Biểu hiện của function

Thảo luận trong '16 type và trải nghiệm' bắt đầu bởi dfuz6, 3/1/16.

  1. Những biểu hiện không hiểu là con cái của những function nào:

    1. Không thấy những cái mọi người đều thấy:

    - Được người khác nhờ đi tìm hộ vật gì đó mà tìm mãi không thấy. Đến khi họ nhúng tay vào thì hóa ra cái vật đó nó ở NGAY TRƯỚC MẮT mình.
    - Người ta đi ngang qua chào mấy lần mà mình không hay biết, có đứa vỗ vai mình mới biết. Chẳng biết có bao nhiêu trường hợp mình vô ý thành đứa bơ bạn bè. :v​

    2. Để ý chi tiết mà người khác không thấy: Thường là về mặt hình ảnh
    - Không quét nhà thì thôi, thường là đã quét thì quét tỉ mỉ, quét khoan thai chậm rãi đến nỗi không còn một hạt bụi. Một hôm nào đó hứng lên để ý kỹ người khác quét nhà, sẽ thấy dưới sàn còn sót lại rất nhiều bụi bẩn.​

    --> Cái 1 với cái 2 rất mâu thuẫn: Thị giác đúng kiểu thong manh đột xuất, tinh bất thình lình. Không rõ có phải Se không nhỉ?

    3. Cơ thể có "ma sát nghỉ" mạnh:
    Rất khó để thực hiện một hành động gì đó, nhưng đã làm là không dừng lại được.
    - Đang ngồi làm việc mà bắt nằm xuống giường thì rất lười nằm, nhưng khi nằm rồi thì thề là không muốn đứng lên. Ngược lại.
    - Không ăn thì thôi, đã ăn là không ngừng lại được.​

    4. Các quy tắc ngớ ngẩn:
    Hồi còn bé đặt ra một loạt quy tắc cho mình, tưởng tượng những quy tắc đó sẽ mang lại may mắn cho mình hoặc nếu không thì sẽ chịu 1 hệ quả gì đó.
    - Đặt giày dép một cách đối xứng hoàn hảo;
    - Chải xong đầu trong vòng 10 nốt nhạc (đếm từ 1 - 10). Nếu không chải xong sẽ có 1 đôi nam nữ tiến đến và bắt mình đi. Trong lúc chải đầu, không ngừng tưởng tượng đôi nam nữ đang nói chuyện và mình đáp lại kiểu "Ta thách các ngươi".
    - Đến giờ còn rơi rớt lại 1 số thói quen như là đặt cái thảm chùi chân cho song song hoặc khớp với mép nối sàn nhà hoặc tạo thành những góc vuông với một cái gì đó. Dù biết là mất thời gian vẫn không thể ngừng lại vì nghĩ đến hiệu ứng bươm bướm.​
    Liệu có phải là chứng "Rối loạn ám ảnh cưỡng chế"?

    Btw, nói ra mấy cái biểu hiện trên mà nhẹ lòng. Chưa từng nói với ai ở ngoài, căn bản vì nó khá nhỏ nhặt và ngớ ngẩn.
     
    dolphin, liperdoMây Trời thích bài này.
  2. rogp10

    rogp10 Guest

    #^: #1 - #3: Mình nghĩ mấy cái đó dùng tâm lí học đc rồi :)

    Mà mình thấy Si là cách nhìn nhận thôi mà :D
     
  3. dolphin

    dolphin Guest

    Trời ơi y hệt. Chẳng lẽ mình là ENTP...
     
    Ngón Cạnh Ngón TrỏMây Trời thích bài này.
  4. Mây Trời

    Mây Trời Guest

    =))) tuôi cụng giống vại mà, nhưng tuôi vận là infp nga ạ
     
    dolphinNgón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  5. Hel

    Hel Thành viên

    Tham gia ngày:
    24/4/16
    Bài viết:
    11
    Enneagram:
    Enneagram 1


    Mình cũng dính phải mấy cái này.
    => - Những biểu hiện này khá phổ biến
    - Forum này có rất nhiều người giống nhau
    - Mình là ENTP​
     
  6. liperdo

    liperdo Guest

    Trời, chẳng lẽ tui là INTJ?
     
  7. Bạn phải xem bạn bị Fi hay Se grip. Fi grip thì có biểu hiện dâng trào cảm xúc và internalize blame (tự đổ lỗi, hạ thấp bản thân) còn Se grip thì hành động trên các giác quan và externalize blame (lỗi là ở thế giới, kiểu 'I dont give a shit anymore")
     
    dolphin thích bài này.
  8. liperdo

    liperdo Guest

    Là Se grip bạn =))
     
    dolphin thích bài này.
  9. Mara

    Mara Guest

    - Lên ý tưởng rất hoành tráng nhưng không biết thực hiện như thế nào (như lúc này chẳng hạn). Ý tưởng quá vague, tả pín lù tinh thần
    - Làm văn nhảy thẳng sang thân bài, kết bài, làm toán nhảy sang giữa lời giải
    - Giải toán, lúc bí thì chẳng làm sao, đến lúc tìm ra lời giải thì suy nghĩ chạy tốc độ siêu thanh, phải vừa đuổi vừa viết, viết xong phải đọc lại từ đầu thì mới hiểu mình vừa viết cái gì.
    => ????
     
    Anita thích bài này.
  10. 1967

    1967 Guest

    Mình dạo gần đây có làm việc với một nhóm startup và nhận thấy quan điểm cho rằng Pe dom, đặc biệt là Ne, hay dễ bay nhảy lung tung chỉ tồn tại ở những case chưa phát triển hoặc vì một lý do nào đó đang bị vướng mắc ở tư duy chủ quan của mình. Nhờ các bạn đối chiếu xem đúng không.

    Đa phần những EP phát triển bình thường mình biết based trên nhận thức hướng ngoại, thường ưu tiên tiếp nhận bên ngoài nhiều hơn nên sẽ không quá lan man sa đà, dù trong suy nghĩ cá nhân có thể bị xung đột một vài vấn đề nào đấy. Và bản thân Je (Te hoặc Fe) dù không đủ mạnh để chủ động như dom hay aux nhưng vẫn giúp họ ăn khớp nếu như có ý kiến từ một Je khác cùng quan điểm đưa ra để dẫn dắt.

    Bên cạnh đó thì việc sa đà hay lan man còn do nhiều yếu tố khác như mục đích, hiểu biết, thói quen hay giai đoạn phát triển etc. nên cũng dễ là biểu hiện dẫn đến mistype.

    Ngoài ra mình chỉ nhận thấy khác biệt lớn nhất khi trao đổi vấn đề giữa P và J không nằm ở việc lên kế hoạch hay phán xét đánh giá ra ngoài không, mà chủ yếu là xu hướng kết luận và đề ra giải pháp.

    Với P thì các phương án được đưa ra cho nhiều trường hợp hơn, đó cũng là lý do khiến họ passive vì cần nhiều thời gian để cân nhắc giữa những hướng kết quả. Trong khi J có xu hướng lược bớt để quy nạp về trọng điểm nên kết luận nhanh hơn, dù về căn bản những quyết định đó có thể không chuẩn từ đầu. Bởi vậy tính linh động của J giúp họ cập nhật thêm cho hướng đi của mình sau đó mà không bị quá tải hay ức chế khi phải thay đổi một quyết định như P, nhất là Ji dom.
     
    Anh Đậu thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.