MBTI chủ quan ở chỗ nào nhỉ? MBTI đơn giản thì đồng ý, nhưng tạo ra một hệ thống phân loại mới ko dựa vào mbti thì theo mình hơi bị khó. Nền tảng của mbti là chức năng nhận thức, mà dấu hiệu xuất hiện của nó đã đồng thời khi xã hội loài người hình thành rồi. Nếu có một "loại tính cách mới" nảy sinh thì phải ít nhất khi loài người đạt đến chủ nghĩa cộng sản. Cơ mà cũng hóng cái hệ thống này. Mình lại nghĩ việc phân hóa ngành nghề/vai trò trong xã hội dựa theo MBTI lại rất có cơ sở. Đúng là một type có thể làm nhiều ngành nghề, nhưng những nghề đó đều có điểm chung với đặc trưng về cách suy nghĩ/làm việc của type đó. Ngành nghề trong xã hội phân nhánh là vì nhu cầu của bản thân nó, chứ ko làm nhẹ đi xu hướng chuyên môn hóa. Một INFP có thể làm youtube celebrities, nhưng chắc chắn là ko phát huy tối đa được năng lực và cạnh tranh nổi với các ENFP, lại lãng phí tiềm năng về sáng tạo nghệ thuật liên quan đến đạo diễn, tác giả, biên kịch... Làm được nhiều nghề mà không giỏi nghề nào thì cũng vô dụng. Thứ nữa là làm sai vai trò của mình sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Ví dụ lãnh đạo chỉ có tầm nhìn thì ko đủ, mà phải có lý trí. Lịch sử cho thấy nhiều lãnh đạo NF vì không đủ lý trí nên đã đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm, để lại ảnh hưởng nặng nề.
MBTI chưa hoàn thiện chứ không chủ quan. Bạn nhìn một căn nhà, bạn vẽ lại mặt cắt của nó. Người ngoài nhìn vào có thể thấy nhà bạn vẽ có bao nhiêu phòng, cửa chính ở đâu, cửa sổ ở đâu, nhưng không thể thấy chi tiết màu sắc hoa văn hay nhìn ngắm cả nhận được. MBTI vs nhân cách giống như vậy. Mệnh đề tương đương: Nếu không phổ biến thì (nhiều khả năng) không đúng. Sai vì không phổ biến có thể do phức tạp khó hiểu, do không phải basic knowledge, do chỉ có ứng dụng hẹp hoặc do thiếu tài liệu etc chứ không nhất thiết là do sai. MBTI nó giống hình mặt cắt của căn nhà, muốn chỉnh góc nhìn để thấy nhiều chi tiết hơn thì lại phải phân nhỏ ra nhiều hơn nữa để đủ bao quát các trường hợp. Còn nếu chỉ ở 1 vài trường hợp cụ thể thì forum mình cũng nhiều bạn nói rồi. MBTI nó kiểu bảng cửu chương hay hằng đẳng thức đáng nhớ, lúc mới chập chững làm quen với toán thì cần. Đủ nhận thức và kinh nghiệm xét người rồi thì nên tin vào cái nhìn của bản thân, lậm typology lại thành phản tác dụng.
