Qua 1 thời gian tìm hiểu, chắc ai cũng đang/sẽ/từng giống như mình là thấy MBTI khi đi sâu vô tìm hiểu cặn kẽ sẽ thấy khá là rối rắm, hạn chế và trùng lắp. Nếu đã từng đọc qua muôn màn topic phân biệt các chức năng nhận thức trong forum này, mình nghĩ bạn sẽ ít nhiều chóng mặt vì những kiến thức thâm sâu, nhưng mà mãi vẫn thấy các chức năng nó có điểm trùng, và thấy còn thiếu một cái gì đó. Chính lý do này đã thúc đẩy mình tạo ra topic này, đây là thứ mình đã ấp ủ bấy lâu ( từ sáng nay ), để hệ thống lại MBTI cho "nuột", vì mình thấy rất khó chịu khi mâu thuẫn. Những cái mình viết dưới đây hoàn toàn do mình chém gió mà nên, chưa được kiểm nghiệm ( nhưng cũng tham khảo rất nhiều kiến cả trong forum lẫn bên ngoài ), nên nó "hên xui" nha. Trước tiên nên trình bày quan điểm của mình để mọi người hiểu vì sao mình sẽ hệ thống như thế này : Lý thuyết có thể hạn chế, nhưng trong sự hạn chế đó logic phải toàn diện. Và toàn diện là phải bao gồm A và -A ( như hình vẽ ) Như ví dụ trong hình thì chỉ xét số nguyên ( hạn chế ) nhưng logic bên trong đã toàn diện. Rồi bắt đầu vô vấn đề nào : Xem hình tiếp chiêu : Thứ tự con người phản ứng với sự việc : 1, Từ những giác quan ( hiện nay người ta khám pha ra cả 2 chục giác quan khác nhau, nhưng để đơn giản thì cứ cho là 5 giác quan đi ) -> Nhận biết thực tế ( Output1 là màu gì, mùi gì, hành động gì, nét mặt ra sao v.v... ) 2, Từ những chức năng nhận thức Pi -> "định hình" thực tế ( Input2: Output1 ; Output2: Phân tích/hiểu thực tế đó theo lăng kính của người đó ) 3, Từ Output2 không thể ra thẳng Quyết định ( dự định trong đầu thôi chứ chưa hành động ). Output2 bây giờ là đầu vào cho giai đoạn 3 - Input3. Giai đoạn này đem Output2 so sánh với quan điểm của người đó. Quan điểm là các chức năng ra quyết định Ji tạo thành. Output3 giai đoạn này là các Dự định hành động trong đầu. 4, Output3 giờ là Input4. Giai đoạn này là giai đoạn khi Dự định được hình thành, nó sẽ tác động lại giai đoạn 2, lúc này các chức năng nhận thức sẽ phân tích xem nếu làm vậy sẽ dẫn đến gì. Vòng lặp này lặp lại đến khi người đó có quyết định cuối cùng và hành động (i từ 0 - không đắn đo gì hết -, đến vô cùng - không quyết định được - ). Output4: Hành động 5, Lặp lại bước 1, từ hành động của mình => nhận biết thực tế kết quả ra sao và phản ứng tiếp. Các chức năng nhận thức : Có 2 tiêu chí là Đã xảy ra hay chưa và Lấy "nguồn" từ đâu - Tiêu chí Đã xảy ra hay chưa có 2 trường hợp là : + Rồi : S ( thực tế ) + Chưa : N ( tưởng tượng ) => có thể phân biệt rạch ròi S và N hơn định nghĩa trực giác và cảm giác. - Tiêu chí là Lấy "nguồn" từ đâu có 2 trường hợp là : + Bên trong : i ( hướng nội ) + Bên ngoài : e ( hướng ngoại ) Vậy là có 4 loại chức năng nhận thức : 1, Si: Những sự việc đã xảy ra, được lưu trữ bên trong ( có thể nói là đã xảy ra trong quá khứ ) 2, Se: Những sự việc đã xảy ra, được trực tiếp quan sát từ bên ngoài ( có thể nó là đang xảy ra ) Đến đây thì mình nhớ lại có quan điểm là khi nhìn 1 cái tủ, Si ghi nhớ những dữ liệu như năm sản xuất, loại gỗ, Se sẽ nhìn ra màu gì, hình dáng v.v... Thì theo như quan điểm này thì cả Se và Si đều có xác suất ghi nhớ những loại thông tin này như nhau. Khác nhau giữa Se và Si là : Si sử dụng kinh nghiệm khi quan sát 1 sự vật, Se quan sát hiện tại. Ví dụ: Khi tiếp xúc 1 quả bóng, Se sẽ thấy : Quả bóng đó màu gì, kích thước, họa tiết ra sao, lực căng, lực đàn hồi v.v...; Si sẽ nhớ đến những quả bóng trước kia và : Quả bóng này màu, kích thước, họa tiết gần giống quả bóng mình mua năm ngoái, nên lực căng và đàn hồi có thể cũng vậy v.v.. 3, Ni: Những sự việc trong tưởng tượng, chưa xảy ra, cảm hứng từ những thông tin bên trong. 