[Chia sẻ&Học hỏi] Đam mê của bạn là gì? Và bạn đã tìm ra nó bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Giao lưu-Tâm sự' bắt đầu bởi FaNo, 8/7/15.

  1. Kudo

    Kudo Thành viên

    Tham gia ngày:
    3/3/15
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    MBTI:
    INTP
    Không, mod nói có lý của mod. Nhưng cá nhân mình thì không đồng ý với suy nghĩ đó của mod.
    Những điều này không phải chỉ mấy "đứa" theo cách bạn gọi nói những câu như thế mà nó đã được kiểm chứng theo thời gian qua RẤT NHIỀU NGƯỜI rồi... Không cần kể vì tệ nhất ai cũng biết 2, 3 người....
    Đấy chỉ là nghiên cứu về 1 bộ phận rất nhỏ trong cuộc sống là "các về đề trong công việc ảnh hưởng đến con người" mà thôi. Không thể nói đó những thứ đó thỏa mãn con người được. Tại sao ư, một câu đơn giàn thôi:"LÒNG THAM CON NGƯỜI LÀ KHÔNG ĐÁY". Không thể thỏa mãn con người được đâu...
    Điều đó đúng, không cần đam mê cũng giỏi là chuyện thường. Nhưng đam mê là ngọn lửa xanh giúp con người đạt những điều lớn lao hơn. Giỏi mà không phải đam mê thì cũng chỉ đạt những điều tầm thường thôi vì không đủ hứng thú để sống với nó.
    Không thể nói đam mê thành đổi theo thời gian được vì nếu nó thay đổi nghĩ là không phải đam mê chỉ là thích thôi chứ không phải yêu. Đúng hơn phải nói là đam mê sẽ bổ sung theo thời gian, khám phá thêm nhiều điều mình thích
    Thứ nhất, bó hẹp ư không, nó là nguyên tắc "TẬP TRUNG NĂNG LƯỢNG" không có gì là bó hẹp ở đây cả.
    TIỀN NHIỀU mà không HẠNH PHÚC với cuộc sống hiện tại thì rất uổng cuộc sống.

    Mình luôn sống theo châm ngôn:"HẠNH PHÚC LÀ DÁM SỐNG VỚI ĐAM MÊ - THÀNH CÔNG LÀ BIẾN ĐAM MÊ THÀNH THU NHẬP BỀN VỮNG" - Bầu Thuận (Huỳnh Văn Thuận)
    Câu cuối cùng: Xin lỗi nhưng ở cái thời địa này, không thể tin được bạn lại có cái suy nghĩ SAI LẦM như vậy...
     
    FaNo thích bài này.
  2. Huyên Linh

    Huyên Linh Guest

    : )) *nói không liên quan*

    mình không có đam mê, ừm, không hẳn, cơ mà việc mình yêu nhất, muốn làm nhất và thoả mãn khi làm nhất không được coi là công việc : ))
     
    Purple thích bài này.
  3. FaNo

    FaNo Guest

    Nói có sách, mách có chứng. Đây là phần 1 của video nói về điểm chung của người thành công. Trong đó Đam mê đứng đầu danh sách.


    Còn việc bạn nói đam mê thay đổi theo thời gian. Thì tôi nói thẳng là bạn sai hoàn toàn. Đó chỉ là thích, thích chỉ ở mức độ đầu của đam mê thôi. Nếu tính theo thang điểm thì thích chỉ có 1 điểm thôi. Đam mê là bạn say mê 1 cái, việc gì đến mức quên ăn quên ngủ. Bạn chỉ tập trung vào nó, thử hỏi làm sao bạn thua người cùng làm việc đó mà họ ko có đam mê. Như vậy t đủ biết là bạn chưa biết đam mê của bạn là gì rồi. Hãy tìm kiếm và làm việc với nó đi, nếu chưa biết mùi vị thì bạn có thể yêu 1 ai đó. Rồi bạn sẽ thấy đam mê rất quý giá.
     
  4. FaNo

    FaNo Guest

    Đam mê từ tập trung vào 1 cái mà mình thích(nhất), sống với nó là thành đam mê.

    Cuộc đời giống như 1 bài toán vậy. Nó có logic, việc bạn thích là tập hợp con của A. Vì vậy bạn hãy dành thời gian suy ngẫm và tìm ra mối liên hệ giữa việc bạn thích nó có liên quan đến công việc gì. Rồi chọn việc đó làm.

