Phân biệt INTP và INTJ (Dr.A.J.Drenth)

Thảo luận trong 'MBTI' bắt đầu bởi Ngọc Tiến, 13/11/14.

  1. @Tiêu vì sai thì cũng không mất gì. Và niềm tin thì vẫn có thể thay đổi. Miễn xem MBTI là một công cụ để tìm hiểu bản thân. Không lệ thuộc, không lấy cớ mình vì là type này nên mình không thể làm điều này điều kia là được.

    @Stalker hình như bạn hơi nhầm khi so sánh MBTI với the Big Five. Ngoài ra cái việc bạn nói quan sát hành vi của the Big Five ấy thì đó cũng là 1 trong những điểm yếu của nó. Không có lý thuyết làm nền. Mà như vậy thì hầu như không giải thích được. Chỉ có thể thấy gì biết đó.
    Bạn có thể tham khảo bài viết này của mình So sánh MBTI, DISC và The Big Five. | Ngọc Tiến blog

    Điểm yếu của MBTI không phải là kết quả ra dễ sai lầm (cái này chỉ là do chúng ta làm sai quy trình. Quy trình định type của MBTI phải qua đến mấy bước chứ không phải chỉ có mỗi test là xong). Mà điểm yếu của nó là khó chứng minh sự tồn tại của các xu hướng.

    Ngoài ra mình nói luôn là MBTI không xuất thân từ Phân tâm học của Freud. MBTI lấy nền tảng từ Carl Jung (một người đồng nghiệp của Freud).
     
    Last edited by a moderator: 23/12/14
    Tiêu thích bài này.
  2. Tiêu

    Tiêu Guest

    @Ngọc Tiến ừm, sai thì cũng chẳng sao, nhưng nếu đúng thì không phải càng tốt, nhầm lẫn nhiều cũng mệt,
    @Stalker tôi quả thật có vài lúc hơi khó kiểm sát cảm xúc của bản thân, và điều tôi cảm thấy cần làm là để nó không bị mất kiểm soát nữa ^_^ Còn kiểu yếu đuối, cần 1 bờ vai để khóc hay đại loại thế thì không chỉ khó tìm người mà tôi cũng cảm thấy không cần thiết
    Điều đó không có nghĩa tôi bảo khóc là yếu đuối!
    Nếu tôi thực sự có thể là INTP thì cũng rất vui vẻ ^_^
     
  3. dfuz6

    dfuz6 Guest

    @Tiêu: Một INTP mình quen cũng làm mình mệt một thời gian dài vì bữa nào cũng thắc mắc "mình là type gì", "mình mới thấy thêm đặc điểm này, mình có phải INTP không?". Nói chung nghi ngờ là một đặc tính nổi bật của INTP (hơn cả các NT khác) vì họ rất cầu toàn trong các khái niệm. Còn để biết bạn có thực sự là INTP không, bạn hãy thử tìm hiểu kỹ về INTP trên lý thuyết, cũng như trao đổi với các INTP trên diễn đàn, xem có tìm ra những đặc điểm chung giống mình không?

    Cảm xúc của INTP là một vấn đề nan giải (mà nói chung với đa phần các type NT thì tình cảm là một vấn đề nan giải). Các INTP mình quen khắc phục nó bằng cách dùng Ti để tạo ra nguyên tắc đối phó với những tình huống cần dùng cảm xúc, dùng Ne đọc vị người đối diện để nhận định tình huống. Bạn thử tìm hiểu tâm lý học, tập trung vào ngôn ngữ cơ thể, cách đọc vị cũng như nhu cầu của con người xem.

    @Stalker : Big Five cũng đâu phải không có critism (đọc https://www.apa.org/pubs/journals/releases/psp-104-2-354.pdf để thấy Big Five không ăn khớp với thực tế ra sao). Cái làm cho Big Five có vẻ đáng tin cậy hơn MBTI là Big Five không sử dụng các cặp Binaries để phân loại tính cách. MBTI bị phản biện phần nhiều không phải tại hệ thống câu hỏi của nó, mà là bởi không có gì chứng minh tính cách con người thuộc vào một trong hai xu hướng (rất nhiều bạn sẽ bảo là: Tôi lúc thế này, lúc thế kia chứ có nghiêng vào cái nào đâu). Và MBTI "original" không bao gồm bộ Cognitive Functions. Cognitive Functions là một ý tưởng của Jungs, sau đó thì Isabel Myerrs gán nó vô lý thuyết MBTI của bà.

