Function mạnh và yếu

Thảo luận trong 'Thảo luận lý thuyết' bắt đầu bởi dfuz6, 12/12/16.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Ở các vị trí khác nhau các function vẫn giữ nguyên bản chất nhưng có mức độ và biểu hiện khác nhau.

    Ghi lại theo quan sát cá nhân và đối chiếu với lý thuyết.

    Fe: Fe mạnh có ý tưởng rõ ràng về việc mọi người nên đối xử thế nào với nhau và hành động theo cái đó khá thống nhất. Fe yếu thì máy móc tùy biến dạng có biểu hiện thế này thì nên đáp trả sao cho hợp lý.

    Te: Te yếu thì dễ bị phụ thuộc vào các hệ thống đánh giá sẵn có (kiểu thông tin này đã đc đăng ở đâu chưa, ai kiểm chứng) các tiêu chí sẵn có (học gì để có lương cao). Te mạnh thực ra lại không quá quan tâm đến những cái đó vì nó tự validate được thông tin.

    Ti: Cần bổ sung.

    Fi: Fi mạnh biết rõ cảm xúc của mình hơn và cảm xúc hướng đến một đối tượng thống nhất. Fi yếu thì đánh giá cảm xúc dễ thay đổi tùy theo thái độ bên kia (nên nhiều Te nghĩ mình là Fe).

    Se: Se mạnh thì sở thích trải nghiệm của nó hợp với social norm hơn (do adapt tốt), Se yếu thì ngược lại khá lập dị.

    Ni: Ni mạnh thì diễn đạt có bố cục rõ ràng (do có Te Fe đi cùng) và thống nhất hơn (do sử dụng paradigm chung). Ni yếu thì có cảm giác quanh quẩn ảo mờ (kiểu nhạc Trịnh) và bố cục rời rạc không thống nhất bằng.

    Si: Cần bổ sung.

    Ne: Cần bổ sung.
     
    Quạ Chúa, Akechi, 19673 others thích bài này.
  2. surphi10

    surphi10 Guest

    ^
    Thông tin này đã đc đăng ở đâu chưa, ai kiểm chứng? ._.
     
    Mây TrờiHaru Nakano thích bài này.
  3. surphi10

    surphi10 Guest

    Phía trên đùa thôi, cái này nghiêm túc nè:
    Bài này hơi lộn xộn giữa việc yếu do không cócó nhưng phát triển lệch.
    Ví dụ Te được viết theo kiểu có nhưng phát triển lệch: "Thông tin này đã đc đăng ở đâu chưa, ai kiểm chứng?", nếu không có Te thì không để ý mấy cái này.
    Còn Se lại được viết theo kiếu yếu do không có: "Se yếu thì ngược lại khá lập dị" - cái này là trường hợp không có Se; nếu có Se mà phát triển lệch thì có thể là quá quan tâm tới bề ngoài, hình thức v.v...
     
    1967 thích bài này.
  4. Đầu tiên phải làm rõ Mạnh - Yếu:

    1. Là gì?
    • Healthy - Unhealthy?
    • Biểu hiện mạnh - Biểu hiện yếu (biển hiện nào cũng được kể cả healthy lẫn unhealthy)?
    • hay là Biểu hiện healthy mạnh - Biểu hiện healthy yếu?
    2. So sánh giữa cái gì? (vì nếu mang cái chân con gà ra so với cái cổ con vịt thì có so đến sáng mai cũng không hết :v)
    • Giữa các function X trên cùng 1 vị trí trong bộ function.
      VD: Te dom yếu vs Te dom mạnh; Fe ter yếu với Fe ter mạnh
    • Giữa các function X thuộc các vị trí khác nhau trong 1 bộ function.
      VD: Ni dom (rất mạnh) - Ni aux (mạnh) - Ni ter (yếu vừa) - Ni inf (yếu) - vô Ni (thôi dẹp)
    --> 6 cách so sánh.
     
