Tổng hợp từ nguồn: personalitycafe.com ERIC T B Index ( còn nữa mà hơn 1 năm rồi tớ cũng không nhớ với không ghi lại nguồn) 1) Hướng nội vs Hướng ngoại (Tính chất của chức năng nhận thức và ra quyết định) I: chuyển động chậm, ổn định E: chuyển động nhanh, không ổn định 2) Giác quan vs Trực giác (Sensing vs Intuition) S: hệ thống đối tượng điểm đậm, rõ ràng, cụ thể, chi tiết N: hệ thống đối tượng điểm mờ, không rõ ràng, mờ ảo, bao quát Từ tính chất của I và E suy ra: Si: hệ thống đối tượng điểm đậm địa phương (localize), tức là tập trung ở phía bên trong hình vuông (toàn thể thông tin) Ni: hệ thống đổi tượng điểm mờ địa phương Se: hệ thống đối tượng điểm đậm bao quát. tức là tập trung ở phía bên ngoài hình vuông (toàn thể thông tin) Ne: hệ thống đối tượng điểm mờ bao quát Pi: hệ thống điểm địa phương (bên trong), do thu thập thông tin thông qua I (chuyển động chậm, ổn định) Pe: hộ thống điểm bao quát (bên ngoài), do thu thập thông qua E (chuyển động nhanh, không ổn định) 3) Lý luận vs Cảm xúc (Judging vs Feeling) 2 cái này thì không thể đánh giá trực tiếp qua I và E mà phải qua chức năng(function) cụ thể. Te: hệ thống đường thẳng kết nối với Pi, tức là địa phương (bên trong). Vì Pi là hệ thống điểm bên trong nên đường thằng kết nối nhanh hơn, hoặc có thể tưởng tượng là các điểm càng gần nhau thì kết nối càng nhanh, mà nhanh là tính chất của E. Nói cách khác, Te tượng trưng cho đường thẳng ngắn Tương tự: Ti: hệ thống đường kết nối với Pe, bao quát --> đường thẳng dài ( để xử lý hệ thống Pe hỗn loạn và không ổn định, kết nối sẽ chậm hơn vì yêu cầu rộng hơn, do đó Ti phản ứng với hệ thống bao quát) Fe: hệ thống đường tròn kết nối với Pi, địa phương ---> đường tròn nhỏ Fi: hệ thống đường tròn kết nối với Pe, bao quát ---> đường tròn lớn image host 5) Inferior Function Là chức năng hỗ trợ và cũng ám ảnh nhất đối với dominant function. Ma trận sẽ như thế nào nếu chức năng inferior lấn át dominant (khi bị stress) image upload no limit Như hình vẽ, ENFP với inferior Si: hệ thống Si quá chi tiết khiến đường tròn rộng Fi khó tập trung ENTP với inferior Si: hệ thống Si quá chi tiết khiến đường thẳng dài Ti khó tập trung ISTJ với inferior Ne: hệ thống Ne quá rộng và hỗn loạn khiến đường thẳng ngăn Te khó bao quát INTJ với inferior Se: hệ thống Se quá rộng và hỗn loạn khiến đường thẳng ngắn Te khó bao quát ISFJ với inferior Ne: hệ thống Ne quá và hỗn loạn khiến đường tròn nhỏ Fe khó bao quá 6) Loop Functions Tương tự như inferior function, loop functions nghĩa là auxiliary function(function thứ 2) bị át bởi tertiary function (function thứ 3), do đó tạo ra loop dominant - tertiary. VD: INFP --> loop Fi -Si INTP: Ti - Si INFJ: Ni - Ti Dựa vào hình vẽ trên, suy ra khi loop functions xuất hiện, 1 type AAAA sẽ trở thành 1 type ABBB không khỏe mạnh VD: ISTJ --> INFP không khỏe mạnh INTJ ---> ISFP không khỏe mạnh INFJ ---> ISTP không khỏe mạnh INTP ---> ISFJ không khỏe mạnh ....... Tóm lại, khi thứ tự functions xảy ra hỗn loạn thì: ISTJ: bị Ne tấn công và trở nên cảm xúc, bảo thủ (Fi) INTP: bị Fe tấn công và tập trung quá mức vào chi tiết nhỏ nhặt (Si) INFJ: bị Se tấn công và trở nên lạnh lùng, vô cảm (Ti) ENTP: bị Si tấn công và trở nên cả tin, mất khả năng suy luận (Fe) ......... 7) Kết luận Dựa vào ma trận này, bạn có thể chủ động với stress, cảm xúc hỗn loạn, tự chủ với cái bộ não không ổn định của mình. Tuy nhiên câu hỏi khó nhất để ứng dụng MBTI vẫn là : bạn thực sự là type nào?