    Nói rộng ra thì hầu như các lý thuyết tâm lý đều chịu những phản biện trái chiều, vì bản chất con người rất đa dạng, bất chấp những điểm chung thì 7 tỷ người vẫn có 7 tỷ tính cách, 7 tỷ xu hướng. Bản chất này không phải lúc nào cũng có thể nhìn nhận đo đếm, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như học thức, sự từng trải khôn ngoan rồi tự nhìn nhận bản thân nữa.
     
    Tiêu thích bài này.
  4. Tiêu

    Tiêu Guest

    @cercavie01 tôi nghi là nghi bản than tưởng mình thích suy nghĩ nhưng thực ra lại thích tưởng bở mơ mộng, có nghĩa là không giống như mình tưởng tưởng thôi. Còn không tôi cảm thấy bản thân khá là dễ tính, tôi sẽ cố thử tìm hiểu nhiều hơn về bản thân và INTP xem sao, xem có liên hệ gì với nhau hay không ^_^
    Cảm ơn
     
  5. Stalker

    Stalker Guest

    @Ngọc Tiến: Cậu có vẻ hiểu nhầm trọng tâm ý mình muốn nói rồi. Phần mình muốn so sánh big five với MBTI là ở chỗ "Chỉ qua những câu hỏi trên giấy (không kể đến khi quan sát hành vi hay rộng hơn)". Cũng như bạn nhận xét rất đúng:

    Mình nói MBTI trả kết dễ sai lầm là do đối tượng làm trắc nghiệm sai (vd thường là họ dễ chọn điều mình muốn nhiều hơn là điều mình thường làm lúc ấy) chứ không phải ý muốn nói nói kết quả dễ ra sai là do trắc nghiệm. Và còn quan điểm đây là điểm yếu của nó thì mình vẫn thấy đúng, khi ứng dụng nó như chỉ với cách mình nói trên và đem so với big five thì kết quả big five luôn được xem là chính xác hơn - đây cũng là điều mà thường đa số doanh nghiệp muốn tuyển nhanh người có cá tính thích hợp với một vị trí đặc trưng nhưng họ lại có nhiều nguyên do riêng dẫn đến việc buộc phải kiểm tra nhanh (cho test) thì hiện nay sẽ chọn big five hoặc một số công cụ khác chứ không còn phổ biến là MBTI như những năm 90 về trước. Còn nếu nói trường hợp có thể áp dụng đúng test để ra kết quả chính xác thì không chắc cần bàn giữa MBTI với big five cái nào cho ta nhiều thông tin hơn.

    Còn về MBTI với phân tâm học thì đúng là mình đã nhầm thật, cách đây vài h vẫn còn nhầm là sau này Jung vẫn còn theo trường phái phân tâm học (trong khi đúng ra ông đã tự lập ra trường phái analytical psychology để phân biệt với psychanalysis của Freud, vừa xem lại cách đây ít phút mới rõ).

    @cercavie01: Mình chưa hiểu rõ ý cậu câu này: "Và MBTI "original" không bao gồm bộ Cognitive Functions". Từ nghiên cứu ban đầu của Jung đã nêu ra khái niệm function, công cụ MBTI được Briggs xây dựng dựa theo đó, nếu nói nó không bao gồm functions khi nói về kết quả bề nổi thì đúng, nhưng nếu xét về sâu nguyên nhân tạo nên cá tính của đối tượng thì cũng sẽ phải phân tích function chứ?
     
    Ngọc Tiến thích bài này.
  6. @Stalker Ừa thì tại vì vấn đề là nếu chỉ nói về kết quả test giữa MBTI và the Big Five thì nó được chính xác hơn thì chỉ ở một mức độ thôi. Bởi vì nó không buộc bạn phải 1 trong 2 mà nó dựa trên 1 dải. Thay vì ép bạn dưới 50 hướng nội, trên 50 hướng ngoại thì bây h bạn có 49 hay 51 thì cũng chỉ chủ yếu là bạn hướng ngoại bao nhiêu. Nên cái chính xác này còn khó nói lắm.

