Lòng tham

Thảo luận trong 'Quan điểm-suy ngẫm' bắt đầu bởi Akechi, 18/12/16.

  1. Akechi

    Akechi Guest

    Dạo này ngồi phân tách lòng tham chợt nhận ra nó có rất nhiều cái hay.
    1. Nó dung hòa được hầu hết các cảm xúc tiêu cực như tự ti, ghen tị, đố kỵ, sân hận... Người đời hay nói là lòng tham không đáy, bởi vậy nó mới dung hòa rất tốt. Hầu như các cảm xúc trên nó thường đi đến bế tắc nhưng lòng tham thì luôn có lối ra. Và khi tham bạn có xu hướng quên hết mấy cái kia.
    2. Nó tạo ra một động lực hay một giao kèo đủ cho con người . Ví dụ bạn mê gái nhé, gái nói gì là auto não được thông qua ngay, cũng giống như gặp CSGT đưa phòng bì đủ là auto qua. Bộ não ít khi mặc cả với lòng tham.
    3. Một vài lý do khác như động lực kích cầu, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nhân loại thịnh vượng hơn.

    Ngồi nghĩ một lúc cũng tìm ra được thứ dung hòa được lòng tham là lòng khiêm tốn. Cái này cũng có rất nhiều tác dụng hay mà chưa nghĩ xong hết. Bản chất của tham thì lại là do thiếu hụt, còn bản chất của khiêm tốn là tự biết thấy đủ. Một dùng để tăng, một dùng để giảm, cũng khá thú vị.
     
    Last edited by a moderator: 18/12/16
    dolphinnil thích bài này.
  2. liperdo

    liperdo Guest

    Lòng khiêm tốn nếu làm quá thì nó thành sự tự ti. Tác dụng của lòng khiêm tốn giúp duy trì đạo đức của con người.
     
  3. lemming

    lemming Guest

    Đó giờ cứ nghĩ tham là muốn cái không phải của mình, không thuộc về mình chứ chưa để ý kỹ lẵm. Theo t thì tham sinh nhiều thứ, trong tình yêu sinh tính chiếm hữu, trong tình bạn là tính đố kỵ, với thiên hạ là tính hám lợi, hám của, gato..vv..

    Có chữ tham vọng. Mặc định tham vọng = mơ ước = của bản thân, vấn đề tham này coi như về mặt câu chữ ngữ nghĩa, klq lắm đến định nghĩa trên. Nghe đồn tham k có đáy :D, thang Maslow cũng chưa có chóp thì phải?

    K có gì nhiều để nói về lòng tham của mình, đang khảo sát. Mà có ý này: tự do k phải là muốn làm gì thì làm, mà là điều khiển được ham muốn của mình. K rõ liên hệ vs topic ntn ..?

    Tóm lại tham được thì cứ tham thôi, trước giờ con người tham vẫn thế, k biết có vấn đề gì k nhỉ?
     
    Akechi thích bài này.
  4. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Mình nghĩ dung hòa được tham là sợ hãi. Tham tạo động lực, sợ hãi triệu tiêu động lực, tham kéo lại gần, sợ hãi kéo ra xa v.v Cân bằng được tham và sợ hãi mới ra khiêm nhường.
     
    dolphin, surphi10Akechi thích bài này.
  5. Akechi

    Akechi Guest

    @lemming nói có vấn đề cũng vừa có lý vừa không, kiểu nếu mà chặn lòng tham nó lại sinh ra một vấn đề khác. Có một vài ý nghĩ như kiểu tham sinh ra đố kỵ, chiếm hữu. Thật ra cũng không hẳn có lý, có khi mấy đặc tính trên nó có sẵn rồi. Tham nó chỉ là 1 cách để giải phóng mấy cảm xúc trên thành một mối. Nếu tách ra thì mỗi cái trên nó lại tự gây ra vấn đề riêng. Bản chất các vấn đề trên là do thiếu, mà tham thì lại muốn nhiều hơn, cộng qua trừ lại nó vẫn là cảm xúc tiêu cực cân bằng hơn.
     
  6. lemming

    lemming Guest

    ngược với tham là kiệm chứ nhỉ? tự thấy đủ k tham, còn khiêm tốn là biết người biết mình. làm quá khiêm tốn thì k phải là khiêm tốn nữa r. Tự ti hay tự mãn cũng là k biết người biết ta
    t nghĩ động lực hình thành cả do tham và sợ, nhưng k nhất thiết cùng đặt vào một thứ
     
    Last edited by a moderator: 18/12/16
  7. Quạ Chúa

    Quạ Chúa Guest

    Mối quan hệ giữa lòng tham và lòng khiêm tốn khá phức tạp. Từ lòng khiêm tốn cũng có thể dẫn đến lòng tham: Bạn khiêm tốn => Bạn nghĩ bạn ở một mức thấp hơn thật sự => Bạn muốn có thêm => Bạn có lòng tham.
    Thật ra, cái gì cũng có mức độ của nó, vượt quá mức độ thì nó sẽ biến thành thứ khác rồi cuối cùng quay về trạng thái ban đầu, giống như bảng màu vậy.
     
    surphi10, Akechikits thích bài này.
  8. lemming

    lemming Guest

    tham lam, si mê, sợ hãi chính là mấy tên thủ phạm chính. đố kỵ không phải là ng khác có mà mình k có/k bằng, mà là tham cái thứ mà mình k có ấy. chiếm hữu cũng vậy, muốn có được cái k phải của mình, nên rất nực cười. k có tham thì k có đố kỵ và chiếm hữu, đại loại thế

    tạm chia 3 mức: thiếu, đủ, thừa
    thiếu mà muốn thì k gọi là tham
    đủ mà muốn nữa thì gọi là tham
    thừa mà muốn nữa thì gọi là quá tham

    ở giữa là đủ mà dừng thì là kiệm, tóm lại chả có gì bì được với tham cả, vì có kẻ lúc nào cũng "thấy thiếu", k biết đủ là gì. coi tham là động thì ngược lại với động chỉ có tĩnh thôi, dừng chứ không phải chuyển động theo chiều ngược lại.
     
  9. Akechi

    Akechi Guest

    ^ Chiếm hữu, đố kỵ là cũng có thể do tự nhiên thấy thiếu nữa. Ví dụ người khác có đồ chơi đi, thì cái đấy nó khơi lên cảm giác thiếu. Hay nước ngoài có văn minh, có tàu vũ trụ, máy bay đi, tự nhiên khơi ra những cảm xúc như vậy. Thì tham lam nó xuất hiện sau như là 1 cảm xúc bù vào. Nếu không có tham lam thì sẽ là cảm xúc tự ti, thiếu hụt, yếm thế, thì nếu giải cái đấy, dùng sự khiêm tốn là giải dc.

    Với tham lam xuất hiện thì nó là muốn có bằng được, chứ không phải là đố kỵ nữa. Như kiểu đói thì muốn ăn chứ không phải do thằng khác no.
     
    Last edited by a moderator: 18/12/16
  10. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Tham lam là need hướng về có, sợ hãi là need hướng về không, cân bằng được hai cái này thì không có need nữa, có thì xài, không thì thôi, ung dung tự tại.

    Thấy người đời diệt dục thường dùng sợ hãi. Tu hành thường có giới luật, ngoài đời thì có hình pháp, đạo đức tâm linh như giết người thì bị ma ám. Kiểu cái đang cực dương thì phải dùng cái cực âm để chặn lại, rồi từ từ mới đưa về cân bằng.
     
    rogp10 thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.