8) Đối phó với inferior function Như trên ta có Te: đường thẳng ngắn, Fe: đường tròn nhỏ, Ti: đường thẳng dài, Fi: đường tròn lớn. câu hỏi 1: làm sao để tạo ra "đường thẳng dài" dựa vào những "đường thẳng ngắn". trả lời: rất đơn giản, là tổng của ngắn bằng dài . tương tự với đường tròn, đường tròn lớn bằng tổng nhiều đường tròn nhỏ câu hỏi 2: làm sao để tạo ra "đường thẳng ngắn" dựa vào những "đường thẳng dài" trả lời: lấy hiệu của nhiều dài thì ra ngắn . tương tự với đường tròn. upload pictures free upload Như hình vẽ, ta thấy INTJ: inferior Se (hệ thống rộng và khó kiểm soát) ---> giải pháp: sử dụng liên tiếp NiTe (auxiliary) "có ý thức" (nghĩa là chủ động chứ không bị động) để giải quyết Se. Nó sẽ tạo 1 đường thẳng dài của nhiều Ni/Te (giống Ti nhưng không phải Ti) để kết nối với hệ thống ngoài Se tương tự: INFJ: inferior Se --> sử dụng liên tiếp NiFe để kiểm soát hệ thống ngoài Se ISTJ: inferior Ne ---> sử dụng liên tiếp SiTe để kiếm soát hệ thống ngoài Ne ENPT: inferior Si---> sử dụng liên tiếp NeTi để kiểm soát hệ thống trong Si ......... Để dễ hiểu tóm tắt lại như này : INTJ: mở rộng NiTe cho giống Ti để đối phó Se INTP: mở rộng TiNe cho giống Ni để đối phó với Fe .... Có vẻ đây cũng giải thích vì sao: INTJ cảm giác có Ti, (nhầm thành INTP) INTP cảm giác cũng có Ni, (nhầm thành INTJ) INFJ cảm giác có Fi, (nhầm thành INFP) INFP cảm giác có Ni (nhầm thành INFJ) ........ Những type có dominant J (Te, Ti, Fi, Fe) khó tưởng tượng ra hơn vì có auxiliary là P (Si, Se, Ni, Ne) nên nó đơn giản chỉ mở rộng hay thu hẹp lại chứ không có kết nối đường thẳng hay đường tròn như type có dominant P. Trên đây là cách auxiliary để giải quyết inferior. Còn cách 2 là cách tertiary để giải quyết inferior. So sánh: từ hình trên ta thấy INTJ cần rất nhiều công sức để tạo nhiều đường thẳng liên tiếp Te (và Ni) trong khi ví dụ, ISTP chỉ cần vài đường thẳng Ti. Như tay thuận và không thuận, mặc dù có thể sử dụng được tay không thuận nhưng mất rất nhiều công sức hơn tay thuận. 9) Giải trí với sự tương hợp các type image upload no limit Như hình vẽ, INTJ khả năng sẽ ok với ISFP, INTP và ISFJ, ENFP và ESTJ ...... tóm lại là AAAA và ABBB có vẻ ok . câu hỏi: INTJ với ESFP có ngon lành không? (AAAA và BBBB) Mặc dù ESFP và ISFP có sơ đồ ma trận giống nhau nhưng thứ tự hình thành khác nhau. ESFP: thiết lập hệ thống thông tin "điểm đậm" rộng trước (Se), sau đó dùng đường tròn rộng để bao quát hệ thống (Fi) ISFP: thiết lập đường tròn trước (Fi), sau đó thiết lập hệ thống điểm (Se) để phù hợp với đường tròn. lại câu hỏi: làm sao thiết lập được Fi trong khi chưa có hệ thống Se . trả lời: "không bao giờ có hoàn