INTP và ENTP - Giống và khác?

Thảo luận trong '16 type và trải nghiệm' bắt đầu bởi Ngón Cạnh Ngón Trỏ, 22/11/16.

  1. Làm sao biết hệ quả/ý nghĩa đó là bề mặt? nếu là thứ mà người ta suy tưởng ra thì phải có cơ sở hoặc hiểu chứ nhỉ?
    Còn bản thân hiện tượng là gì? Làm sao mà biết cái nào là cốt lõi, cái nào là bề mặt ? Hay là làm sao để biết ta hiểu vấn đề đó hay chưa?
    Theo ngu ý của ta thì :
    Để lý luận thuyết phục được người khác thì có khi nên rõ ràng trong định nghĩa nhỉ?
     
  2. Zhuge Liang

    Zhuge Liang Guest

    @chuột ngố Ta không có nói hệ quả/ý nghĩa đó là bề mặt nhé. Đọc kỹ lại comt của ta đi.
    Rõ ràng định nghĩa thì chỉ ở mức hiểu đề, để thuyết phục người khác cần có tầng cao hơn là có phân tích chặc chẽ và bằng chứng rõ ràng.
     
  3. Dạ dạ, theo comment của tiên sinh thì tại hạ hiểu là tầm quan trọng của cái gọi là ý nghĩa/ hệ quả - nó vốn là những thứ người ta suy diễn, nhưng mà (lại theo tiên sinh) cái suy diễn đó chỉ là do người ta thấy cái bề mặt của sự vật hiện tượng chứ ko phải là cái cái cốt lõi, thế nên tại hạ mới hỏi là làm sao mà tiên sinh biết nó là bề mặt hay cốt lõi, vì cái tầm hiểu biết vốn khác nhau, góc nhìn cũng khác nhau (cần chi tiết có thể tham khảo truyện thầy bói xem voi để biết thêm chi tiết) thế thì phải có cái gì làm căn cứ để biết ai đó là hiểu nông hay hiểu sâu chứ ạ.
    Ý thứ 2, "định nghĩa chỉ ở mức hiểu đề" - theo ngu ý của tại hạ thì chưa chắc mọi người đã hiểu hết "đề" , thế nên cũng khó nói.
    Ý thứ 3, tầng cao hơn là phân tích - vâng, xin thưa với tiên sinh, phân tích theo quan điểm của tại hạ là chỉ để làm rõ cái mà tiên sinh nói - đề bài thôi ạ, chứ nó cũng ko có cao siêu gì cho cam. Ngoài ra cái gọi là bằng chứng rõ ràng thì lại càng mơ hồ, vì nhiều thứ ko hẳn là có thể đưa ra bằng chứng cho sự tồn tại của nó (ví dụ như hố đen vũ trụ - google search để biết thêm chi tiết)
    Cái cuối cùng, tiếng việt có từ "chặt chẽ" chứ chưa hiểu "chặc chẽ" là cái gì ? chắc do tầm hiểu biết hạn hẹp của tại hạ nên thấy nó cứ sao sao ấy.
     
    Ngón Cạnh Ngón Trỏ thích bài này.
  4. An Nhiên

    An Nhiên Guest

    INTP thì mô tả thường chính xác 1 vấn đề, hay có xu hướng "chỉnh" người khác khi thấy 1 vài sai sót nhỏ hoặc tối nghĩa. Nhất là những người không đòi hỏi chính xác cao như ENTP
    INTP dùng nhiều thời gian tự kiểm tra mình do nỗi lo sợ thất bại, cái này rất khác ENTP
    INTP hay do dự, ENTP nghĩ là có thể hành động ngay
     
    Anh Đậu thích bài này.
  5. Zhuge Liang

    Zhuge Liang Guest

    @chuột ngố Trước hết là xin lỗi vì ta viết sai chính tả :11:

    Ta đọc thấy comt của các hạ có vấn đề sao sao vì có thể ta nói chưa rõ.
    Ý ta là “không phải từ bản thân hiện tượng đó” tức là A=>B, lấy cái B và B mới là thứ ta cần. Các hạ lại bẻ thành A <=> B rồi cuối cùng vẫn lấy cái ban đầu là A (!?), mèo vẫn hoàn mèo?
    Bằng chứng rõ ràng ta nói vừa là cái thấy được, vừa là những cái phải được chứng minh ít nhất từ những cái thấy được. Các hạ đưa ra lỗ đen vũ trụ không thuyết phục lắm (!?)
     