    Vd: Mình thích đọc sách thì mình có thể làm người bán sách, bình luận sách,dịch giả,...
    -Bạn A thích ăn kem => chủ quán kem, nhân viên bán kem,...
    -Bạn B thích chia sẻ => diễn giả, giáo viên,...
    -Bạn C thích chơi game => lập trình game, mở quán game,bình luận game,...
    -...

    Trên là những ví dụ về mối liên hệ giữa 1 việc bạn thích tưởng chừng ko giúp ích gì cho bạn, nhưng khi suy nghĩ, tìm mối liên hệ thì có vô số lựa chọn. -_<
     
  5. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Bài giảng của Benjamin Todd. Các bạn có thể nghe và đọc thêm bình luận ở dưới để hiểu thêm về chủ đề này:




    Cảm tính và không có dẫn chứng: Why Our Passions Change, and Why That's OK | Psychology Today

    Mình hiện không theo đuổi đam mê của mình vì nhiều lý do, nhưng mình khá chắc chắn rằng mình không gặp vấn đề động lực và thành công hơn đa số bạn ở đây. Như mình đã nói, người chỉ có thể chăm chỉ và có động lực để làm việc họ thích thì không gì hơn là một đứa con nít.

    Sai hoàn toàn. "Một vài đối tượng X có đặc điểm Y thì có đặc điểm A" không dẫn tới "Nếu có A thì sẽ có Y". Đây là một ngụy biện trong các cuốn self help mà ai có tư duy khá một chút sẽ dễ dàng nhìn ra.

    Mệnh đề "Nếu đam mê thì thành công" sai về bản chất logic. Có thể chứng minh dễ dàng, vì mệnh đề tương đương của nó là "Nếu không thành công thì không đam mê" là hoàn toàn sai, ai cũng nhận thấy (không thành công có thể do bất tài, năng lực kém, thiếu kiến thức, kế hoạch ko tốt, yếu tố ngoại cảnh, ko nhất thiết phải là vì không đam mê).

    Mệnh đề "Nếu đam mê thì giỏi" cũng sai nốt. Mệnh đề tương đương của nó "Nếu không giỏi thì không đam mê" sai (không giỏi còn do môi trường học tập như giáo viên dở, tài liệu dỏm hoặc không có kế hoạch lập thân).

    Mình không hiểu sao con người có thể tôn sùng những quan điểm vô lý như vậy?

    Mình tạm đưa cho các bạn một câu chuyện chắc ai cũng biết: Van Gogh là một người sống với đam mê của Van. Van đam mê hội họa đến mức không vẽ vì mục đích kiếm tiền. Cuộc đời của van có thể tóm gọn qua các cột mốc: thời trẻ bị tống vào trại tâm thần, yêu say đắm hai người thì 1 người tự tử, 1 người dở sống dở chết, vẽ tranh không ai thèm mua, sức khỏe suy sụp vì giống thiếu khoa học, trầm cảm vì sự thất bại trong cuộc sống và tình cảm nên tự cắt tai mình, bị hoang tưởng nên lại bị tống vào bệnh viện, ngày càng u uất và cuối cùng tự bắn vào ngực. Tất nhiên bạn có thể gọi đó là hạnh phúc và sống như vậy nếu muốn.

    Mình khuyên các bạn không nên mù quáng theo đuổi những thứ gọi là đam mê, mà nên xác lập trước mục đích của mình, các bạn cần gì trong cuộc sống, các bạn muốn một cuộc sống thế nào, một công việc thế nào, thế mạnh của bạn là gì. Các bạn nên làm như thế thay vì cố tìm ra một cái đam mê, làm việc liên quan tới cái đó và nghĩ là mình sẽ thành công, như thế là đủ.

    Bạn cũng cần tìm hiểu bản chất công việc đó. Mình đưa một ví dụ khác, các bạn có thể đam mê nấu ăn nhưng các bạn chưa chắc đã thích công việc nấu ăn trong nhà hàng. Vì sao? Đơn giản là vì công việc đó có thể không có những đặc điểm khiến bạn thích cái đó, hoặc những đặc điểm của công việc đó mâu thuẫn với cá tính của bạn. Chẳng hạn, khi một mình nấu ăn, các bạn có thể thoải mái tận hưởng cảm giác làm điều mình thích, hoặc các bạn có thể sáng tạo với món ăn, các bạn có thể nấu ăn bất cứ khi nào các bạn có hứng. Nhưng nếu các bạn làm việc trong một nhà hàng, các bạn sẽ phải xử lý một chục cái order của khách một lúc, các bạn sẽ phải xử lý các thực đơn lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác với độ chính xác đảm bảo, trong rất nhiều năm, các bạn sẽ chịu áp lực của khách hàng và chủ. Bản chất công việc đó khác hẳn với đam mê "nấu ăn" của bạn.

