Thảo luận: Các type MBTI nào hay nhầm sang type MBTI nào?

Thảo luận trong 'Thảo luận lý thuyết' bắt đầu bởi dfuz6, 27/6/15.

  1. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Có thể nói là các hệ thống test MBTI trên mạng hiện nay là các hệ thống không hoàn hảo, không cho ra được một output ổn định, vì thế mistyped là thường (nhất là với những bạn chỉ tìm hiểu với mục đích ngắn hạn chứ không đào sâu lý thuyết). Ở topic này chúng ta sẽ đưa ra một vài trường hợp nhầm lẫn type (của bản thân hay của những người xung quanh), phân tích nguyên nhân và rút ra các đặc điểm phân biệt :D.

    Trước hết mình tạm quy việc mistyping thành 4 nhóm nguyên nhân:

    Nhóm 1 thường gặp nhất là do không hiểu bản chất các đặc điểm I/E, N/S, T/F và J/P và các function: Ví dụ I thích ở nhà E thích đi chơi; S thì phản ứng nhanh nhạy, N chậm chạp, hay mơ tưởng; T lý trí lạnh lùng, F đa cảm vô lý; J ngăn nắp gọn gàng kỷ luật, P bừa bãi vô nguyên tắc; Ni nhìn thấy trước tương lai; Se nông cạn hời hợt, Si bảo thủ cứng nhắc v.v. là không đầy đủ, sai về bản chất.

    Nhóm 2 cũng thường gặp không kém là những người đã có hiểu biết về các function nhưng lại không phân biệt được biểu hiện cụ thể của một function khi ở từng vị trí và nhầm sang một function khác/một vị trí khác. Ví dụ ISFP nhầm sang INFP vì sự hoạt động của cặp Se - Ni khiến cho họ nghĩ mình là N.

    Nhóm 3 là những người có một hoàn cảnh (tình trạng sống, trạng thái tâm lý, độ tuổi, trình độ học vấn) khiến cho các function của họ biểu hiện ra ngoài một cách khác với đa số người khác hoặc không thực sự đầy đủ.

    Nhóm 4 là những người cố gắng trở thành một type nào đó vì mục đích nào đó và điều chỉnh hành động của mình cho giống với type đó (ví dụ cố tỏ ra tàn nhẫn lạnh lùng), tuy nhiên vẫn khác về bản chất nhận thức.

    Cả 4 nhóm này đều có thể tìm được type chính xác của mình thông qua:

    (1) Giải pháp hay được mình sử dụng nhất là so sánh với các đối tượng cùng type đã xác định được chắc chắn type của họ. Dù mỗi người có những thể hiện khác nhau nhưng nếu thuộc cùng một type, họ có chung một bản chất nhận thức. Bản chất này thể hiện rõ khi phân tích, bóc tách, giải quyết vấn đề, khi xử lý tình huống.

    (2) Nếu 1 cho ra output "không giống lắm",thử đọc kỹ lại lý thuyết kết hợp với nhìn nhận bản thân một cách toàn diện, thử tìm cách đặt ra một giả thiết khác mình chưa nghĩ tới trước đây xem liệu mình có thể thuộc trường hợp đó không.

    (3) Không nên đọc quá nhiều mô tả, các mô tả chỉ là các biểu hiện lẻ tẻ, không xét đến môi trường, hoàn cảnh của bạn, có thể hoàn toàn không giống với bạn.

    (4) Không nên làm test nếu bạn chưa nắm vững lý thuyết và không có nguồn test uy tín. Đại đa số các bài test online cho kết quả không đáng tin cậy. Làm nhiều test chỉ khiến bạn nhiễu thêm.

    Một số tình huống nhầm type mình biết <mong mọi người bổ sung thêm các tình huống bản thân từng gặp>:

    - Các type EXXX và các type IXXX: Nhầm lẫn hay gặp nhất vì hai type thuộc dạng này rất giống nhau, chỉ khác đôi chút về thứ tự function. Nếu bạn thuộc trường hợp EXXX chẳng hạn thì bạn sẽ thấy có rất nhiều điểm chung với IXXX, chỉ khác nhau về cơ bản là EXXX hướng tới hành động hơn IXXX. Ví dụ giữa ENTJ và INTJ thì INTJ quan tâm tới nghiên cứu lý thuyết hơn, ENTJ quan tâm đến việc ứng dụng vào thực tiễn hơn.

    - Nhóm các type IT, IF, ET, EF: Các nhóm này có rất nhiều đặc điểm chung dễ gây nhầm lẫn (do giống nhau cặp I/E, T/F là các biểu hiện dễ quan sát nhất). Thế nhưng thứ tự và tên gọi các function phản ánh sự khác nhau rõ ràng (sẽ nói chi tiết ở vài topic khác).

    - Nhóm các type có loops: Giả sử bạn có Ne và Te phát triển, bạn có thể là ENFP hoặc ESTJ vướng loops. Trường hợp này diễn ra hạn chế.

    Theo quan sát này, nếu bạn làm trắc nghiệm ra INTP nhưng không chắc chắn về type của mình (do không có các đặc điểm nhận thức giống với các NTP khác), bạn có thể rơi vào các type INTJ, ISTP hoặc ISTJ và/hoặc một trường hợp mistyping thuộc nhóm 3 và 4.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.