Liệu có trường hợp thuộc cả 2 nhóm MBTI không?

Thảo luận trong 'Trợ giúp xác định CF, MBTI type' bắt đầu bởi Nguyễn Đức Kiên, 13/10/16.

  1. kwideur

    kwideur Guest

    Theo ý em, tính cách bẩm sinh thì có riêng ở từng người mỗi người. Nhưng cứ gi ữ khư khư tính cách của mình mà ra ngoài đi làm e sẽ không phù hợp. Thế nên người ta mới hay nói là vượt lên chính mình, thích nghi, thay đổi, trưởng thành,...

    Anh nghĩ mình là Ambivert. Em thấy thế cũng tốt. Đôi lúc mình cần hướng nội, nhưng khi đi chơi ngoài trời mình cần hướng ngoại hơn. Tùy cơ ứng biến.
    Sếp em ở công ty trước đa nhân cách lắm, vì thế em khó đoán được tâm tình, suy nghĩ. Em thấy người như thế mới là cao thủ, mới làm sếp được.

    MBTI là một công cụ phân loại tính cách để hướng nghiệp, nó sẽ gây ảnh hưởng nhất với những ai hay hoài nghi về bản thân mình, thường là những người trẻ. Còn với những người lớn, những người đã hiểu rõ mình thì họ cũng có đọc, nhưng để tham khảo thôi như anh nói.

    Có thể khi bé anh là I. Nhưng rồi anh ra ngoài từng trải nhiều, bây gi ờ anh không còn ngại ngùng khi nói trước nhiều người, nói với người lạ nên anh thấy mình gi ống E. Nên gi ờ anh là ambivert.
     
    Nguyễn Đức Kiên thích bài này.
  2. kwideur

    kwideur Guest

    Sẵn em chia sẻ chuyện em làm trắc nghiệm MBTI luôn.

    Lần đầu tiên em làm trắc nghiệm MBTI là làm vài câu trắc nghiệm trong cuốn sách Nghề nào cho bạn, nghề nào cho tôi. Lúc đó em cũng chưa hiểu rõ lắm về các mô tả trong đó, và làm kết qủa ra INFP. Ờ thì thấy đọc nội dung kha khá gi ống mình, nhưng mỗi cái khả năng văn học là không phải.

    Sau này em làm trắc nghiệm lại ở trang Free personality test, type descriptions, relationship and career advice | 16Personalities thì ra lại kết qủa toàn INTP. Trang này cũng chia phần trăm các cặp nhân tố tính cách theo % như anh nói. Nhưng em may mắn hơn anh, không bị trường hợp 50% - 50%. Nhưng phần N và T của em khá yếu. Cụ thể là N 60% - S 40%, trong khi T thì có khá hơn tí, thường là T 65% - F 35%. Còn I và P thì qúa rõ ràng rồi vì nó chiếm tới hơn 80%.

    Em thấy kết qủa mình là %T > %F, em cũng mâu thuẫn, hoang mang lắm chứ. Người ta hay nói tay trái thì dùng não phải, còn tay phải thì dùng não trái. Em thì thuận tay trái, thì em phải trội hơn về não phải chứ.
    Nhưng sự thật thì hiện tại em dùng chức năng não trái nhiều hơn. Em viết tay phải, chả có ký ức gì về việc bị cô đánh sưng tay trái để bắt viết sang tay phải. Khả năng cảm thụ nghệ thuật của em dở tê (nhạc, tranh, phim, ảnh, ....), em khó đồng cảm với người khác (gọi là hơi khô khan đó). Em lại hứng thú hơn với việc gi ải thích các hiện tượng Vật Lý, hay nghi ngờ, đọc sách sướt mướt thì thôi...chán chết, mua đồ thì hay phân vân mua cái A hay cái B. Bà bán tạp hóa mỗi lần thấy em thì nói mày đứng đó nghĩ cho ra mua cái gì đi rồi gọi tao.

    Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật, cái cây còn nhỏ nó mọc thẳng, mình uốn cho nó mọc cong thì nó cũng mọc cong được thôi. Giờ cái cây đã lớn, cứng rồi, muốn uốn lại, chi bằng đem chặt bỏ trồng lại cây khác.

    Sau này em làm về lập trình, em được giao các task (công việc) đòi hỏi phải làm chi tiết tỉ mỉ. Viết báo cáo viết xong phải kiểm trả đi kiểm tra lại không được sai lỗi chính tả (em viết bằng tiếng Anh). Sau một thời gian làm việc em về làm trắc nghiệm lại thấy %S > %N.

