Luật thiểu số: đi ngược đám đông

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi dfuz6, 13/9/15.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Bài viết của TS .Lieberman, mình lược dịch

    Lịch sử có đầy rẫy ví dụ về những con người mà tầm nhìn cùng tính độc đáo trong suy nghĩ của họ đã định hình ra một thế giới mới lạ. Họ không thuộc về những tư tưởng tầm thường của đám đông. Họ đi ngược lại truyền thống cũ kỹ để mở đường cho đổi thay, tiến bộ và tự do. Họ không nhượng bộ trước xã hội,

    Chiến thuật nêu ra dưới đây sẽ giúp bạn lái suy nghĩ của đám đông theo mình dù ý kiến của bạn bị áp đảo về số lượng. Các yếu tố thuộc về bản chất con người được sử dụng để đưa ra một chiến lược giúp bạn tạo ảnh hưởng lên một nhóm nhiều người hơn.

    1. Sự nhất quán:

    Đầu tiên, bạn, và các thành viên trong nhóm của bạn phải tỏ ra nhất quán trong việc đưa ra ý kiến đối lập. Nghiên cứu cho thấy rằng khi tỏ ra không nhất quán, tác động từ lời nói của bạn sẽ bị giảm đi. Nói cách khác, một tuyên bố dạng "Dựa trên các thông tin, chúng tôi chắc chắn về nhận định của mình" phù hợp với luật này. Các tuyên bố dạng "Hmmm, mình không biết nữa ... mà không, làm thế này tốt hơn mà" không được khuyến khích.

    2. Tính linh hoạt:

    Nghiên cứu cho thấy các thành viên trong nhóm thiểu số không được tỏ ra cứng nhắc và giáo điều. Một nhóm thiểu số cố chấp giữ quan điểm bất chấp các thông tin mới sẽ không tạo ra ảnh hưởng hiệu quả. Điều này không mâu thuẫn với điều số 1. Bạn vẫn giữ lập trường của mình nhưng nên dành thời gian để xem xét các bằng chứng chống lại bạn hoặc các tình huống không bình thường chứ không đơn giản là gạt phăng chúng đi. Tuyên bố phù hợp với luật này "Đây là một thông tin mới chưa ai nghĩ đến, thử suy nghĩ với nó xem". Tuyên bố không phù hợp "Tôi không cần biết, tôi chắc chắn rằng tôi đúng, hết".

    3. Chia để trị:

    Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng con người sẽ kiên định hơn khi có đồng minh. Có nghĩa là nếu A biết B cũng phản đối bạn thì A sẽ khó bị tạo ảnh hưởng - nhưng nếu A tin rằng chỉ có mình A phản đối còn đám đông đồng ý với bạn thì A sẽ dễ thay đổi ý kiến và đồng ý một cách dễ dàng hơn. Đừng để đám đông có được sự tự tin từ số lượng, hãy chia nhỏ họ ra và nhắm tới từng cá nhân khi có thể.

    4. Lấy cảm tình:

    Khi bạn đi ngược lại đám đông bạn sẽ nhận lại ít cảm tình và có vẻ đáng ghét hơn. Chiếm được cảm tình của đám đông cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy chỉ ra rằng, cách nhìn của bạn phù hợp với cả sở nguyện của người khác nữa chứ không chỉ tốt cho bạn thôi (ND: có một bài riêng về chủ đề lấy cảm tình này, mình dịch sau).

    5. Thêm thông tin:

    Bất cứ khi nào bạn muốn ai đó suy nghĩ lại, hãy đưa thêm các thông tin mới. Bằng cách đó, người bị tác động sẽ đưa ra quyết định mới với lý do là dựa trên các thông tin bổ sung của bạn - dễ chấp nhận với anh ta hơn là tự "thay đổi bản thân" (ND: tác giả có một bài khác về nhu cầu nhất quán trong nhận thức, giải thích sâu hơn về hiện tượng này, mình sẽ dịch sau). Một cách sử dụng luật này: "Mình hiểu sao bạn nghĩ vậy nhưng bọn vừa tìm thêm được vài thông tin mới, đọc rồi thử cùng nghĩ cách khác xem".

    6. Hỗ trợ từ bên ngoài:

    Nếu vẫn chưa ai chịu thay đổi ý kiến, hãy sử dụng luật bằng chứng xã hội, bằng cách tìm kiếm thêm những người đồng ý kiến với bạn mà không thuộc nhóm. Điều này sẽ làm cho nhóm đa số phải cân nhắc lại suy nghĩ.

    Ngay cả khi bạn không có nhiều người hỗ trợ, hãy đi tìm một chuyên gia. Chất lượng của luận điểm không phải là vấn đề, mà mức độ chuyên môn và mức độ đáng tin cậy của nguồn đưa ra luận điểm là vấn đề (Petty, Cacioppo, and Goldman, 1981).

    Bạn cũng có thể kêu gọi sự ủng hộ từ những người không chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định của bạn, những người này thường không quan tâm nhiều đến việc quan điểm của bạn có hợp lý không.
     
    Anita, Haru Nakano, Hiep Nguyen5 others thích bài này.
  2. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Đọc đến cái số 4 lại nhớ đến câu này của Torvald:
    Làm cách mạng và lật đổ mà ko ai cảm thấy áp bức, rất khôn ngoan.
     
    Last edited by a moderator: 5/9/16
    Anita thích bài này.
  3. rogp10

    rogp10 Guest

    ^ Khó mà neutral được :)
     
  4. Haru Nakano

    Haru Nakano Guest

    Xác định rõ giới hạn thẩm quyền thì mình nghĩ là được. Người khác sẽ coi chúng ta là thiên vị nếu ta có hành động vượt ra ngoài lĩnh vực vốn không phải sở trường(cho dù chủ ý không phải như vậy).

    Để ý thì thấy những vị lãnh tụ trước kia thành công là nhờ nương theo quần chúng, dựa theo quy luật vận động khách quan của tự nhiên/xã hội. Họ chỉ có vai trò "mồi lửa", chỉnh hướng thôi chứ không phải vị trí chủ chốt hay rất quan trọng như người ta vẫn nghĩ.
     
    Last edited by a moderator: 5/9/16

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.