toàn hướng nội hay hướng ngoại, nếu có thì người đó nên vào trại thương điên" _ C.G.Jung đường tròn Fi vẫn có thể được thiết lập dựa vào hệ thống "có sẵn" Se từ trước (luôn luôn có). --> nên có vẻ những type có dom là J, trông có vẻ linh hoạt hơn dom P, vì họ thiết lập hệ thống đường thẳng hoặc đường tròn trước khi thiết lập hệ thống điểm. trở lại câu hỏi đầu, vì INTJ có inferior Se, nên Se cần được kiểm soát, tức là Fi (ISFP) trong khi đó, ESFP lại có dom Se, tức là tăng cường Se, hệ thống của INTJ có khả năng bị hỗn loạn. Ngược lại, sự tăng cường Ni vào ESFP làm hệ thống ESFP cũng bị hỗn loạn. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là không ngon lành ( sự nguy hiểm của tâm lý học phân loại là "dán nhãn" ). Ngon lành hay không chỉ bạn mới biết Ps: hình thứ 2 của bài viết này chưa hoàn chỉnh đâu (hình như là sai nữa)
Đọc... mơ hồ quá :v anh có thể giải thích bản chất của nó không, trên kia toàn thấy mệnh đề và kết quả nên hơi rối, tại sao Si là là hệ thống đồi tượng điểm gì đó, sao Te lại là đường thẳng ngắn, tại sao lại vẽ hình thế kia, kết hợp cái yếu tố đó là sao v.v.. . Nói chung đọc xong em cũng hiểu được 1 chút ứng dụng, nhưng mà giống như học vẹt :v
Tớ tưởng N type tiếp thu cái kiểu lý thuyết này nhanh hơn S type bọn tớ chứ S là chức năng tiếp nhận thông tin, cụ thể , rõ ràng nên ta giả sử nó là những điểm đậm. Còn N là chức năng tiếp nhận thông tin không cụ thể, trừu tượng, nên ta giả sử nó là những điểm mờ. Còn Si là hệ thống điểm đậm bên trong vì I (hướng nội chuyển động) chậm nên Si "thích" hoạt động bên trong hơn. Nghĩa đen là nó thích những thông tin chi tiết, cụ thể, rõ ràng, thực tế kiểu sự kiện Te với Ti : E nhanh, I chậm, Te nhanh nên Te ngắn, Ti chậm nên Ti dài. Vẽ 1 đường thẳng ngắn bao giờ chả nhanh hơn 1 đường thẳng dài . VD như trên mình thấy: SiTe không khoái hệ thống nhanh, hỗn loạn Ne (Ne cũng là inferior) nên để đối phó với Ne có 1 cách là, tăng cường thêm Te (và Si "hỗ trợ"), ngược với TeSi Tương tự, NeFi không khoái hệ thống chi tiết, cụ thể, nhàm chán Si (Si cũng là inferior) nên để đối phó với Si có 1 cách là tăng cường thêm Fi (và "Ne" hỗ trợ) để thu nhỏ hệ thống về Si. Tuy nhiên 2 nhân tố quan trọng để sử dụng cách này là thời gian và công sức, SiTe có thể mất gấp đôi thời gian và công sức để đối phó với Ne (Ne sẽ bòn rút năng lượng) trong khi NeFi nó chỉ cần "phẩy tay" cái là giải quyết được . (Dùng tay thuận bao giờ cũng mất ít sức lực và thời gian hơn) Vậy nên, khi đối phó với inferior function, bất kì type nào, nếu không cho họ thời gian để ứng phó, các type sẽ nhanh chóng rơi vào ức chế, mà người ta gọi nó là "stresssssssssss".