Ý mình là chủ quan kiểu bám vào nguyên tắc chứ không khách quan xét theo hoàn cảnh đó mà Đây nhé. Mình để ý rằng hoàn cảnh/điều kiện/môi trường tác động lên con người rất lớn. Mình thấy rằng những người có điều kiện sống không tốt đa phần là S(Se, Si Dom hoặc Aux do được trải nghiệm thực tế nhiều). Còn những người có điều kiện sống tốt hoặc đầy đủ thường là N(Ni, Ne dom hoặc aux do không được trải nghiệm thực tế nhiều nên phải vận dụng trí tưởng tượng/trực giác hướng nội/ngoại và những người này cũng được tiếp xúc với những sản phẩm dành cho N nhiều hơn như sách, báo, phim, truyện, trò chơi trí thông minh...) Đó cũng là lí do vì sao nước Việt Nam ta ít N hơn, vì Việt Nam là nước đang phát triển, nói chính xác là nước nghèo(bỏ qua các thói xấu khác của người Việt như hùa theo số đông, thụ động, lười các thứ nhé...) Còn những nước phát triển thì số N trên dân số có nhiều hơn một chút nếu so với những nước đang phát triển Có lần mình đọc stt của một chị lạc bên Đức do trễ chuyến tàu cuối cùng về Hà Lan(Do tàu gặp lỗi kỹ thuật gì đó), điện thoại hết pin,... mọi chuyện nằm ngoài kế hoạch, và không biết ngày mai có phải mua lại vé tàu mới để về không, giá khách sạn lại rất cao với một sinh viên như chị ấy. Nhưng may mắn(?) chị ấy đã gặp những người Đức tốt bụng và nhiệt tình giúp đến bến tàu, trả tiền taxi, và nhà tàu còn trả luôn tiền vé tàu hôm sau và cho chị ấy ở riêng 1 khách sạn 4 sao để qua đêm miễn phí. Nhờ đó mà chị có cái nhìn khác về người Đức... Mình thì cmt hỏi: "Em có thắc mắc là vì họ giàu nên họ tốt hay vì họ tốt nên họ mới giàu nhỉ"(đừng cười mình nhe, có ẩn ý sâu sa cả đấy :v) Chị ý trả lời là "Giàu nên con người cũng hào phóng hơn e à " Vì vậy mình đã suy ra được từ hoàn cảnh. Không phải do tính cách hay chức năng nhận thức mà da người Châu Âu lại trắng được. Nó chỉ là một phần nhỏ, nhưng phần nhỏ này lại có thể tạo ra một nền văn minh cho loài người, đó là do nhận thức về thế giới mà con người có được, và biết cách sử dụng, từ chặt cây lấy gỗ,làm cửa, làm nhà, đốt lửa, khai khoáng...đến những công trình vĩ đại ngày nay. Nhưng thử hỏi nếu không có điều kiện bên ngoài như là động vật 4 chân, không thuận tiện chân tay để làm các thứ, hay không có nguồn tài nguyên để thực hiện thì con người có phát triển được không, hay vẫn chỉ là những con vượn. Núi rừng Việt Nam thường được gọi là rừng thiêng nước đôc, điều kiện thời tiết cũng không thực sự ủng hộ (như mình cảm thấy thì lúc thời tiết nóng bức mình chẳng suy nghĩ được gì cả). Việt Nam được như bây giờ chủ yếu học hỏi và copy nước ngoài, không có nhiều sáng tạo. Các cá nhân có nhiều hạn chế do tính chất xã hội, chính trị... Dù con người Việt Nam giỏi không kém nước ngoài. Hầu hết tất cả con người trên thế giới đều có nhận thức gần như nhau, nhưng phát triển thế nào là do điều kiện bên ngoài gây nên. Ví dụ thêm mình nhé: Mình rõ ràng là N. Nhưng vẫn có bạn typing mình là S, tại sao? Bởi vì khi điều kiện sống khó khăn, và mình được trải nghiệm nhiều hơn, các biểu hiện của S xuất hiện. Mình thậm chí nhiều lúc còn thực tế và thực dụng hơn cả các S thực sự. Cho nên sự nhầm lẫn là đương nhiên. Ngay cả mình nhiều lúc cũng tự hỏi hay là mình là S thật nhỉ, vì nhiều biểu hiện khá giống S. Nhưng cái chính là mình không thích giống S, vì mình ghét sự thực tế quá mức, ghét mọi cảm giác, nên mình chọn là N, đầu