    Còn mà ví dụ như tuyển người thì MBTI không được quyền đem ra để tuyển người nhé... MBTI là công cụ phát triển bản thân, không phải là công cụ được dùng trong tuyển người. Vì vậy nên bất cứ MBTI practitioner nào giúp tổ chức tuyển người dựa vào MBTI đã là vi phạm nguyên tắc đạo đức rồi. Còn bên the Big Five thì mình không biết.

    Vậy nên việc bạn nói kết quả từ MBTI cho ra dễ sai hơn the Big Five thì mình cũng chấp nhận là nó đúng phần nào. Nhưng theo đúng quy trình thì người dùng MBTI nhận định đúng tính cách và được nhiều thông tin hơn the Big Five. Nên tóm gọn là vậy thôi. Chứ điểm yếu về ứng dụng như chọn người thì không so sánh được đâu. Vì về nguyên tắc là không được mà.

    Còn về việc MBTI không có function thì nói chung nó hơi mập mờ. Nhưng đúng là lý thuyết MBTI không có function, nó chủ yếu là các cặp xu hướng thôi. MBTI lý thuyết là có 3 cặp xu hướng được lấy ý tưởng từ Jung kèm theo 1 cặp do Myers với Briggs thêm vào.
    Còn khi xem xét về function thì chúng ta không gọi nó là MBTI nữa, mà nó đi về cốt lõi là Junglian typology. Chỉ là chúng ta vẫn hiểu MBTI cũng có mối liên hệ nên cứ chấp nhận vậy thôi.

    Chứ bạn có thể thấy như Keirsey temperament dù vẫn có các nhóm tính cách như MBTI đã là nhánh khác rồi. Hoặc Socionics cũng thế.
     
    Last edited by a moderator: 24/12/14
  7. Stalker

    Stalker Guest

    @Ngọc Tiến: Những năm 80-90 (và hiện nay vẫn còn) chứng chỉ MBTI rất được ưu chuộng trong giới tuyển dụng đấy cậu, những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp gần như ai cũng có chứng chỉ này thời đấy, nó quá phổ biến lúc đấy. Cậu có thể tìm hiểu những chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực HR thời đấy thì sẽ thấy MBTI được chuộng cỡ nào. Còn việc vi phạm nguyên tắc đạo đức thì... mình hoàn toàn ủng hộ việc xét đoán việc dùng bất cứ phương pháp nào để xác định bản tính 1 người (kể cả việc có sử dụng MBTI hay không) để xét xem có thích hợp với vị trí cần thiết không, miễn là không vi phạm luật pháp.
     
    Ngọc Tiến thích bài này.
  8. @Stalker người ta dùng không phải là để tuyển dụng. HR được yêu cầu là để làm việc teamwork, giải quyết mâu thuẫn này nọ.
    Ngay cả bây h MBTI vẫn cần thiết trong các tổ chức vì phải tối thiểu có 1 người có chứng chỉ thì tổ chức đó mới sử dụng được MBTI. Bằng không phải thuê người ngoài. Nên bạn không nên suy diễn là người ta dùng MBTI để tuyển dụng. Đó là 1 trong những myth mà chúng ta hay bị.

    Vì vậy nên bạn có quyền dùng nếu bạn muốn, nhưng bạn nên hiểu là nếu bạn học chứng chỉ về MBTI thì sẽ được dạy đó là vi phạm nguyên tắc đạo đức của tổ chức đang giữ bản quyền về MBTI. Nên nếu như người ta muốn sử dụng để làm trong tuyển chọn thì là quyền của họ. Nhưng hậu quả như nếu bị thu hồi chứng chỉ hay sao đó thì bản thân tự chịu. Cũng như luật pháp thôi.

    mbti myth.jpg
     
    Last edited by a moderator: 24/12/14
  9. Stalker

    Stalker Guest

  10. INTJ: Thủ phạm theo tôi thấy thì là hắn và sau khi tổng hợp lại nếu tôi không tìm thấy điều gì là sai tôi sẽ chứng minh rằng hắn là thủ phạm.

    INTP: Qua phân tích dữ liệu có được,qua cái nhìn của tôi và những chứng cứ tôi nghĩ rằng nhiều khả năng thủ phạm là hắn nhưng cũng không loại trừ khả năng thủ phạm là một người khác.
     
    Tiêu thích bài này.

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.