    Một cô bạn của mình rất thích đọc sách báo. Cô ta đăng ký làm dịch thuật cho một tờ tạp chí. Kết quả cô ta bỏ việc sau có một tuần vì không chịu nổi. Lý do một: tòa soạn quăng cho cô ta toàn bài luận khoa học, trong khi cô ta thích đọc truyện tình cảm. Lý do hai: deadline dịch thuật cực căng thẳng trong khi cô ta P đặc. Lý do ba: Sếp cô ta quá nghiêm khắc trong khi cô ta thuộc tuýp tình cảm cần được an ủi, động viên, khích lệ, kết quả cô ấy từng khóc ở chỗ làm và sau đó xin nghỉ việc.

    Nếu các bạn có thể tìm ra một công việc bạn đam mê mà đáp ứng được những tiêu chí mà bạn đặt ra đó, điều đó rất tốt. Nếu không, thì cũng chẳng sao cả. Bởi vì bạn có thể love what you are doing thay vì do what you love.
     
    Thuytien, Purple, 1967 1 thành viên khác thích bài này.
  6. FaNo

    FaNo Guest

    Quan điểm của bạn cũng đúng. Vì mỗi người có mỗi quan điểm riêng. Và định nghĩa thành công của mỗi người cũng mỗi khác. Với mình thành công là làm,có được những gì mình muốn. Còn ông Van có thể thành công của ổng là vẽ càng nhiều tranh càng tốt, ko quan tâm đến tiền.

    Mình ko phủ nhận nhiều người nghèo cũng vì đam mê, nhưng song song đó có những người rất giàu cũng từ làm vì đam mê như Bill Gates, Warren buffett, Donald Trump,... Ở việt nam có Đoàn Nguyên Đức(Bầu Đức), Đặng Lê Nguyên Vũ,... giàu từ việc làm vì đam mê.

    Giàu-nghèo theo mình nghĩ là nó đi cùng với đam mê như GIÁ TRỊ SỐNG, QUAN ĐIỂM SỐNG, MỤC ĐÍCH SỐNG. Một người đam mê vẽ nhưng quan điểm sống là phải giàu có. Thì anh ta có thể làm thiết kế đồ họa.

    Cũng như bạn nói cũng còn yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên có đam mê thì ắt sẽ thành công. Tại sao, bởi vì bạn yêu thứ gì đó => bạn sẽ làm nó suốt ko màng đến những thứ khác => tay nghề cao, kỹ năng tăng,... thì lúc đó bạn đã là best of the best. Cộng thêm quan điểm,mục đích sống của bạn nữa thì coi như bạn đã thành công. Vì bạn đã có đủ những yêu cầu: Yêu thứ bạn làm-làm thứ bạn yêu, giá trị,mục đích,quan điểm sống.

    Đam mê thực chất ko phải là thứ con nít mới có. Mà là thứ sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để làm, nếu cho bạn 1 việc mà bạn ko thích mà làm 12 tiếng/ngày từ ngày này sang ngày khác, với công việc mà bạn cực kỳ yêu cũng làm như vậy xem bạn sẽ bỏ công việc nào trước. Tất nhiên là CV 1. Huống chi cuộc đời bạn phải làm ~ 35 năm. Sống 1 cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán. Giống như việc bạn yêu 1 người mà phải cưới 1 người xa lạ, ko quen biết. Tất nhiên theo thời gian thì bạn cũng sẽ có tình cảm nhưng ko sâu bằng tình yêu mà bạn dành cho người kia. Nó cũng giống như công việc vậy.

    Thêm vào đó mình muốn nói luôn là sách (self-help) đã giúp rất nhiều người thành công như B.Gates,Đặng lê nguyên vũ, Jim rohn,... Sách có 2 loại người viết.1 là Học giả-người viết sách từ những gì họ đã đọc. 2 hành giả - người viết sách từ trãi nghiệm của họ với vuộc sống. Mình thì luôn đọc của hành giả như Jim rohn, Napoleon Hill,... 1 quyển sách ko phải 1-2 tháng là xong mà có khi là 2-10 năm có khi cả đời!, vì vậy 1 cuốn sách là cuộc đời của 1 con người đã trãi qua. Mình đọc nó là mình đã có kinh nghiệm của bấy nhiêu năm từ người đó, để ko mắc sai lầm sau này.

