nghe như siêu thực, nếu tìm hiểu thêm về hoàn cảnh sáng tác thì chắc là hiểu đc ông này viết cái gì :D). Tức là, khi lớn dần và tiếp xúc nhiều hơn với xã hội thì tâm lý sẽ trưởng thành lên, tùy mức độ tiếp xúc mà nhanh hay chậm. Cho nên có người 40, 50 mà vẫn như con nít
     
  8. ngosi01

    ngosi01 Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/9/16
    Bài viết:
    6
    MBTI:
    ISFJ
    Enneagram:
    nhà vô địch
    thực ra là ai cũng có cái ham muốn, ham thích một thứ gì đó trên đời, tuỳ theo tính cách của người đó như thế nào thì sẽ thích thứ gì thôi, nhưng cũng công nhận các bạn trẻ cuồng thần tượng hiện nay hơi thái quá, ngoài nguyên nhân bên trong thì còn tại cái xã hội không chú trọng gì đến giáo dục đạo đức nên mới như vậy
     
    Anita thích bài này.
  9. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Mình lại thấy hiện tượng "cuồng thần tượng" này rất bình thường. Những điều mà link bài báo ở #1 và các bài báo dạng này nêu ra thường không đúng với thực tế, chủ yếu rơi vào 2 trường hợp này:

    - Nêu ra một bề mặt nổi bật dễ thấy dễ quan sát rồi đánh đồng với hiện tượng, trong khi bản chất hiện tượng/vấn đề còn rất nhiều bề mặt chìm nổi khác. Giống như việc thấy một đứa "otaku" có sở thích là sưu tầm neko figures, collectibles rồi hoang tưởng đứa nào sưu tầm figures cũng là otaku, hoặc otaku nào cũng có tính xấu như số ít đối tượng nó quan sát được vậy. Từ "otaku" thường có nghĩa tiêu cực nhưng nghĩa gốc của nó chỉ là một người quá lậm vào một vài sở thích trong văn hóa đại chúng thôi(phim, ảnh, game, nhạc..., gần giống nerd/geek của Tây phương). Tuy nhiên không có tiêu chuẩn cụ thể để đo đạc thế nào là "lậm" hay điều độ nên một người có sở thích như sở thích của otaku lại chưa chắc đã là otaku. Một đứa mà otaku thì nó cũng biết nghĩa xấu của từ otaku và vì thế chả dở hơi đi tự nhận mình là otaku như bài báo nói.

    - Nâng tầm quan điểm, và do đó dễ dùng tiêu chuẩn kép. Những mặt tiêu cực dễ thấy trên hoàn toàn có thể thấy ở bất kỳ một hiện tượng văn hóa nào(không nhất thiết là anime-manga) qua nhiều thời đại khác nhau. Nó giống như người tự nhận là fan bóng đá đi chê fan nhạc rock hay fan anime ấy. Tất nhiên những hiện tượng cuồng chả có gì hay ho để cổ súy nhưng cũng chả đến mức làm "suy đồi đạo đức" hay hỏng một thế hệ trẻ như lều báo đưa.

    Nhìn chung vấn đề ở đây là không ai lại đi uốn nắn văn hóa đại chúng cả. Vì văn hóa đại chúng chỉ là biểu hiện bề nổi của hình thái kinh tế xã hội. Đã chấp nhận áp dụng kinh tế thị trường thì phải chấp nhận những hệ quả văn hóa của nó.
     
    Last edited by a moderator: 26/9/16
    surphi10 thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.