tư và phát triển N -> S bị bỏ quên, bị mờ đi. Nhưng lúc cần thiết mình vẫn có thể sử dụng một cách hữu ích nhưng không thành thục vì không được rèn luyện nhiều do mình đã chọn N Môi trường/điều kiện/hoàn cảnh ý mình là tất cả những gì bên ngoài cái nhận thức của chúng ta. Người ta luôn tin tưởng đàn ông hơn phụ nữ. Nên phụ nữ dù có thông minh thế nào cũng vẫn sẽ bị những yếu tố bên ngoài chi phối thôi, bao gồm cả cơ chế sinh học. Trên đây là ý kiến cá nhân của mình, mình đa phần chỉ nói chung, nhìn toàn cảnh nên không tránh khỏi lỗ hổng, sai sót, các bạn có thể chỉ ra hộ mình Còn chuyện MBTI không phổ biến thì mình nói chung là thế chứ có nhiều yếu tố tạo nên điều đó. Như ít ứng dụng thực tế(chưa đến thời kỳ thực sự cần nó), khó hiểu với đa số, hơi cứng, và quan trọng là vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhất có thể. Như các kiểu miêu tả trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay tâm thần phân liệt có biểu hiện rõ ràng và có người thật việc thật. Còn MBTI vẫn chưa chứng minh được rõ ràng một người có phải INTJ hay không, lại hay nhầm lẫn với các type khác như INTP, INFP, INFJ... Nhiêu đó là đã thấy hơi mất niềm tin rồi
Reply trên của skywind giống như đang nói về Jung's typology hơn vì mình thấy MBTI giống kiểu manual hay nhà mẫu hơn là bản vẽ mặt cắt. Có thể thấy Ni dom sẽ dễ tiếp thu mô hình này hơn vì nó đòi hỏi người sử dụng phải lược bỏ toàn bộ những chi tiết không cần thiết (biểu hiện bề ngoài) để nhìn vào cốt lõi tính cách của một ví dụ. Ngoài ra có vài vấn đề mình thấy ở MBTI: Thứ nhất là cách đặt tên rất mì ăn liền, nhìn trông rất dễ nhớ và dễ hiểu nhưng thật ra bị sai số rất nhiều so với nền móng của nó và thực tế. Thứ hai là việc đại trà hóa MBTI (có thể nằm ngoài kiểm soát) theo mình thấy rất tai hại. MBTI là hệ thống rất hạn chế trong việc giải thích tâm lý con người và cần có training để sử dụng. Thế nhưng bằng cách nào đó (Internet, gurus, v.v...) nó đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Việc áp dụng một theory chưa hoàn chỉnh có thể mang lại những hậu quả tiềm tàng, chưa kể là đằng này sử dụng không chuyên nghiệp. Thật sự mà nói thì nếu có một hệ thống hàon chỉnh hơn MBTI đi nữa thì mình cũng không mong là nó được phổ thông vì MBTI là một ví dụ thảm hoạ lắm rồi.
Cái này là do nhiều người kỳ vọng quá nhiều vào một hệ thống mà có thể làm việc đa năng thôi. Mà đa phần bản thân những người nghiên cứu Jung về sau cũng cố gom nhiều lý thuyết. Ví dụ như nhân tướng , học vấn, thu nhập, tình cảm của từng type. Giống như lấy một con dao gọt hoa quả dùng để chặt xương. Ngay cả dát kim cương lên nó cũng ko chặt được. Tốt nhất chỉ nên dùng ở mức nó có thể dùng là gọt hoa quả.
Giờ mới để ý sót nguyên page 2. Theo mình hiểu thì ý Raven là ko nên đặt tên cho function như hiện tại(extraverted thiking= Te...) vì mỗi function có chức năng rất riêng biệt chứ ko cùng share một đặc điểm/thuộc tính nào hết. Ý Hyên linh là việc đặt tên như vậy mục đích để thuận tiện trong việc ghi nhớ và xem xét tương quan vai trò các chức năng với nhau. Hai quan điểm đều ko sai, nhất là việc nhóm tên như vậy áp dụng tốt với mô hình mbti. Cá nhân thấy nên để nguyên vì hiện tại nó đã làm tốt vai trò của nó rồi.
<Nhiều lúc thoả hiệp vì tuyệt đối không dẫn tới đâu, nhưng nhiều lúc nên tuyệt đối vì nó hiệu quả hơn> Lảm nhảm rồi lại đi ra...