    Ngoài ra ở những người thành công ko phải làm chỉ vì có đam mê, mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Điển hình trong video dưới đây là còn 7 yếu tố quan trọng khác nữa. Ông này đã dành 10 năm để phỏng vấn 500 người thành công trong nhiều lĩnh vực, ngành-nghề, có thể nói là từ nghề A-Z theo bảng chữ cái. Còn anh thanh niên kia thì đó cũng là 1 quan điểm của anh ta. Còn thống kê thì mình nghĩ đó ko phải là đam mê của những người đánh hockey mà chỉ là sở thích nhất thời.Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn 2 từ này ĐAM MÊ vs THÍCH. Như thích xem bóng đá =. thích đá bóng @@. Còn anh này thích võ,triết học => tưởng là đam mê !. Nhảm Vcl. Hỏi ra thì anh ta có thành công chưa?! Chưa, theo cách nghĩ của anh ta vì thành công theo định nghĩa chung là LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN. Anh ta muốn học võ thuật,triết học mà rốt cuộc nhảy vào đầu tư,tài chính, tư vấn. Hay là anh ta biện hộ cho cái SỢ- sợ học võ thì bị đánh vào mặt, triết học thì nghèo,...

    Nói tóm lại là thành công của mỗi người là cách họ tự định nghĩa. Còn thành công mà ko có đam mê thì cũng có mà trong thành công có chia ra từng level, những người nay ở level giữa- vì họ làm chỉ đủ mà ko dư. Còn những người đam mê mà thành công thì họ nằm ở level top-vì họ luôn làm dư, chủ động.

    P.s mình ko đưa dẫn chứng vì tìm lại thì lâu, nên mình dùng kiến thức chắt lọc từ những bài phát biểu, báo, thống kê lúc đó.

    Video đây:
     
  7. Kudo

    Kudo Thành viên

    Tham gia ngày:
    3/3/15
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    MBTI:
    INTP
    Đơn giản vì cái source đã sai thì lý luận kiểu gì chả sai.
    Không ai nói ĐAM MÊ THÌ THÀNH CÔNG cả vì ai cũng hiểu muốn thành công đâu có dễ, người ta chỉ nói ĐAM MÊ là một chất xúc tác quan trọng dẫn đến thành công thôi. Một mệnh đề MỞ thường gặp hơn chính là ĐAM MÊ THƯỜNG THẤT BẠI. Nhưng người có ĐAM MÊ, họ sẽ có bản lĩnh đứng lên, quay lại và thay đổi phương pháp để đi lại. Khi đọc những cuộc đời của những người thành công, một người gần gũi nhất là chủ tịch HỒ CHÍ MINH thân yêu, bạn sẽ thấy thành công là tập hợp của một chuỗi thất bại nhưng nó xảy ra ở trên ĐAM MÊ đưa Việt Nam độc lập tự do. Nếu như bác Hồ không có cái ĐAM MÊ ấy thì người Việt Nam nói chung hay bác hồ nói riêng không bao giờ tìm ra được con đường dẫn đến THÀNH CÔNG (Độc lập tự do).
    Một sai lầm nữa của bạn là đưa toán học vào điều này. Không thể được đâu vì con người và những gì liên quan đến nó phức tạp và khó hiểu lắm. Khoa học còn chưa tìm hiểu hết con người nữa là. Cụ thể:
    - Nếu không thành công thì không đam mê hoặc có đam mê đều trở thành mệnh đề đúng cả.
    - Nếu thành công thì do có đam mê hoặc không có đâm mê đều trở thành mệnh đề đúng cả.
    Vì có quá nhiều yếu tố tác động đến và lượng cũng khác nhau.
    Có nhiều thứ liên quan đến con người thường PHI LOGIC mà phải thừa nhận. Vì nó có quá nhiều bằng chứng sống ở mọi nơi trên trái đất này.
     
  8. dfuz6

    dfuz6 Guest

    Kudo: Mình xin lỗi, phải là "Nếu đam mê thì hạnh phúc".

    Bạn đưa ra mệnh đề "Hạnh phúc là dám sống với đam mê". A tương đương với B có nghĩa A suy ra B và B suy ra A, đúng chưa?

    Mệnh đề này hoàn toàn vô lý, như đã được mình chứng minh bằng một trường hợp sống đúng với đam mê nhưng vẫn bất hạnh thảm hại, do đam mê không đáp ứng được các yêu cầu khác của cuộc sống (như tình yêu, sự tôn trọng của xã hội, sức khỏe, thu nhập ổn định). Đây không phải vấn đề tâm lý con người sâu xa mà hoàn toàn là một mệnh đề nhân quả với output có thể kiểm chứng.