    Không phải khi không mà các bài trắc nghiệm chỉ để phần % về các cặp nhân tố tính cách của chúng ta ( E - I, N - S, T - F, J - P) chứ không khẳng định hoàn toàn. Nên cái kết qủa cuối cùng mà chúng ta nhận được chỉ là "phần trội, phần thuận nhất" của chúng ta thôi.

    Với em, kết qủa MBTI là tính cách trội nhất, chúng ta hay cư xử theo cách đó nhất. Nhưng chúng ta vẫn có lúc cư xử theo tính cách kia, như trường hợp của anh, khi là I, khi là E.

    Tóm lại, trong cùng một thời điểm, tại một khoảnh khắc, chúng ta chỉ có thể cư xử theo một tính cách. Còn tại hai thời điểm khác nhau, chúng ta vẫn có thể ứng xử theo hai tính cách khác nhau.
     
    Nguyễn Đức Kiên thích bài này.
  3. surphi10

    surphi10 Guest

    Có câu, tính cách giải thích cho con người bạn nhưng không biện hộ cho những gì bạn làm (hay không làm). Nên bạn là gì đi chăng nữa thì cũng phải cố mà cải thiện.

    Mình lại không thích như vậy lắm, đúng là phải linh hoạt với tình huống, nhưng nên thể hiện sao cho nhất quán nhất.
     
    Nguyễn Đức Kiên thích bài này.
  4. rogp10

    rogp10 Guest

    Thực ra không có cái chuyện não trái là cái này không, não phải là cái kia không :D mà ngôn ngữ tư duy hình tượng gì gì đấy trải hết trên cả hai bán cầu não.
     
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Mà mình hiểu đơn giản như thế này thôi: MBTI là cách phân nhóm con người dựa theo một vài thang tiêu chí. (ví dụ có 2 cặp tiêu chí "cao/thấp" và "mập/ốm" thì chia ra được 4 kiểu cao và mập, thấp và ốm, cao và ốm, thấp và mập). Bản thân các tiêu chí này nghịch nhau nên không thể "thuộc cả hai" được, mà nếu thực tế có thuộc thì tức là phân loại chẳng có ý nghĩa gì cả. Nên là, muốn xác định và sử dụng được MBTI thì phải biết giới hạn phạm vi các tiêu chí của nó. Vấn đề là cách phân cực của MBTI không rõ ràng. Thêm vào đó Jung, Myers,nhiều MBTI practioner và không thể thiếu các commercial organization sau này far fetch qua cả những lĩnh vực bên ngoài, cố dùng MBTI gán ghép cho cả những hiện tượng không thuộc/rộng hơn phạm vi của nó nên mới có nhiều mâu thuẫn.
     
    surphi10 thích bài này.
  6. surphi10

    surphi10 Guest

    Hoàn toàn đồng ý với cái này (8 function), nhưng mà việc "hài hòa tự nhiên trong các type" trong MBTI - là kiểu sau Px phải là Jy, hay Ne đi với Si, Te với Fi ... thì lại chưa thuyết phục lắm. Nên mình nghĩ việc 1 người chả thuộc type nào (hay cảm giác giống như giống 2 type) sẽ phải có thôi.
    Thứ 2 là, việc type MBTI có thay đổi đc không vẫn tranh cãi (dù mình tin là cực kỳ khó thay đổi, nhưng việc gắn nó với bẩm sinh thì vẫn chưa chấp nhận đc) => trước khác, giờ khác, nhầm lẫn giữa 2 type hoàn toàn có thể xảy ra.
    Còn như bạn chủ topic thì nếu là Ne, Fi thực sự, thì vấn đề khá rõ ràng là chưa phân biệt đc Ne hay Fi là dom :D
     
    Mây Trời thích bài này.
  7. Cyan Wind

    Cyan Wind Guest

    [​IMG]
    Tự đóng khung bản thân trong một khuôn khổ được định sẵn (nhân tiện, bởi ai?) khiến người ta ko thể trở thành cái gì lớn lao hơn.
     
  8. Winter Hexagon

    Winter Hexagon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/14
    Bài viết:
    0
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Người ta mô tả về các xu hướng một cách chung chung, không có định mức, không có bức màn nào ngăn cách giữa hướng nội hay hướng ngoại, trực giác hay cảm giác. ai đã đo lường được nó? vậy nó có thể ở mức này và cũng có thể nhích thêm chút nữa.
    Tôi giả định rằng cái khoảng giữa các xu hướng là vùng nhiễu loạn, và khi xu hướng của bạn chỉ dao động trong đó, bạn có thể thuộc hai nhóm mbti khác nhau.
    Việc cố gắng tìm ra một xu hướng đúng cho mình thay vì dừng lại ở vùng nhiễu loạn có thể là một sai lầm nhận định chủ quan.
     
    Last edited by a moderator: 13/2/17

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.