4, Ne: Những sự việc trong tưởng tượng, chưa xảy ra, cảm hứng từ những thông tin bên ngoài. Ví dụ : Khi tiếp xúc quả bóng phía trên, Ni sẽ từ những dữ liệu như bóng được phát minh như thế nào, có những cách nào chơi với bóng, mà sẽ nghĩ đến : Quả bóng này có thể dùng vào những việc nào khác nữa, nếu quả bóng chưa từng được phát mình thì sao v.v..; Ne sẽ từ màu sắc, hình dạng, những thứ xuất hiện xung quanh đó ( có thể là 1 người đang nằm phơi nắng ) mà nghĩ đến : Chắc thằng nào đó đã đá quả bóng vào ông kia nên ổng giờ nằm 1 đống ở đó, hay với màu mè, hình dạng khác lạ thế này quả bóng có thể dùng vào những việc bla bla v.v... . Nếu các bạn để ý thì phía trên, mình có gắn i với quá khứ, thông tin đã được lưu trữ và e với hiện tại, quan sát trực tiếp. Quan điểm của mình như thế thiệt, nhưng chưa đủ ( chỉ tại nó dễ ví dụ nhất nên mình lôi ra làm ví dụ ). Nhưng nói chung đơn giản i là bên trong và e là bên ngoài ( quá khứ thường nghĩ là i, hiện tại thường nghĩ là e nhưng không hẳn là vậy, ví dụ : Ni đi, thấy trái bóng tự nhiên cơ thể cồn cào xuất hiện ý tưởng gì đó chẳng hạn, nhưng mà sự cồn cào đó xuất phát từ đâu, phải có thông tin gì được lưu trữ mà không biết đến trong cơ thể chứ?! - thôi khó quá bỏ qua! ) . Tóm lại: Các chức năng ra quyết định: Đến giờ có 2 cách để hiểu, và mình thấy cách nào cũng có giá trị và ứng dụng của nó cả: * Cách 1: Mình từng đọc 1 bài trên chính forum này, nội dung là : T hay F đều có lý lẽ, logic riêng của mình, chỉ khác T hướng theo những giá trị lý trí như tiền, còn F hướng đến những giá trị cảm xúc như đạo đức, vui, buồn. Và đó trở thành quan điểm của mình trong thời gian dài ( cho đến sáng nay ). Nếu như vậy, nó cũng khá là đầy đủ, cũng hợp lý, hợp tình. Nhưng có vẻ trùng lặp: nếu T mà nó coi trọng đạo đức và trải nghiệm vui buồn - những thứ có thể mang lại lợi ích về lâu dài - thì sao, nếu F mà nó thích những thứ như lý trí thì sao. Ví dụ thường dùng nhất là các chính trị gia là T mà giả như Fe để được sự đồng tình, biết đâu được đó là bản chất của chính trị gia đó luôn sao, mặc dù là T. Hay 1 người thích cảm giác quyền lực, hay muốn đầy đủ về tinh thần thì xếp vô T hay F đây. Và để đơn giản, cách này để giải quyết việc đó mình sẽ lấy 2 tiêu chí : Mục đích là gì và đối tượng thỏa mãn. - Mục đích : Vật chất và tinh thần (T và F) - như này thì hơi tội các bạn T. - Đối tượng được thỏa mãn : Cá nhân hay tập thể (i hay e). Có 4 loại chức năng ra quyết định : 1, Ti : Mục đích cuối cùng là vật chất và thỏa mãn bản thân. 2, Te : Mục đích cuối cùng là vật chất và thỏa mãn tập thể. 3, Fi : Mục đích cuối cùng là tinh thần và thỏa mãn bản thân. 4, Fe : Mục đích cuối cùng là tinh thần và thỏa mãn tập thể. . Biểu đồ * Cách 2: Cách mới nhất cho đến hiện giờ ( của mình ) :v Và mình cũng thấy nó "nuột" hơn. Cũng có 2 tiêu chí là: Output có lý giải được không và đối tượng thỏa mãn. - Lý giải được không : Có hoặc không (T hoặc F) - kiểu này thì lại tội các bạn F. - Đối tượng thỏa mãn : Cá nhân hay tập thể (i hay e) Vì vậy cũng có 4 loại chức năng ra quyết định : 1, Ti : Logic và thỏa mãn bản thân. 2, Te : Logic và thỏa mãn tập thể. 3, Fi : Không lý giải được và thỏa mãn cá nhân. 4, Fe : Không lý giải được và thỏa mãn tập thể. . Biểu đồ Cuối cùng cũng đến kết luận : Nếu mà sử dụng như mô hình này thì việc typing như hiện giờ sẽ thay đổi rất nhiều. Nhưng đó không phải việc mà mình nhắm tới. Cái mà mình nhắm tới là theo mô hình phản ứng mình vẽ phía trên, để phân tích 1 hành động và chỉ dùng đến các chức năng nhận thức, thế nên cần phân biệt các chức năng nhận thức 1 cách đơn giản và rạch ròi.