    Quạ Chúa thích bài này.
  5. Bổ sung Ne - lấy làm ví dụ trực quan luôn. Ở đây xin so sánh theo 1 cách: Healthy - unhealthy trên 1 vị trí function

    Ne dom Healthy - Unhealthy
    • Nhìn thấy các khả năng, trường hợp --> có thái độ sống lạc quan:
      - Ne dom healthy lạc quan nhưng vẫn chú ý đến sự tồn tại của các khả năng xấu.
      - Ne dom unhealthy có thiên hướng lạc quan thái quá, ngây thơ hoặc bỏ qua những nguy hiểm tiềm ẩn.
    • Móc nối các kiến thức rất nhanh và tự nhiên
      - Ne dom healthy để tạo ra các ý tưởng mới thú vị, nhảy chủ đề nhưng biết điểm dừng.
      - Ne dom unhealthy hay nhảy chủ đề một cách không phù hợp, gây mất tập trung, giảm hiệu quả lao động và khiến người khác quan ngại sâu sắc.
     
    Mây TrờiQuạ Chúa thích bài này.
  6. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Có nói mà, "ở các vị trí khác nhau các function vẫn giữ nguyên bản chất nhưng có mức độ và biểu hiện khác nhau". VD Fi của FP khác với Fi của TJ, dù vẫn là Fi nhưng biểu hiện ra ngoài khác nhau.
     
  7. Akechi

    Akechi Guest

    Ti mạnh thì đánh giá chính xác sự việc ít khi phải đánh gia lại hay phân tích nhiều lần, đưa ra một ý kiến nhưng dùng được lâu dài, chuyển sang phân tích mở rộng những cái xung quanh. Ti yếu cũng đưa ra đánh giá và bám sát vào đó nhưng thường có thái độ dè dặt hay phải phân tích lại cái đã đánh giá.

    Si mạnh thì tổ chức công việc đơn giản, lặp đi lặp lại cũng không sao vì trơn tru hoạt động tốt, và dễ điều chỉnh. Si yếu tổ chức rườm rà công việc lặp đi lặp lại những thói quen không hiệu quả, chồng chéo và khó điều chỉnh. (như giao thông VN là Si yếu)

    Ne mạnh thì brainstorming tốt, giống quỹ sáng tạo dư dả, đưa ra từng ý tưởng một và mỗi ý kiến đều rất có giá, thong thả lần lượt. Ne yếu thì quỹ sáng tạo vơi dần đưa ra nhiều ý tưởng, lần này dùng số lượng hơn chất lượng, một phần để thử nghiệm.
     
    Last edited by a moderator: 14/12/16
    Quạ Chúa, Mây Trờidfuz6 thích bài này.
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Bổ sung thêm, vẫn theo quan sát.

    Se của NJ:
    Se chưa phát triển: Để ý không gian không tốt, thói quen và timetable khác người. Liên hệ thực tế kém.
    Se unhealthy: Hành động thể chất thiếu kiểm soát, bias (do quan sát thực tế thiếu chọn lọc).
    Se phát triển: Hòa nhập tốt hơn, nhận định khách quan và sát thực tế hơn.

    Si của NP:
    Si chưa phát triển: tổng hợp dữ kiện kém, hay kết luận khi chưa đủ dữ kiện, thường vô phương hướng vì không có kết luận rõ ràng chắc chắn.
    Si unhealthy: tập trung quá mức vào các dữ kiện lẻ tẻ khi đặt giả thiết.
    Si phát triển: Có thể tổng hợp đủ dữ kiện để tạo ra giả thiết có độ xác thực và ổn định cao.

    Ne của SJ:
    Ne chưa phát triển: Ngại tiếp thu cái mới, rụt rè khi thay đổi các thói quen sẵn có, bị động khi ở các hoàn cảnh không quen thuộc.
    Ne unhealthy: Lo sợ quá đà, tự tưởng tượng ra các giả thiết không có thật, sa đà tìm hiểu những cái vô ích.
    Ne phát triển đủ: Khách quan hơn, có nền tảng kiến thức phong phú và mở rộng hơn.