    Vấn đề là các bạn có chỉ ra được mối liên quan lý tính giữa thành công và đam mê hay không. Nếu các bạn muốn khuyên người ta đam mê, cái các bạn cần chỉ ra là những người đam mê có xác suất hạnh phúc cao hơn người thường chẳng hạn. Các bạn phải chỉ ra điều đó chứ không phải là "rất nhiều người thành công có đam mê". Đây là một lỗi logic.

    Thêm nữa, có thực sự là những người thành công có đam mê? Các bạn hãy đọc 2 bài viết dưới đây:

    Steve Job, cái tượng đài của giới self help, life coachee, về cuối đời cũng đã phủ nhận cái gọi là "follow your passion", trái ngược với những gì Jobs đã phát biểu trước đó. Câu nói tôi đam mê giống như một thủ pháp truyền thông hơn: Steve Jobs destroyed the 'follow your passion' myth just before he died - Business Insider

    Đây là Bill Gates của các bạn: Steve Jobs and Bill Gates show how drive not passion leads to success | The National

    What Mr Gates and Mr Jobs do is give us insights into what underpins their success – drive. Drive is behavioural, not emotional. As such, drive is much more amenable to control than passion, which in turn means the driven person is in control of his behaviour, whereas the passionate person is controlled by their emotions. This is the difference between a leader and a passenger on a voyage not of their own choosing.
     
    Thuytien, nhienphan2808EvernaloneKZ thích bài này.
  9. Kudo

    Kudo Thành viên

    Tham gia ngày:
    3/3/15
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    MBTI:
    INTP
    Chậc, đây là bài cuối mình viết cho bạn, mình và bạn là hai đường thẳng song song không thể cắt nhau.
    - Đừng đưa logic để nói đến vấn đề liên quan đến con người.
    - Tôi khẳng định lại câu nói:
    Hạnh phúc là dám sống với đam mê <~ Mệnh đề mang ý nghĩa cảm xúc
    Thành công là biến đam mê thành thu nhập bền vững <~ Mệnh đề mang ý nghĩa kinh tế
    - Câu nói trên đúng khi so sánh với Steven Jobs và Bill Gate luôn. Và một điều nữa, đó là Personail Brand của họ rồi, khi nói đến họ rất nhiều người nghĩ đến điều đó. Khi mình nói vậy có nghĩa là mình phủ nhận 2 bài viết trên.
    - Bạn muốn dẫn chứng những người đam mê thường thành công hơn người khác ư: ĐẦY, cứ tìm NGẪU NHIÊN một người nào đó thành công và hỏi họ thử xem nhé.
    Muốn tìm hiểu thêm: Xin tham quan wall của Huỳnh Minh Thuận - là tác giả của câu nói trên.
    Nói về lý trí và logic mình không sợ thằng nào đâu. Bạn dùng logic để giải thích con người cơ bản là phi logic rồi.
    Thân admin.
     
  10. Thế Giới

    Thế Giới Guest

    Kiếm được cơ hội lên mạng rồi : )
    Vốn không có ý kiến về vấn đề của topic, nhưng:
    Vậy mấy môn khoa học nghiên cứu về con người không dùng logic để phân tích vấn đề thì dùng gì? Hơn nữa mình cảm thấy câu nói của bạn cũng thiếu logic đấy.
    Cậu toàn đang nói theo định kiến cá nhân, sao không thử dùng lập luận khoa học hơn để bác bỏ ý kiến của Ad?

    Ý kiến về vấn đề: Không có 1 loại trạng thái nào tồn tại mãi trong 1 con người, tình yêu cũng vậy mà đam mê cũng vậy. Con người cũng chỉ là do vật chất cấu thành, không phải thứ gì đó bất biến. Nhưng đam mê là quan trọng, vì sống mà không theo đam mê của mình cũng mất hết phân nữa ý nghĩa tồn tại của mỗi người. Mỗi người đều có nhiều động lực để tồn tại và đam mê là 1 phần trong đó, 1 phần cũng khá lớn đấy.

    Còn sống với đam mê thì hạnh phúc? Không có gì đảm bảo điều này cả, sống trong xã hội điều quan trọng nhất là biết cách hòa nhập với nó thì mới có tiền đề để dẫn tới hạnh phúc. Không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của cuộc sống mà mù quán chạy theo đam mê thì "cạp đất mà ăn" à?

    @Ad: cách ông nói máy móc quá dễ khiến người ta phản bác =))
     
    Last edited by a moderator: 12/7/15
    1967Purple thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.