Type N hay S thì là tính cách và xu hướng thôi, tiếp thu 1 thứ còn nhiều yếu tố nữa mà Như thông minh, hay mức độ quan tâm, tìm hiểu. Mà để em viết cụ thể những thắc mắc ra: 1) Vậy ý anh là: từ bao quát được sử dụng trong bài này (2) nó không phải là từ bao quát bình thường hay sử dụng (1), mà từ bao quát hay sử dụng (1) được biểu thị trong từ điểm mờ đúng không? Vậy phía trên Ni: phải là điểm mờ địa phương ( bên trong ) chứ. 2) Tại sao T là đường thẳng? Tại sao F là đường tròn? 3) Khi ( mỗi ) Ter thay thế cho Aux: Hình như anh up thiếu hình nên em không thấy hình :v Mà em cũng không hiểu sao AAAA trở thành giống ABBB. Ví dụ như INFP: Fi/Ne/Si/Te -> Fi/Si (- Lúc đầu là đường tròn to bao các điểm mờ bên ngoài - Lúc sau sẽ là đường tròn to bao các điểm đậm bên trong ) Sao lại trở thành ISTJ chứ, ISFP mới đúng chứ, Te nó có thâm nhập được lên đâu, trong khi Fi vẫn là Dom. Trở thành ISTJ chỉ khi bị cả Ter và Inf tấn công chứ. 4) Phần 1 phần ứng dụng thì mấy cái hình chưa thể hiện gì đặc biệt so với cách đổi vị trí thông thường, nhưng phần 2 từ hình có những ứng dụng mới so với cách suy luận chay bình thường. Nhưng cũng có điểm em chưa rõ lắm là: Tại sao não mình có thể tự nhận biết được khi nào cần lấy tổng, khi nào cần lấy hiệu. Hay đó là do hệ quả của các chức năng nhận thức ( Pe: thì trừ còn Pi: thì cộng ) P/s: Không biết diễn đàn bị gì mà Quote mà có (1); (2) không được nên mới sửa thành ( Một ); ( Hai) :v
@surphi10: Về hệ thống điểm: Tưởng tượng trong một căn nhà có các đồ đạc như bàn, ghế, giường, tủ thì công việc của cảm giác hướng ngoại Se là để ý sự hiện diện của tất cả mọi thứ hiện hữu trong nhà, cảm giác hướng nội Si thì chú ý vào các thông tin đi cùng một số chi tiết như nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử (như một cái tủ làm bằng gỗ lim chẳng hạn). Tức là nói chung chung thì Pe thiên về bề rộng còn Pi thiên về bề sâu. Ne và Ni cũng như vậy, Ne nhìn nhận ra toàn bộ các khả năng hiện hữu và để ý toàn cảnh tốt hơn, trong khi Ni có xu hướng nhìn ra "bản chất của chuyện này là gì". Ví dụ khi phân tích một bộ phim thì Ne sẽ phê bình trên rất nhiều phương diện như kịch bản, diễn viên, bối cảnh... còn Ni thì thì quan tâm đến những ý nghĩa/tính toán ẩn đằng sau bộ phim đó hơn. Về loops: Mình chưa thấy tài liệu nào đáng tin cậy nói về loops. Với cả nói loops = type này chuyển thành type kia thì cũng không chính xác. Loops có nghĩa là quá hướng nội hoặc quá hướng ngoại dẫn đến sự mất cân bằng. Chẳng hạn ENFP rơi vào loop Ne Te thì hay có kiểu tham quyền lực, thích ở vị trí điều khiển nhưng bản chất vẫn là cho vui, cho thỏa tò mò chứ không có mục đích và tham vọng rõ ràng như ESTJ được. Nó chỉ ... bất bình thường và dễ dẫn đến ngộ nhận type thôi. Vòng tròn và đường thẳng có lẽ được người tạo lý thuyết đặt ra để phân tích dựa theo. Nhưng từ thực nghiệm thì những kết luận rút ra thì theo mình lý thuyết này chưa thực sự chính xác (ví dụ nói chung XXFP hay kể cả XXTP thường không hợp lắm với những type có Te, vì Te có tính phán xét rất mạnh).