    Ni của SP:
    Ni chưa phát triển: Nhận định tổng quan kém, thiếu cái nhìn toàn cảnh, mơ hồ về các hệ quả mình gây ra.
    Ni unhealthy: Lẩn quẩn, lòng vòng, nhận thức xoay quanh môi trường bản thân nên không có lối thoát.
    Ni phát triển đủ: Có cái nhìn toàn cảnh, ý thức được vai trò thực tế của bản thân, hiểu việc mình làm dẫn tới đâu nên hành động có cân nhắc hơn.

    Fe của TP:
    Fe chưa phát triển: Không nhận thức được cảm xúc người khác, hay thẳng thắn quá đà.
    Fe unhealthy: Dễ obsess, lệ thuộc vào thái độ xung quanh.
    Fe phát triển đủ: Tạo được cho mình một hệ thống quy tắc ứng xử phù hợp với môi trường.

    Te của FP:
    Te chưa phát triển: Không tự kiểm nghiệm và đánh giá được thông tin, thường phải dựa vào source bên ngoài, hành động thiếu sự thống nhất với nhau.
    Te unhealthy: Kiểm nghiệm và đánh giá thông tin (thường) sai nhưng tự tin một cách tiêu cực.
    Te phát triển đủ: Xây dựng được một nền tảng hợp lý để đánh giá thông tin, hành động thống nhất hơn,

    Fi của TJ:
    Fi chưa phát triển: Không nhận thức được cảm xúc bản thân, không biết bản thân cần làm gì để vui vẻ hạnh phúc hay cần tránh làm gì để không đau khổ.
    Fi unhealthy: Cảm xúc bản thân tràn lan thiếu kiểm soát.
    Fi phát triển đủ: Xây dựng được hệ giá trị riêng cho mình, biết mình muốn làm gì.

    Ti của FJ:
    Ti chưa phát triển: Hay phân vân về kết luận của mình, thiếu sự dứt khoát.
    Ti unhealthy: Bóp méo logic để chiều theo Fe.
    Ti phát triển đủ: Phân phối cảm xúc hợp lý và đúng đối tượng hơn, biết tiết chế hơn.
     
    Thiên An, Yukio, lemming4 others thích bài này.
  9. 1967

    1967 Guest

    Đóng góp, dù chưa có phần Jx.
    Theo mình nghĩ mạnh yếu nếu có tính đến mức độ thì cũng không nằm ở tần suất sử dụng, mà đến từ hình thái trong cách cặp function bù trừ hoạt động.

    Vì một function nằm trong hệ đầu (dom + aux) luôn có cơ chế tự điều tiết nên trong các trục dưới đây mình mặc định sẽ luôn ở mức "đủ".

    Cặp Si Ne
    Thiếu Ne: không lường khả năng, cái nhìn không được bao quát
    Đủ: dùng Ne vừa đủ củng cố cho cái Si đã đặt ra thêm chắc chắn
    Dư: bị hoang tưởng, phóng đại hóa các khả năng thuộc về Si

    Cặp Ne Si
    Thiếu: mạng lưới đưa ra lởm khởm, do kinh nghiệm nghèo nàn và không đồng bộ
    Đủ: đủ kinh nghiệm để hoàn chỉnh đối chiếu cho trọn vẹn đều đặn từng khả năng một
    Dư: quá bám vào một vài khả năng do tích lũy từ Si quá nhiều cho những khả năng đó

    Cặp Se Ni
    Thiếu: chú trọng tiểu tiết lẻ tẻ, mô tả lặp lại một vài aspect mà không nhận ra nó cùng một bản chất
    Đủ: đủ sâu cho từng aspect lẻ tạo thành một hệ các bản chất nhánh
    Dư: khái quát hóa vội vàng từ vài mặt hay điểm lẻ tẻ

    Cặp Ni Se
    Thiếu: đặt ra cốt lõi rồi bí lù, không biết đưa thêm nhiều aspect để chứng minh cho bản chất đó
    Đủ: đưa được một mạch xuyên suốt và lấy vừa đủ dẫn chứng cho các khía cạnh
    Dư: nhìn ra mạch nhưng bị bám nhiều vào vài điểm lẻ thuộc cái lõi Ni đó
     
    Mây TrờiYukio thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.