  6. Ý 1 : Không phải từ bản thân hiện tượng đó , vậy từ cái gì ? Chính xác A là cái gì trong mục đích câu nói đó ? B : là hệ quả ?
    Ý 2 : Ý ở đây là những thứ mắt thấy tai nghe được à? Làm sao ta biết những thứ ta nhìn thấy là đúng? Có chắc những thứ đó là bằng chứng đúng.
    Ok, nếu nói hố đen vũ trụ không thuyết phục thì chuyển qua mấy cái khác đi cho dễ hiểu, tại sao tiên sinh biết mặt trời mọc hướng Đông mà ko phải là hướng Tây ? Cơ sở nào cho rằng đó là đúng, còn lời lẽ mặt trời mọc hướng Tây là sai?
     
    Anita thích bài này.
  7. Zhuge Liang

    Zhuge Liang Guest

    Ngay từ đầu là các hạ tự diễn dịch ý của tại hạ rồi nói cái diễn dịch đó là ý của tại hạ, các hạ có từng suy xét qua là các hạ hiểu sai không? Và khi không chắc hiểu đúng, các hạ lại bám theo cái diễn dịch của các hạ phản biện lại cái ý của tại hạ, có hợp lý không?

    A là cái hiện tượng bề mặt đó.

    Khi không biết thì ta cần tìm cách xác nhận chứ không phải là chỉ đặt câu hỏi.

    Hướng Đông hay hướng Tây chỉ là cái tên mà nhỉ?
     
  8. Theo ta hiểu ý ngài có nghĩa là:

    Từ Hệ quả/Ý nghĩa của hiện tượng bề mặt => Ý tưởng/viễn tưởng tương lai

    Chứ Hệ quả/Ý nghĩa của hiện tượng bề mặt KHÔNG THỂ dẫn tới ý tưởng/viễn tưởng tương lai được

    Nhưng phần sau ngài lập luận

    Theo t hiểu:

    Ahiện tượng bề mặt

    Bhệ quả/ý nghĩa của hiện tượng bề mặt

    Vậy ý ngài chẳng phải là

    A => B (1)

    B => C (2)

    Từ (1) và (2) ta kết luận: A không thể ra C (!?)

    Có đúng không ạ? Cảm tạ ngài chỉ giáo.
     
    Anita, chuột ngốrinlovegood thích bài này.
  9. Anh Đậu

    Anh Đậu Guest

    Mấy xì trum rảnh rỗi vậy =.=

    Tranh luận trên lí thuyết giống 1+1=2

    Logic có phải lúc nào cũng đúng đâu mà mượn phương pháp logic làm j.
    Vd: A=>B=>C: An quen Tùng, Tùng quen Lan suy ra An quen Lan; đúng cấu trúc logic nhưng mà sai do áp sai hoàn cảnh.

    Quay lại vấn đề hiện tượng bề mặt - thông tin trao đổi, và cái gọi là small talk ko phải là "tám" :v

    Tám là hình thức nói chuyện bình thường, đa phần thời gian kể, trao đổi thông tin, bên cạnh cả đào sâu vấn đề. Khái niệm small talk đơn giản ở mức chỉ chào hỏi cũng là small talk. Bởi thế small talk kết hợp giữa "small" và "talk" ý là như vậy, thường ít khi mở rộng quá lâu.

    Nhưng khi mở rộng - tgian 2 ng trò chuyện lâu hơn, thì thường ở mức trao đổi thông tin và lâu nữa thành conversation chứ ko phải small talk nữa.

    Và cái gọi là bề mặt với bên trong mấy xì trum định nghĩa lại dùm cái. Khi trao đổi, trò chuyện thì có nhiều đề tài khác nhau, ng nhóm S chủ yếu thích trao đổi thông tin như thời tiết, quan hệ, công việc, cuộc sống v.v...

    Còn deep conversation thường ở mức độ trao đổi phân tích, giả định, phỏng đoán, nhận định, thể hiện cảm xúc v.v...

    Cả @Ngón Cạnh Ngón Trỏ lẫn @liperdo đều đúng và sai. Mọi vấn đề đều có thể mở rộng, đào sâu. Kể cả bề nổi và bề ko nổi.

    P/s: please, tranh luận thì chịu khó làm rõ định nghĩa cái :v
     
    Last edited by a moderator: 18/12/17
    liperdoAnita thích bài này.
  10. surphi10

    surphi10 Guest

    Nếu A [một từ chỉ quan hệ] B và B [một từ chỉ quan hệ] C, thì trong cả đời sống và toán học cũng không phải lúc nào cũng suy ra được A [một từ chỉ quan hệ] C. Ví dụ: 2 # 8 và 8 # 2 => 2 # 2 !?

    Ý mình chỉ muốn nói là Logic luôn luôn đúng, chỉ có Logic không đầy đủ hoặc Logic sai mới không phải lúc nào cũng đúng. Đó là định nghĩa của mình :D

    Trường hợp trên, muốn giải thích theo logic thì đơn giản chỉ cần thêm định lý: quan hệ từ "Quen" không có tính chất bắc cầu.
     

Chia sẻ trang này

XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.