@cercavie01 em hiểu rồi, và cái đường tròn, đường thẳng em cũng nghĩ vậy, thay hình tròn bằng hình tam giác cũng chả có vấn đề gì, nhưng mà vẫn hỏi thử xem : )). Mà còn phần loop thì em vẫn chưa hiểu. Sao ENFP lại ngộ nhận thành ESTJ được trong khi là Ne Te. @indebt câu số 1 em hỏi, nhìn lại hình thì anh cũng vẽ là điểm mờ địa phương, chắc anh ghi lộn phía bên trên Còn về sự tương hợp cái type thì em cũng không để ý lắm, em chỉ thấy sự tương hợp các chức năng có giá trị sử dụng thôi, còn type thì phức tạp hơn nhiều
Mấy câu trên cercaviet trả lời rồi nhé. Mà đúng là tớ gõ nhầm thật, đã edit rồi, sr sr. Về cái loop thì như này: ENFP có loop Ne/Te, Ne/Te chuyển thành Te/Ne --> đây là loop của ESTJ. Nên sẽ bị ngộ nhận. Khi vướng vào loop thì không quan trọng thứ tự, nghĩa là Si/Fi hay Fi/Si cũng vậy. Như cercaviet nói thì khả năng nó không bị biến đổi type nhưng sẽ khiến bị ngộ nhận thật. Như tớ ISTJ nhưng tớ luôn nghĩ mình là INFP (thực ra đến giờ tớ cũng không biết tóm lại type chính của mình là gì?. ) À mà cái T thẳng F tròn là mình giả sử, T biểu hiện logic, sự kết nối nên là thẳng. Trong khi F biểu hiện cảm giác, giá trị, bao quát nên là tròn (mà không phải tam giác vì tam giác lại là kết hợp của 3 đường thẳng, nhầm thành T). Như hình vẽ, bạn thấy F có thể bao quát mà không cần kết nối. Nghĩa đen cũng có thể là khi đã đánh được vào cảm xúc, thì đúng hay sai, logic không còn quan trọng nữa Haha, còn câu số 4, bạn cũng không nên quá máy móc : )). Ý tớ ở định nói là giả sử bạn ENFP muốn đối phó với inferior Si thì đó là cách Ne/Fi đối phó với Si (chứ tớ cũng không nói là não mình phân biệt mấy cái đó ). Dựa vào đó mình thấy được cách ENFP đối phó với Si có vẻ khá vất vả (tạo ra nhiều đường tròn lớn rồi cố giao nhau thành hình nhỏ). Từ đó, nếu bạn ENFP phải làm việc trong môi trường Si cao thì nên chuẩn bị trước tâm lý, sức lực và thời gian ( có thể phải cố gấp 2 người khác) vì đó là sở đoản của bạn. Như tớ ISTJ đang phải học trong 1 môi trường toàn Ne với Ni, đặc biệt là Ne, ngấy đến tận cổ, lộn xộn. Nhiều lúc muốn bắn bỏ thằng thầy cho đỡ phải học : )).
@indept: Mình nghĩ không có chuyện đổi type đâu, mà trường hợp vòng lặp nếu có cũng chỉ xảy ra với một số không nhiều người. Phần nhiều người nhầm type là do họ chú ý đến ter và inf hơn vì nó gây rắc rối (kiểu người bị đau chân thì chỉ để ý đến cái chân đau). Như Fi của mình cũng rất khó kiểm soát, nhất là với những người thân hay với những gì có gắn bó về tình cảm nhưng không phải loops vì mình sử dụng Te thoải mái và tự nhiên hơn, còn Fi-Se thì như kiểu muốn phá Ni-Te vậy. Chẳng hạn Ni-Te biết được điều đúng nhưng Fi chen vào làm cảm thấy không đủ đam mê để làm, không nỡ làm, sợ làm sai; còn Se chen vào khiến mình cảm thấy rất thiếu năng lượng, ngại hoạt động. Còn với những người có Fi mạnh như ENFP chẳng hạn thì họ ý thức được nhu cầu, mong muốn của mình rất rõ ràng, nhưng Te là ter lại xen vào làm họ không biết nên làm như thế nào, có hợp lý đúng đắn không rồi tự dựng lý do cho mình (vài ENFP mình biết bình thường thì có vẻ khách quan nhưng cứ đụng chuyện là cuống hết lên, hỏi người này người nọ nên làm gì tùm lum). Thế nên để định type chính xác thì nên để ý xem mình sử dụng func nào tự nhiên và thoải mái nhất chứ không phải func nào ảnh hưởng tới mình nhiều nhất.