Hình như hơi lạc qua Enneagram IV Nhưng muh thực ra lí luận của con người thường chỉ dùng để rationalize chứ ko rational nổi, vì tuyệt đại đa số xử lí nằm ở vô thức.
Đổi topic thành định nghĩa cá nhân của mỗi người về 8 function đi (bên cạnh định nghĩa gốc). Với mình: Ni/Si: Nhận thức tích lũy, đối chiếu thông tin thô với thông tin tích lũy được để đưa ra nhận định về thực tại (và tạo tham chiếu đến tương lai). Si: Tích lũy cảm giác. Dựa theo các "điểm kinh nghiệm" Si tích lũy được để nhận thức và tham chiếu đến tương lai. Ni: Tích lũy trực giác. Dựa theo trực giác Ni vô thức tích lũy được kết hợp với thông tin hiện tại để đưa ra nhận thức và tham chiếu đến tương lai. Ne/Se: Nhận thức trực quan, kết hợp các thông tin nhận thức được từ hiện tại để đưa ra nhận định về hiện tai: Se: Nhận thức qua giác quan, tập trung vào từng "điểm thông tin". Ne: Nhận thức qua pattern, kết hợp các "mảng thông tin" với nhau. Ti/Fi: Nhận định tích lũy. Sử dụng priority system riêng được xây dựng qua quan sát. Ti: Chủ quan khách quan. Thông qua quan sát (Ne/Se), các thông tin được sắp xếp với nhau một cách logic để tạo thành hệ ưu tiên của Ti. Ti sử dụng hệ ưu tiên này để ra kết luận. Fi: Chủ quan chủ quan. Thông qua quan sát (Ne/Se), các thông tin được sắp xếp với nhau một cách chủ quan thông qua cảm xúc thông tin đó tạo ra cho Fi. Fi sử dụng hệ ưu tiên này để ra kết luận. Te/Fe: Nhận định trực quan. Sử dụng perceiving system để ưu tiên cho môi trường bên ngoài. Te: Khách quan khách quan.Sắp xếp môi trường bên ngoài một cách có logic thông qua Ni/Si. Fe: Khách quan chủ quan. Phân phối cảm xúc ra môi trường bên ngoài thông qua Ni/Si.
? Mình thấy thứ tự này không ổn lắm. Tại sao lại là Px trước? Mình thấy Jx cũng có thể tiếp nhận thông tin đồng thời/ưu tiên hơn Px (trong trường hợp người có Jx là dom). Mình nghĩ có khả năng hơn là tẩt cả các function cùng tiếp nhận thông tin một lúc nhưng có đc xử lý ko hay thôi? Cái vòng lặp vô tận đó tới khi nào thì kết thúc? Điều kiện là gì... Cũng không hiểu lắm. ? Mình thấy Px cũng tạo ra nhiều đầu ra đó, không chỉ là nhận thức/định hình sự việc không. Có thể là Jx đưa ra quyết định (là kết quả ra sao) rồi dùng Px ra hành động? Chứ không nhất thiết là so đúng sai một chiều...?
À ý là, khi tiếp thu thông tin xong -> dự định sẽ làm gì đó -> nghĩ tiếp là nếu làm vậy thì nó sẽ thế này -> điều chỉnh dự định -> nghĩ tiếp là nếu làm vậy thì nó sẽ thế kia ... Đến 1 hồi mới kết luận được. Với 1 người quyết đoán thì có xu hướng ít lặp lại bước này hơn người do dự. Ví dụ luôn nè: 1 sự việc đang diễn ra -> Se hiểu là thằng kia đang đánh con kia -> Fi nó thấy ngứa ngáy muốn ra can -> Se lại thấy là thằng kia cơ bắp quá -> Ti lại điều chỉnh lại suy nghĩ, nghĩ là nên lấy vũ khí -> Si nhớ đến từng có lần mình lấy gậy đập thằng bạn vỡ sọ phải đi tù -> Te nghĩ là kêu cảnh sát là tốt nhất -> Se lại thấy thằng kia đánh con kia gần ngắc ngoải rồi, gọi cảnh sát thì không kịp -> Fe quyết định là hô hoàn lên cho mọi người gần đó biết mà giúp đỡ -> Ne nó nghĩ là khoảng cách từ đây đến đó khá xa, nếu hô lên mọi người chạy về phía mình hết, thằng kia lôi con nhỏ đi đâu đánh tiếp thì sao -> Fi thôi dẹp, về ngủ cho khỏe. Nếu người đó Fi dom thì quyết định đó của Fi đủ sức bật lại những quyết định khác -> hành động là về ngủ. Mô hình của mình là từ nhận thức -> quyết định hành động. Nên Px mới trước Jx, và nếu Jx dom thì quá trình thiên về so sánh với quan điểm và hành động, Px dom thì thiên về nhận thức vấn đề, vậy thôi á. Chưa thông lắm, Px ra hành động là sao? nó có phải là 1 quá trình nhận thức rồi ra quyết định như mô hình mình nhắm đến không?